London, Anh Quốc - Có phải những người thiền tập sẽ giúp giảm quá trình lão hóa không? Điều này có vẻ như không đúng. Làm thế nào mà việc ngồi im lặng với mắt nhắm, có lẽ là tập trung vào hơi thở lại giúp chậm quá trình lão hóa này?

Đức Phật, chắn chắn là một hành giả của tu tập thiền định, đã sống đến 80 tuổi, một độ tuổi khá cao vào thời điểm ấy ở thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Và theo những bản kinh Phật,ngay cả sau lúc 80 tuổi vào thời gian ấy, việc Ngài mất đi không phải là vì tuổi già mà là vì ngộ độc thực phẩm.

Hai nửa thiên niên kỷ sau, có một ít bằng chứng chỉ ra rằng việc thiền tập thường xuyên thật sự sẽ giúp giảm quá trình lão hóa, ít ra là từ mức độ tế bào. Phương cách phổ biến để chỉ ra sự lão hóa của tế bào là chiều dài của telomeres, một phân tử DNA và protein giúp bảo vệ các chromosome lúc cuối giai kỳ phân bào. Những phân tử này mỗi ngày mỗi ngắn lại khi chromosome phân chia cho đến lúc các tế bào không thể phân chia được nữa và trở nên lão hóa tương đương với việc tế bào tự chết. Việc có các telomeres ngắn hơn trong các tế bào liên hệ với việc sản sinh ra nhiều bệnh liên quan đến tuổi già như cao huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường và mất trí. Rất nhiều nhân tố đời sống đã được tìm thấy làm tăng việc ngắn lại của telomere như là chế độ dinh dưỡng không tốt, hút thuốc, uống rượu hay có một cuộc sống nhàn hạ.

Việc căng thẳng thường xuyên cũng là một nhân tố phổ biến làm ngắn các telomeres. Một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng trước chỉ ra rằng các những người thiền tập thường xuyên đã giảm đi sự viêm nhiễm và các phản ứng trầm cảm với các nhân tố cả về tâm lý và nhân tố căng thẳng về hóa học trong phòng thí nghiệm so với nhóm nghiên cứu được kiểm sóa. Bằng cách đối lập với các nhân tố của căng thẳng, liệu thiền có gián tiếp giúp giảm quá trình lão hóa của tế bào không? Trong một nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng việc tăng chiều dài của telomere trong các tế bào miễn dịch của con người đã xảy ra sau khi họ tham dự một khó tu thiền tập lâu dài. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hoạt động của các enzyme gọi là telomerase, giúp xây dựng telomeres sau một khóa tu thiền định cũng có kết quả tương tự.

Hiện nay, một nghiên cứu do những nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho biết với các nhà thiền tập có kinh nghiệm sẽ có các telomeres dài hơn so với những người bình thường có cùng độ tuổi và đời sống. Nghiên cứu cũng ngầm ý rằng các nhân tố về tâm lý chỉ ra rằng hiệu quả trên những người thiền tập thường có lòng từ bi hơn và chấp nhận triển vọng về cuộc sống hơn.

Quảng cáo

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Zaragoza so sánh 20 người thiền tập trong một giờ hay một ngày trong 10 năm với 20 người chưa bao giờ thiền, có cùng độ tuổi, giới tính, các nhân tố cuộc sống như chế độ dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu và thể thao. Tất cả họ phải qua hàng loạt xét nghiệm và thử máu để có thể đo chiều dài của telomeres trong các tế bào miễn dịch. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu, họ thấy rằng telomere của những nhà thiền tập dài hơn so với những người trong nhóm kiểm soát khoảng 10%.

Sau đó, họ dùng các công cụ thống kê gọi là thống kê hồi quy để đưa ra một ý tưởng các nhân tố có thể trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc làm giảm tiến trình lão hóa của tế bào. Nhiều đặc điểm về tâm lý đã có sự liên hệ với việc dài ra của telomeres, bao gồm kỹ năng thiền hành tốt hơn, thỏa mãn cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, các phân tích thống kê cũng chỉ ra rằng chỉ có những người trẻ với ít kinh nghiệm và có lòng từ bi cao mới có những telomreres dài hơn.

Sự tránh các kinh nghiệm là một khuynh hướng tự nhiên để kìm nén các kỷ niệm, suy nghĩ, tình cảm hay cảm giác đau thương và các giác quan để cố gắng đạt được sự giải cứu về tâm lý tạm thời từ những sự khó chịu về tâm lý. Sự thật, sự xấu hổ về tinh thần dường như gây ra nhiều vấn đề lớn hơn cho chúng ta về lâu dài. Ngược lại, chánh niệm, cả trong những kinh sách Phật giáo và các chương trình trị liệu hiện đại để chữa trị những vấn đề như đau nhức kinh niên, trầm cảm, nghiện ngập bao gồm cả thay đổi sự chú tâm của ai đó về hướng những kinh nghiệm cả thân và tâm khó chịu theo hướng chấp nhận một cách không đánh giá. Vì thế điều này vô cùng thú vị khi nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng việc tránh các kinh nghiệm dường như dẫn đến việc ngắn hơn các telomeres.

Vì thế liệu chúng ta có thể áp dụng thiền tập vào danh sách những thay đổi trong cuộc sống bao gồm bỏ hút thuốc, tập thể thao, ít uống rượu bia hơn để dẫn đến một cuộc sống dài hơn và ngắn hơn? Rất là đáng giá khi nhớ rằng nghiên cứu này chỉ được đo lường ở mức độ tế bào. Và đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ dựa trên 40 người tham gia nên rất hạn chế để đưa ra kết luận đáng tin cậy. Những nhà thiền định cũng là những người giàu kinh nghiệm với việc thiền tập cả chục năm. Một cách lý tưởng rằng sẽ có một nghiên cứu trong tương lai để phân chia ngẫu nhiên người tham dự với số lượng lớn hơn với những người chưa bao giờ thiền so với các chương trình thiền định hay các hành động tương tự, như là rèn tập thư giản và so sánh ảnh hưởng chiều dài của telomeres so với các chương trình ngắn hơn, có lẽ khoảng một tháng.

Có lý do để lạc quan rằng ngay cả những người chỉ mới thực hành thiền định có thể bắt đầu bảo vệ những telomeres của họ theo sự tàn phá của thời gian và sự phân chia tế bào. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chỉ ra rằng chỉ cần thiền tập trong 15 phút cho những người mới đã có kết quả ngay lập tức trong việc biểu hiện của nhiều genes như là tăng hoạt động của gene tạo nên telomerase và giảm hoạt động của các gene liên quan đến các phản ứng viên nhiễm và căng thẳng. Thật là ngạc nhiên khi biết rằng chỉ việc ngồi yên với mắt nhắm lại rồi chú tâm vào hơi thở có thể thay đổi tế bào của bạn.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Guardian



Có phản hồi đến “Anh Quốc: Nhiều Nghiên Cứu Chỉ Ra Rằng Thiền Giúp Giảm Quá Trình Lão Hóa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com