Nằm trên một đỉnh đồi bao quanh bởi những ngọn núi rực cháy trong mùa thu với lá đỏ và vàng, chùa Kaigeji là hình ảnh trên một tấm ảnh bưu thiếp cũ của Nhật Bản xưa. Những bậc thang bằng đã dẫn lối vào ngôi thiền tự 300 năm sẽ đưa du khách vào một cảnh quan đầy yêu thương với đá, cây cỏ, những hòn sỏi lượn quanh tượng trưng cho dòng nước.
Xem thêm:
Phật Ở Đâu Rồi Nhật Bản Ơi!
Bên trong, thầy trụ trì Bunkei Shibata vẫn trong trạng thái suy tư. Tuy nhiên, đó không phải là con đường dẫn đến giác ngộ lấp đầy suy nghĩ của thầy. Thay vào đó, thầy đang suy tư về tương lai của chùa mình cũng như hàng chục ngàn ngôi chùa khác khắp Nhật Bản.
Trong 25 năm tới, có khoảng 27,000 ngôi chùa trong số 77,000 ngôi chùa ở Nhật sẽ bị đóng cửa, một trong những sự khủng hoảng tồn tại lớn nhất mà Phật Giáo Nhật Bản đang đương đầu từ khi Phật Giáo được đưa đến đây từ Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 6.
Sự suy giảm này phản ảnh đến truyền thống của hàng trăm cộng động dân cư nhỏ thường giúp đỡ kinh phí cho chùa. Theo một bản báo cáo vừa đưa ra vào năm ngoái, hội đồng chính sách Nhật Bản đã cảnh báo rằng nếu các cuộc di cư, đặc biệt là với những người phụ nữ trẻ tuổi tiếp tục với mức hiện tại, sẽ có hơn một nửa các thành phố nhỏ của Nhật Bản sẽ biến mất vào năm 2040 cùng với những nơi thờ tự.
Nếu không có các tín đồ giúp kinh phí duy trì, các chùa sẽ không có cách nào khác ngoài việc đóng cửa. Hidenori Ukai, một phóng viên và người đứng dầu hội đồng các nhà sư tại chùa Shogajuji ở Kyoto cho biết.
"Hình ảnh phố biến về các nhà sư Phật Giáo giàu có sẽ chỉ còn đúng ở các thành phố lớn như Tokyo và Osaka nhưng không còn ở các nơi khác." Ukai, tác giả của tập sách Chùa Biến Mất: Sự Mất Mát Ở Các Khu Vực Nông Thôn Và Tôn Giáo. "Tại chùa của tôi, có khoảng 120 tín đồ nhưng bạn cần ít nhất là 200 người để duy trì" Ukai, cũng như các nhà sư khác đã quyết định tìm một nghề khác.
Ngay cả ngành công nghiệp đám tang bận rộn có thể giúp cho Phật Giáo sống còn cũng suy giảm. Trong khi có khoảng 1.3 triệu người Nhật chết vào năm ngoái, rất ít người có thể có kinh phí chi trả đến hàng triệu yen cho một đám tang Phật Giáo truyền thống. Ngày càng có nhiều người chọn những buổi nghi lễ ít tốn tiền hơn trong khi các nhà sư cảm thấy phải có trách nhiệm với việc suy giảm kinh phí để giúp cho các tín đồ có người quá cố ra đi được hoàn thành nguyện ước.
"Phật giáo Nhật Bản đã đi theo một chiều hướng rất lạ." Shibata, một thương gia nghỉ hưu đã quan tâm đến thiền mỗi sáng từ khi còn trẻ cho biết "Ngày nay, hầu hết mọi người vẫn liên hệ đến Phật Giáo vì đám tang nhưng có nhiều thứ liên hệ đến Phật giáo hơn như vậy."
Một số nhà sư đang cố gắng đảo ngược sự suy giảm và thách thức về hình ảnh "Phật Giáo dành cho tang lễ" bằng cách mở các quán cà phê trong chùa, ủng hộ các hoạt động tình nguyện, tổ chức sản xuất ca nhạc, sân khấu. Ở Tokyo, các nhà sư tại quán Bar Vowz đã hướng dẫn tâm linh cùng với rượu cho các khách hàng trẻ tuổi.
