New Delhi, Ấn Độ - Tổ chức Ngân Hàng Thế Giới đang ủng hộ bộ du lịch Ấn Độ và các cơ quan du lịch của Bihar và Uttar Pradesh trong các chương trình ưu tiên của chính phủ về du lịch Phật Giáo nhằm tăng trưởng du lịch, mở rộng các cơ hội về kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, cải tạo cơ sở hạ tầng để thu hút và tăng trưởng lượng du khách thăm viếng gấp năm lần.
IFC, một thành viên của tổ chức Ngân Hàng Thế Giới đã làm việc với các bộ ngành của chính phủ nhằm tạo nên một lộ trình du lịch Phật giáo trong năm năm để tạo nên một tua du lịch đến các thánh tích của Phật Giáo cho khách du lịch và Phật tử hành hương. Với tựa đề "đầu tư vào con đường Phật Giáo", lộ trình phát khởi những hành động cần làm nhằm cải thiện các thánh tích Phật Giáo và ước tính sẽ cần phải đầu tư khoảng 200 triệu USD để cải tạo cơ sở hạ tầng, khách sạn, dịch vụ với các công ty khai thác du lịch cả của nhà nước và tư nhân.
"Với sự giúp đỡ của Ngân Hàng Thế giới sẽ giúp xây dựng chiến lượt quan trọng dọc con đường du lịch Phật Giáo. Chính quyền của các tiểu bang Bihar và Uttar Pradesh đã chủ động hợp tác theo sáng kiến này. Chúng tôi đang trông chờ việc áp dụng chiến lược này cùng với các bên liên quan để cải thiện lộ trình tốt nhất cho khách du lịch." Shripad Yeso Naik, bộ trưởng bộ văn hóa và du lịch Ấn Độ cho biết.
Con đường Phật Giáo sẽ là một lộ trình vô cùng quan trọng trên toàn cầu dành cho hơn 500 triệu Phật tử cùng với cuộc đời của Đức Phật ở Nepal và Ấn Độ - Từ Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật đản sanh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Ngài thành đạo, Câu Thi Na nơi Ngài nhập niết bàn. Theo thống kê cho thấy rằng lộ trình này chỉ thu hút một lượng rất nhỏ khách du lịch mỗi năm. Ngân hàng thế giới sẽ kết hợp thánh địa Lâm Tỳ Ni vào lộ trình mới này.
Serge Devieux, giám đốc Nam Á, thành viên của IFC cho biết "sự tham gia của những tổ chức cá nhân là vô cùng cần thiết trong lộ trình này. IFC sẽ giúp đỡ nuôi dưỡng môi trường kinh doanh với những tổ chức cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp trong nước và với những nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, khách sạn năng động nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ ở những nơi này và tạo nên các cơ hội về kinh doanh cũng như công ăn việc làm ở địa phương."
Hơn 270 khách sạn trên toàn thế giới đã được đầu tư 2 tỷ USD, IFC là một nhà đầu tư khách sạn có kinh nghiệm và có khả năng về vốn để tài trợ cho các khách sạn sẽ xây dựng ở đây.
Ngân Hàng thế giới đang ủng hộ chính quyền liên bang và địa phương ở Uttar Pradesh trong việc phát triển các dự án phát triển du lịch còn nghèo nàn, cải thiện mức sống và tăng cường các khả năng tăng trưởng về thu nhập đến các cộng đồng có mức thu nhập thấp ở các khu vực nơi có thánh tích Phật Giáo, bao gồm cả khu vực Braj và Agra. Bihar cũng muốn áp dụng các phương pháp tiếp cận để phát triển các thánh tích Phật giáo tại đây.
"Đây là một cơ hội lớn để Ngân Hàng Thế Giới giúp đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm mang các tổ chức cá nhân và nhà nước với nhau nhằm mở khóa tiềm năng du lịch và di sản của Ấn Độ trong khi vẫn giải quyết được các mục tiêu phát triển quan trọng. Việc thiết kế lộ trình du lịch Phật Giáo sẽ mở ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp." Onno Ruhl, giám đốc của Tổ Chức Ngân Hàng Thế Giới Tại Ấn Độ cho biết.
Hiệp hội du lịch và khách sạn của Ấn Độ, cơ quan du lịch quốc gia và hiệp hội du lịch khác sạn đóng góp vào sự phát triển con đường này. "Chúng tôi đang tích cực theo đuổi các chiến lược nhằm làm cho Ấn Độ trở thành điểm đến về du lịch Phật giáo có đẳng cấp nhất trên thế giới, một sáng kiến chiến lượt vừa được phê duyệt gần đây. Việc thực hiện chiến lượt về phát triển con đường Phât Giáo là một bược trong hướng đi này." Sarabjit Singh, phó chủ tịch hội Đức Tin cho biết.
Ngọc Hằng dịch
Theo T3 New Network