Các sự cô từ dòng truyền thừa Phật giáo được biết đến với sức mạnh, khả năng thể lực và các hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Khi sư cô Jigme Rigzin 19 tuổi, cô xin phép cho mẹ để được xuất gia. Nọ nói không “Bởi vì các sự cô ở tụ viện (mà họ biết) chỉ làm các công việc trong nhà bếp, rửa chén và giặt đồ” Cô nói trong chuyến viếng thăm New York gần đây. “Vì thế họ đã không cho tôi xuất gia. Tuy nhiên tôi đã ép họ. Và sau đó, khi Đức pháp vương đến xin phép cha mẹ tôi để tôi có thể thành một sư cô không, mẹ tôi đã cho phép.”
Xem thêm:
500 Sư Cô Kungfu Đạp Xe Phản Đối Nạn Buôn Người
Sư cô Rigzin hiện nay là một trong 700 sư cô của dòng truyền thừa tu tập dưới sự hướng dẫn của Đức Pháp Vương, người đứng đầu và là nhà lãnh đạo đã dần dần thay đổi vị trí của người phụ nữ trong dòng truyền thừa của Ngài.
“Đời sống truyền thống của các sư cô có cả tích cực và tiêu cực” Ngài cho tờ News Deeply biết.
“Thiền, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện là cuộc sống tích cực mà họ có. Và tiêu cực là giặt đồ, rửa chén và phục vụ các nhà sư. Các nhà sư luôn luôn cao hơn. Tôi không thích ý tưởng để họ bị mắc kẹt vào cuộc sống như vậy.”
Phá bỏ những giới cấm cả thế kỷ, Ngài khuyến khích các sự cô nhìn thế giới, tập thể lực và trở thành những nhà lãnh đạo nhân quyền, đi từ làng này sang làng khác bằng xe đạp để nói về sự trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ môi trường.
Vào tháng tám, các sư cô đã tổ chức một buổi hội thảo đầu tiên về tự vệ cho các phụ nữ và em gái ở dãy Himalaya, ở Kadakh, nằm ở Jammu và Kashmir, biên giới nơi phụ nữ ảnh hưởng bởi bạo lực, hãm hiếp, buôn người. Trong buổi hội thảo các sư cô đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân vượt qua sợ hãi và dạy các kỹ năng thiết thực về tự vệ. Báo Phụ nữ và nữ giới đã ngồi lại với sư cô Jigme Rinzin, 30 tuổi và Tenzin Lhamo, 41 tuổi để hiểu về kinh nghiệm làm việc với các em gái ở khu vực khá bảo thủ này.
Các cô làm việc về nhiều vấn đề khác nhau, từ giáo dục đến bảo vệ môi trường, trao quyền cho phụ nữ. Điều gì gần nhất trong tim các cô?
Sư cô Jigme Rigzin: Tôi muốn làm mọi điều. Gần đây, chúng tôi đã dọn dẹp một bể chứa ở Kathmandu đã không được dọn dẹp trong nhiều năm. Mọi người quăng thức ăn với bịch nhựa, nên nó đã ở đó nhiều năm. Nó bốc mùi, mọi người bị bệnh, bò và chó ăn nhựa và chết. Nên chúng tôi đã bắt đầu sứ mệnh này cách đây ba tháng để làm sạch khu vực.
Sư cô Tenzin Lhamo: tôi quan tâm hầu hết về việc cứu các em gái. Ở Bihar, ví dụ, có nhiều em gái không làm việc bên ngoài. Khi chúng tôi đến thăm, chúng tôi nói “ra ngoài và nói chuyện với chúng tôi” nhưng họ chỉ đứng nhìn chúng tôi từ cửa. Chúng tôi muốn đi mua rau quả và rất ngạc nhiên khi cả một quốc gia rộng lớn, bạn không thể thấy một em gái. Họ không thể nói. Họ không thể để lộ khuôn mặt. Ngay cả ở Ladakh nó là như vậy vì đó là văn hóa.
Sư cô Rigzin: vấn đề chính là các em gái không được phép ra khỏi nhà và nói chuyện với mọi người.
Làm thế nào các cô hy vọng có thể thay đổi hiện thực này?
Sư cô Rigzin: Bằng cách lấy ví dụ từ chúng tôi, con gái sẽ có sức mạnh. Chúng tôi cô gắng làm những gì mà nam giới có thể làm, như là đi xe đạp. Chúng tôi đi xe đạp cùng một lúc với 500 phụ nữ. Nếu có vấn đề về giao thông, chúng tôi không hỏi để giúp đỡ. Chúng tôi tự giải quyết.
Sư cô Lhamo: Chúng tôi làm mọi việc. Không quan trọng nó khó đến cỡ nào. Sau đó, mọi người thấy chúng tôi và nói “Ngay cả nam giới cũng không làm các việc đó và (những phụ nữ này) có thể làm điều đó.” Với họ chúng tôi nói rằng “Chúng tôi đang làm tất cả vấn đề đó vậy tại sao con gái quý vị không thể làm được? Bởi vì bạn chưa bao giờ cho cô ta cơ hội. Sư phụ của chúng tôi cho chúng tôi cơ hội. Nếu quý vị cho cô ta cơ hội, cô ta có thể làm được và ngay cả còn hơn con trai của bạn.” 90% các bậc cha mẹ đồng ý với chúng tôi. Họ nói “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó trước đây.”
Vậy các cô có thấy sự thay đổi này xảy ra chưa?
Sư cô Lhamo: Vâng, rất nhiều. Ở Ladakh, các quan chức đã hứa với chúng tôi rằng, bởi vì chúng tôi đạp xe đạp quá nhiều, họ cũng sẽ bắt đầu như vậy. Một lần mỗi tuần, họ hứa sẽ đạp xe hay đi bộ và họ đã làm điều đó trong hai tháng vừa qua. Thêm vào đó, ở Ladakh, có một cuộc chạy đua và các cô gái đã thắng. Họ ngay cả còn chơi cầu côn trên ăng. Nó không thể xảy ra cùng một lúc nhưng từng chút từng chút một.
Vậy các cô có chứng kiến việc buôn người trong hành trình của mình không? Các cô đã làm gì để chống lại điều này?
Sư cô Lhamo: Chúng tôi đã thấy điều này ở vùng biên giới khi đạp xe. Bởi vì một người mẹ không có tiền, họ nghe các cô gái được bán với giá 25,000 rupees ($385). Theo ý kiến của tôi, nếu chúng ta tiếp tục bày tỏ bằng chứng rằng chúng tôi có thể làm điều gì đó, nhiều người sẽ hiểu rằng các cô gái có thể làm các công việc khó nhọc. Ngược lại, họ nghĩ rằng “Cô gái này không thể làm được điều gì và khi cô lớn lên cô sẽ đi đến nhà người khác, cô sẽ vô dụng” Nếu chúng tôi chứng minh bằng ví dụ rằng chúng tôi có thể làm điều gì đó, mọi người sẽ yêu quý và ủng hộ con gái mình. Điều khó nhất là các cô gái không được được sợ con trai.
Sư cô Rigzin: Đó là lý do vì sao chúng tôi học võ kung fu. Đó là tự vệ. Vì thế chúng tôi dạy võ kung fu cho các cô gái.
Ngọc Hằng dịch
Theo psmag.com