Sự suy thoái đương đầu với Phật Giáo Nhật Bản không chỉ đơn giản là vấn đề về địa lý. Vào những năm đầu 1700, dân số Nhật Bản chỉ khoảng 30 triệu người và gần 100 triệu hiện nay, lúc đó có khoảng 46,000 ngôi chùa. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng số lượng người Nhật Bản trong việc tổ chức tôn giáo như là không thể tiếp cận và buồn chán và kể từ năm 1995, cuộc tấn công về khí ga trên tàu điện ngầm Tokyo càng trở nên nguy hiểm hơn.
"Trong môi trường như vậy, việc tuyển dụng các thành viên mới rất khó khăn" Marj Mullins, giáo sư Nhật Bản học tại trường đại học Auckland cho biết "Có lẽ là có vài người thắng trong thi trường tôn giáo đang dần dần thu hẹp nhưng dường như hầu hết các tổ chức tôn giáo sẽ phải chống chọi để duy trì tu viện và các hoạt động của mình khi số lượng tu sĩ ngày càng suy giảm."
Điều suy giảm này không chỉ ở số lượng tu sĩ mà với cả tín đồ. Có hơn 12,000 ngôi chùa ở Nhật Bản không có nhà sư, theo bản khảo sát gần đây của Asahi Shimbun cho biết khi số lượng người trẻ quan tâm đến việc xuất gia càng ngày càng thấp.
Shibata, một người được rèn luyện theo dòng Lâm Tế Rinzai -Myoshinji đã được đưa đến khu phức hợp Nagano cho biết Phật giáo phải bắt đầu tháo gỡ bức tường đã xây dựng xung quanh trước khi quá muộn.
Để Phật Giáo Nhật Bản được tồn tại thêm 1,500 năm nữa, thầy tin rằng 50% số tu sĩ phải được kế thừa bên ngoài việc truyền thừa theo gia đình mặc dù thầy thừa nhận "có sự phản khán" từ các truyền thống khác.
Không nản lòng, thầy Shibata đang cố gắng chuyển hướng đến thành phần dân số có lợi cho tôn giáo bằng cách tiếp cận những người về hưu muốn lấp đầy những năm tháng cuối đời hơn chỉ việc đi đánh goft hay du lịch tới các suối nước nóng.
"Nhiều năm trước đây, mọi người tin rằng họ chỉ sống khoảng 10 năm sau khi nghỉ hưu nên cố gắng tận hưởng cuộc sống" Một người về hưu 80 tuổi hiện đang được huấn luyện để trở thành một tu sĩ sau khi nghỉ hưu vào năm 2006 cho biết. "Tuy nhiên, mọi người đang sống lâu hơn và họ muốn làm gì đó có ý nghĩa sau khi về hưu."
"Người già có tài sản về kinh nghiệm sống nên giúp họ trở thành các tu sĩ lý tưởng. Và phải nói thật rằng, bạn càng già thì bạn sẽ nghĩ về cái chết nên sẽ mở lòng ra với tôn giáo hơn."
Trong 47 người, bao gồm cả một số người nữ đã hoàn thàn khóa học cho người về hưu và 23 người đã được rèn luyện để trở thành các tu sĩ và bảy người hiện đang điều hành chùa riêng của họ.
Quảng cáo.
"Xã hội đang thay đổi với mức chóng mặt, nhưng thế giới Phật giáo đã bỏ lỡ bên ngoài vì sự tiếp cận với những người thế tục chỉ chú tâm vào tang lễ và các nghi lễ dành cho người chết" Shibata cho biết.
Bỏ việc đám tang ra bên ngoài, các tu sĩ hiện đại, ông khẳng định, phải hành động như là những người hướng dẫn và tư vấn viên để truyền bá những lời dạy của Phật giáo ra bên ngoài cộng đồng đầy hoài nghi.
Ngài chỉ về vai trò của của cộng đồng Phật giáo đóng góp sau trận động đất vào năm 2011 khi chùa mở cửa cho những người sống sót và các nhà sư phải đi bộ khắp khu vực bị thiên tai để giúp đưa ra các lời khuyên về tâm linh và an ủi tinh thần.
" Đó đúng là những điều mà họ nên làm. Khi mọi người phải trải qua những thời gian khổ đau trong cuộc đời của họ, trách nhiệm của chúng ta là giúp họ."
Ngọc Hằng dịch
Theo theguardian.com