Phật Giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến Steve Jobs. Brent Schlender và Rick Tetzeli giải thích rằng chuyến đi đến Ấn Độ vào năm 1974 của Jobs đã dấy lên sự quan tâm đến Phật Giáo tồn tại suốt cuộc đời còn lại của ông. Thông tin từ quyển sách trở thành Steve Jobs cho biết như vậy.

 Xem thêm:

Tinh Thần Phật Giáo Của Steve Jobs Và Bí Quyết Thành Công Của Công Ty Apple

Steve Jobs Và Tập Đoàn Apple Đã Biến Đổi Công Nghệ Thành Tôn Giáo Như Thế Nào?

Nghệ Thuật Thiền Của Steve Jobs-CEO Quá Cố Của Tập Đoàn Apple

Steve Jobs có vẻ như đến Ấn Độ để gặp Neem Karoli Baba, được gọi là Maharaji-ji, một nhà tu khổ hạnh đã tạo nên nguồn cảm hứng khác cho các bạn của ông là Larry Brilliant và Robert Friedland cũng như những người tìm kiếm khác. Tuy nhiên, Maharaji-ji đã chết không lâu sau đó trước khi Steve đến đã  tạo nên sự thất vọng khá dài cho ông. Thời gian Steve ở Ấn Độ đã bị phân tán không tập trung trong việc tìm kiếm của nhiều người trẻ để có một cái nhìn rộng hơn là những gì họ được trao tặng khi còn nhỏ.

Ông đã đến một lễ hội tôn giáo để tham gia cùng với 10 triệu người hành hương khác. Ông mặc y áo bằng sợi vải, ăn những thức ăn lạ và được một người tu khổ hạnh bí ẩn cạo tóc. Ông đã bị bệnh kiết lỵ. Đó là lần đầu tiên ông đọc về tự truyện của Yogananda, một tu sĩ Yogi, quyển sách đã trở lại rất nhiều lần trong suốt cuộc đời của ông và đã được đưa ra cho mọi người xem tại tang lễ của ông ở nhà thờ tưởng niệm thuộc trường đại học Stanford vào ngày 16/10/2011.

Trước đó, theo Brilliant "Steve đã được thức tỉnh muốn làm một tu sĩ" Hầu hết những người tu sĩ có cuộc sống như các nhà sư ẩn cư biệt lập để chú tâm vào đời sống tâm linh mà thôi. Tuy nhiên Steve đã quá đói, quá ham muốn và tham vọng với cuộc sống ấy " Đó thật là một sự lãng mạn với ý tưởng để tuyên bố một điều gì đó."

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông không còn si mê khi trở về lại Mỹ hay ông đã bác bỏ các nền học thuyết tâm linh phương đông. Sự quan tâm của ông hướng về Phật Giáo để cho phép ông liên hệ với thế giới hơn là một nhà tu khổ hạnh theo Ấn Độ Giáo. Nó sẽ cho ông được hòa trộn vào việc tìm kiếm sự giác ngộ cá nhân với sự tham vọng tạo nên một công ty những sản phẩm thay đổi thế giới. Điều này đã thôi thúc một chàng thanh niên trẻ tuổi bận rộn đầu tư vào chính bản thân mình và nó vẫn tiếp tục xuất hiện ở người đàn ông trưởng thành với trí tuệ vô hạn không ngừng.

Nhiều nhân tố của Phật Giáo quá phù hợp với ông nên đã giúp cung cấp một nền tảng trí tuệ cho nghề nghiệp mà ông lựa chọn cũng như một nền tảng về những mong cầu thẩm mỹ của ông. Giữa nhiều thứ khác, Phật Giáo đã làm cho ông cảm thấy rất phù hợp trong việc liên tục càng ít đòi hỏi hơn là việc ông cần sự "hoàn hảo" từ những thứ khác, từ các sản phẩm ông tạo ra cũng như từ bản thân của mình.

Trong triết học Phật Giáo, cuộc sống thường được so sánh như một dòng sông không ngừng thay đổi. Có một cảm giác rằng mọi thứ, và ngay cả mỗi cá nhân đang tiếp tục không ngừng trong dòng chảy đó. Với tầm nhìn này về thế giới, việc đạt được sự hoàn hảo là một quá trình không ngừng và mục tiêu sẽ không thể nào đạt được toàn toàn. Đó là một tầm nhìn phù hợp với tính cách tự nhiên của Steve.

Hãy nhìn vào các sản phẩm xấu tới bất cứ điều gì xung quanh góc cạnh tiếp theo và sản phẩm thứ hai, thứ ba tiếp sau đó đều đến một cách tự nhiên với ông. Ông không bao giờ thấy sự giới hạn trong khả năng, điểm cuối của sự hoàn hảo mà các công việc của ông sẽ dừng. Và trong khi Steve muốn tránh tất cả những sự phân tích cá nhân, điều tương tự đúng vố đời sống cá nhân của mình: mặc dù thực tế ông rất cứng đầu và bướng bỉnh tại một vài thời điểm, chính bản thân ông liên tục thích nghi theo giác quan, học tập, cố gắng tìm ra hướng đi mới. Ông liên tục trong hành động để trở thành như vậy.

Không có điều gì trong những điều này rõ ràng với thế giới bên ngoài và Phật Giáo của Steve , đến bạn thân và đồng nghiệp của ông cũng không biết nhiều "Luôn luôn có một phía về tâm linh mà dường như không hề phù hợp với bất cứ điều gì ông đang làm " Mike Slade, giám đốc tiếp thị làm việc sau này trong sự nghiệp của Steve cho biết . Ông thường thiền hành cho đến khi ông và Laurene trở thành cha mẹ, khi sự đòi hỏi thời gian hướng về con đường ông không tiên định được.

Ông thường đọc lại các quyển sách của thiền sư Suzuki rất nhiều lần và tạo ra các nhân tố giao diểm của tâm linh phương đông với công việc kinh doanh bản thân và đời sống thương mại trở thành chủ đề trong các cuộc trò chuyện mà ông và Brilliant rất thích suốt cuộc đời mình. Trong nhiều năm, ông đã sắp xếp để một nhà sư tên là Kobun Chino Otogawa gặp ông mỗi tuần một lần tại văn phòng của ông để khuyên ông làm thế nào cân bằng cảm giác tâm linh với những mục tiêu kinh doanh đầy bận rộn. Trong khi không ai thân cận với ông biết về điều này trong những năm còn lại, ông được xem như là một Phật tử "thuần thành", tính kỹ luật trong tâm linh đã cho ông có một cuộc sống theo phương cách cả vi tế lẫn sâu sắc đầy tâm linh.

Ngọc Hằng dịch
Theo Lionsroar.com


Có phản hồi đến “Steve Jobs Cựu CEO Của Apple Đã Tìm Đến Với Phật Giáo Như Thế Nào”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com