Khi thảo luận về khoa học và tôn giáo chuyển thành những cuộc tranh luận giữa khoa học và tôn giáo, Phật giáo gần như đều vượt qua.

Cảm ơn những công việc của đức Dalai Latma và những người khác, Phật giáo dường như là thân thiện hơn với những cảm giác trong tâm khoa học hiện đại hơn là các tôn giáo Abrahamic.. Sự kết nối với khoa học được làm mạnh hơn bởi sự phổ biến rộng rãi kỹ thuật chánh niệm thường được bắt nguồn từ Phật giáo và những phương cách thực hành hiện đại phổ biến trong y khoa và tâm lý học.

Vậy với sự nhấn mạnh trong vấn đề thực nghiệm trong việc điều tra bên trong, một người có thể thắc mắc liệu Phật giáo là một tôn giáo hay như là với cảm giác trong truyền thống tôn giáo phương Tây. Có lẽ dễ dàng hơn để mô tả đó là một dạng của “khoa học hạnh phúc?”

Robert Sharf là một học giả Phật giáo tại trường đại học UC Berkely và gần đây đã nghe dạng câu hỏi như thế này trước đó, Tôi được giới thiệu đến những bài viết sâu sắc của Sharf thông qua các cuộc thảo luận về Phật giáo và khoa học nhận thức với triết gia Evan Thompson người đã làm việc trên những lĩnh vực này. Với Sharf, sự nhận diện Phật giáo là một dạng của khoa học hướng vào bên trong tâm thể hiện một bác đặt biệt trong các truyền thống tôn giáo đa dạng. Quan trọng hơn, cái mà chúng ta đạt được trong thế giới phương Tây, với Sharf là một dạng “Phật giáo hiện đại hóa” Đặc biệt, đạo Phật có quan hệ với khoa học là kết quả đặc biệt giữa tiến trình tiếp cận của Phật giáo với phương Tây và nếu bỏ qua lịch sử này sẽ bỏ qua rất nhiều ý nghĩa giàu đẹp hơn của Phật giáo như là một tôn giáo.

Vào năm 2007, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Tricycle, Sharf đã chỉ ra phản ứng của Phật tử tại các quốc gia như Nhật Bản và Sri Lanka trong thời kỳ tiếp cận với văn hóa phương tây trong những năm cuối 1800. Các quốc gia này đã bị rung chuyển bởi sự hiện đại hóa hay là thuộc địa hóa. Cùng lúc đó, phương Tây đang diễn ra sự thay đổi tôn giáo trong chính họ, Theo Sharf, những người Tin Lành trong thời kỳ này đã đương đầu với “khủng hoảng tôn giáo” vì sự lớn mạnh của khoa học. Điều này dẫn đến các hướng mới trong suy nghĩ nhằm cố gắng tìm kiếm Thiên Chúa Giáo một cách mượt mà hơn với khoa học và lý do của nó với thế giới quan. Bằng cách này, tạo ra một sự liên hệ quan tâm giữa Châu Á và Châu Âu có thể giúp hình thành nên một nhận thức mới về Phật giáo. Như Sharf đã viết rằng:

“Sự chỉ trích của tôn giáo bắt nguồn từ Phương Tây phù hợp với những nhu cầu riêng của [Phật giáo] khi họ cố gắng vật lộn với những biến động về văn hóa tại quê nhà. Trong khi với người phương Tây, Phật giáo dường như tạo ra một sự thu hút về tâm linh thay thế cho tôn giáo đang chết dần chết mòn của họ. Mỉa mai thay, dĩ nhân là Phât giáo với những người phương Tây được chuyển dổi khi tiếp xúc với phương Tây.”


Truyền thống chuyển đổi này với sự liên hệ với khoa học mà những người Mỹ hiện đang đang đương đầu.

Sharf không phải là người duy nhất tìm ra điểm này. Trong quyển sách Đức Phật khoa học của Donald S Lopez, một giáo sư về ngôn ngữ châu Á tại đại học Michigan cũng thấy rất nhiều sự lựa chọn trong Phật giáo phương Tây. Ông viết:

“Vì đức Phật được xem là một nhà hiền triết cổ xưa hoàn toàn phù hợp với những sự tìm kếm trong khoa học hiện đại, điều cần thiết là Ngài đã được chuyển đổi thành nhiều hình ảnh Phật khác khắp châu Á trong nhiều thế kỷ”

Dĩ nhiên, với bản chất tôn giáo của nó, tất cả mọi tôn giáo, đều thay đổi khi đối diện với nền văn hóa mới. Điều này đặc biệt đúng với Phật giáo và sự di chuyển bền vững về phương đông từ khi khai sinh ở Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm. Tôn giáo luôn có một cách để vượt ra ngoài những kinh điển và nghi lễ của họ đồng thời vẫn giữ bản sắc của nó. Như tác giả Karen Armstrong đã chỉ ra, những hành giả ở mọi lứa tuổi luôn chọn ra những phần của tôn giáo có ý nghĩa với họ trong khi quên đi những phẩn cổ xưa. Cô gọi sự tiến triển này là “hiểu lầm sáng tạo.”

