Cứ mỗi mùa xuân, hàng ngàn nhà sư lại tụ tập tại ngôi chùa cổ Borobudur ở Java, Indonesia trong ngày trọng thể nhất của lịch Phật giáo: Ngày Đức Phật.
Được biết với tên gọi ngày đai lễ Waisak hay Vesak đánh dấu ngày sinh của Đức Phật - người sáng lập ra Phật giáo, chịu trách nhiệm cho những giáo lý cốt lõi của tôn giáo.
Các nhà sư cùng vây quanh đền thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 - ngôi chùa lớn nhất thế giới và là di sản của UNESCO để thiền, tụng kinh và thả đèn trời vào ban đêm.
Đây chỉ là một các đón mừng diễn ra trên khắp châu Á vào tháng này khi những người thờ phượng cùng đổ chuông đón mừng ngày đại lễ tại các ngôi chùa tuyệt đẹp của khu vực, từ lễ hội đèn lồng tại chùa Tào Khê của Seoul cho đến nghi thức tại chùa vàng Shwedagon ở Yangon.
Về ngày lễ Vesak
Được sinh ra ở Nepal vào năm 567 trước công nguyên, Đức Phật hay Thái Tử Sĩ Đạt Đa là con trai của một nhà lãnh đạo bộ tộc.
Khi lớn loeen, Ngài đã sáng lập nên một nhóm những người tu khổ hạnh lang thang và cộng đồng dần dần tiến hóa thành một tôn giáo sau khi Ngài nhập diệt khi 80 tuổi.
Ngày nay, hơn 488 triệu người,khoảng 8% dân số thế giới tu tập theo Phật giáo, gần 99% tập trung ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Mỗi năm, vào ngày rằm của tháng Vesak (thường rơi vào tháng năm hay tháng sau dương lịch), hàng triệu Phật tử trên toàn thế giới lại cùng nhau tổ chức đón mừng ngày đại lễ Vesak.
Không chỉ ngày lễ Vesak thay đổi mỗi năm mà còn khác nhau giữa các nền văn hóa tùy thuộc vào lịch của họ
Ở Trung Hoa và Hồng Kông, ví dụ, theo lịch Trung Hoa, những tín đồ tổ chức mừng ngày Phật đản vào ngày mùng 8/4 (thường là đầu tháng năm).
Vì thế trong khi các Phật tử ở Hồng Kông đón mừng ngày Phật Đản vào 3/5 năm nay thì Thái Lan lại đón mừng vào ngày 10/5.
Ngày đại lễ cũng được biết đến với hàng chục tên gọi - nhưng nhiều quốc gia thường xem đó là Ngày Phật Đản hay Ngày của Phật.
Đây là ngày tổ chức ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật: đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn - cho biết là được diễn ra vào cùng ngày chỉ khác năm
Đón mừng Phật đản trên thế giới
Từ Thái Lan cho đến Hàn Quốc, Miến Điện, Trung Hoa và Malaysia, mỗi quốc gia có truyền thống riêng, đại diện cho nhiều khía cạnh biểu trưng về cuộc đời và những lời dạy của Đức Phật.
Là nhà của 255 triệu Phật tử, cộng đồng Phật giáo lớn nhất thế giới, Trung Hoa là nơi tổ chức Phật đản rộng lớn nhất.
Hầu hết các hoạt động đều diễn ra ở chùa nơi mọi người dâng hương và cúng dường.
Ở Hàn Quốc, ngày đại lễ đến trong cuộc đời với lễ hội đèn lồng được xem tốt nhất tại chùa Tào Khê của Seoul.
Các ngôi chùa được bao phủ bởi hàng ngàn đèn lồng đủ sắc màu. Các chùa cũng phụ vụ trà và thức ăn trong ngày đại lễ cho khách thăm viếng.
Trong khi đó, ở Sri Lanka, mọi người trang hoàng nhà cửa với các loại đèn lồng bằng giấy: chùa Phật giáo Gảngamaya ở Colombo tổ chức đại lễ Phật đản đầy sắc màu.
Ở Ipoh, Malaysia, các tín đồ Phật giáo cùng thực tập nghi thức Phật tỉnh thức.
Tại Ipoh, ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng, các nhà sư đặt một bức tranh linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng gọi là "Thangka" dưới mặt trời để hấp thu năng lượng.
Năng lượng được tin là thúc đẩy hòa bình, sức khỏe và hài hòa cho cả năm.
Và ở Nepal, nơi Đức Phật đản sanh thì sao? Hàng ngàn Phật tử dồn về Lâm Tỳ Ni, nơi đản sinh để quyên góp trao tặng phẩm cho những cộng đồng kém may mắn và viếng thăm chùa chiền.
Ngọc Hằng dịch
Theo CNN.com