Sharf không có vấn đề gì với vấn đề hiểu lầm sáng tạo cho phép sự hiện đại hóa Phật giáo chia sẻ những không gian với thế giới quan khoa học. “Sự lo lắng của tôi là không phải với sự lựa chọn của những ai đọc Phật giáo như là tôn giáo của khoa học và lý luận – nó hoàn toàn có thể hiểu được trong thế giới mà chúng ta sống. Nó thật sự không phải là câu hỏi của việc hiểu lầm. Nó là câu hỏi của cái đã mất trong tiến trình đó.”

Phần của vấn đề với Sharf và những người khác là chú tâm vào các lĩnh vực có kinh nghiệm (chánh niệm thông qua thực hành đương đại) hiện đại hóa Phật giáo mất dần những mặc trong chức năng trung tâm của lịch sử “Hãy nhìn vào việc làm thế nào rất nhiều Phật tử phương Tây nghi ngờ về nghi lễ của tôn giáo … khi chúng ta kinh thường các nghi lễ, chúng ta làm yếu mối liên hệ giữa chúng ta với cộng đồng và truyền thống. Đó thật sự là một mất mát khá lớn.”

Tuy nhiên cũng như sự quan trọng giữa Sharf và Lopex là xung đột mà họ nghĩ nên tồn tại giữa Phật giáo và thế giới quan phương Tây. Như Lopez viết:

“Nếu một truyền thống tôn giáo cổ xưa như Phật giáo có điều gì để trao tặng cho khoa học, nó không phải là sự khẳng định trong các tìm kiếm khoa học … Đức Phật, Đức Cổ Phật hay là Đức Phật khoa học thể hiện các thách thức có lý do mà chúng ta quan sát thế giới, cả thế giới được thấy cách đây hai thiên niên kỷ và thế giới mà chúng ta thấy ngày nay.”

Sharf đặc biệt quan tâm đến cụm từ thách thức mà ông nghĩ Phật giáo hiện đại trình bày các nền tảng triết học giả định. “Để làm cho Phật giáo phù hơp với khoa học, hiện đại hóa Phật giáo .. chấp nhận cả sự hiểu biết nhị nguyên Cartesian của thế giới. “ Thế giới chia rẽ Cartesian này thật là kỳ lạ với rất nhiều bậc thầy Phật giáo thông qua lịch sử. Như ông viết:

“Các truyền thống Phật giáo đơn giản là không chấp nhận ý tưởng về khoảng cách giữa vật chất và ý thức. Hầu hết các truyền thống giáo lý Phật giáo cho rằng tâm và vật chất cùng tồn tại và không hề dễ để chia tách sự hiểu biết của thế giới với thế giới của chính nó.”

Giữ những sự khác biệt này đi tiên phong là quan trọng với Sharf vì chúng đưa ra khả năng để tạo ra một điều gì đó có nguồn gốc đúng đắn hơn” Trong việc từ bỏ mọi thứ không phù hợp với quan điểm của thế giới hiện đại, chúng ta thỏa hiệp với khả năng của truyền thống để phê phán quan điểm hiện đại này.”

Tôi là một người quan tâm làm thế nào truyền thống triết học từ Ấn Độ và Châu Á có thể thêm các chiều mới vào những cuộc tranh luận then chốt trong khoa học. Với cảm giác này, tôi luôn đồng cảm với hiện đại hóa Phật giáo và quan tâm đến Đức Phật khoa học.

Tuy nhiên tôi cũng tin rằng các học giả như Sharf, Lopez và Thompson có rất nhiều điều để dạy cho chúng ta với những bài viết gần gũi về lịch sử và triết học Phật giáo. Như Sharf chính ông đã chỉ ra rằng chúng ta không có con đường tốt nhất một cách thực thế đế dấn thân với những hiểu biết bên trong của nó. Tuy nhiên, “chúng ta sẽ không thể thấy cái mà Phật giáo cung cấp, ngay từ ban đầu, chúng ta xoắn vào nó để phù hợp với các chuẩn mực hiện đại.”

Ngọc Hằng dịch

Theo NPR.ORG



Có phản hồi đến “Phật Giáo, Khoa Học Và Thế Giới Phương Tây”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com