Những ngọn đồi xung quanh học viện Phật giáo Tây Tạng Larung Gar từng là một tấm thảm đỏ rực rỡ, được bao bọc bởi hàng ngàn ngôi nhà của các tăng ni và tín đồ rất đông đúc tại thung lũng xa xôi ở miền đông nam Trung Hoa để khám phá niềm tín ngưỡng của họ.
Ngày nay, cảnh quan xung quanh bị tàn phá đầy vết sẹo với nhiều nhà bị thiêu hủy và một số khu vực dân cư xung quanh bị xé rách sau lệnh phá hủy của chính quyền để làm sạch nơi đây.
Hơn 10 ngàn người, bao gồm rất nhiều tín đồ người Hán đang sống ở khu vực Larung Gar, trường đại học Phật giáo Tây Tạng quan trọng và lớn nhất thế giới nhưng chính quyền tin rằng khu vực đang trở nên đông đúc một cách nguy hiểm.
Các nhóm nhân quyền nhận thấy việc phá hủy là một sự phương tiện mà chính quyền lãnh đạo vô thần siết chặt việc tu tập tôn giáo ở khu vực Tây Tạng.
Máy ủi bắt đầu san bằng nhà cửa năm ngoái nhưng tiến độ trở nên mạnh hơn vài tháng gần đây. Tài sản bị san lấp để nhường đường cho các cơ sở du lịch hạ tầng, chỗ đậu xe và các con đường tốt hơn dẫn xuống đồi đến các tòa nhà chính của tu viện.
“Chiến dịch đàn áp.”
“Họ đã phá hủy rất nhiều nhà cửa. Chính quyền cho biết có quá nhiều người.” Gyatso, sinh viên Phật giáo Tây Tạng 26 tuổi cho biết khi thầy cùng với một người bạn đang cùng chia nhau sống trong một ngôi nhà vài mét cách nhà cũ.
Bên trong, một cuốn băng tụng kinh được mở lặp lại. Quyển kinh theo ngôn ngữ Tây Tạng sắp trên tường kế bên ảnh của latma Jigme Phuntsok người sáng lập ra học viện vào năm 1980.
“Ở đây rất lạnh vào mùa đông nhưng tôi đã quen rồi và sẽ không đi đâu cả.” Thầy Gyatso đến Larung Gar khi còn là một cậu bé từ một gia đình chăn nuôi gia súc nghèo.
Thầy nhận được 5,000 yuan ($735) tiền đền nhà.
Thầy E’deng, cũng như thầy Gyatso, xin từ chối tiết lộ đầy đủ tên vì lý do an ninh không được may mắn. Thầy bị yêu cầu rời khỏi Larung Gar, ngôi nhà của thầy trong hai thập kỷ qua vào mùa thu năm ngoái và giờ đang thuê nhà gần tu viện cách đó khoảng hai giờ .
“Dĩ nhiên tôi không muốn đi nhưng khi Khenpos quyết định điều gì bạn phải lắng nghe. Chẳng có gì mà tôi không thể làm.” Thầy nói, liên hệ đến những vị thầy Phật giáo tôn kính khi làm trung gian hòa giải với chính quyển khi yêu cầu giảm số lượng.
Theo tổ chức Human Rights Watch, “những người rời khỏi nhà phải ký cam kết không được trở lại sống ở Larung Gar và một số bị quản thúc học tập chính trị tại nhà.” Tổ chức Human Right Watch cũng chỉ trích việc trục xuất như là “chiến dịch lạm dụng cơ bản dẫn đến việc tự tử, làm nhục cộng đồng và gián đoạn nghiêm trọng đến cộng đồng.”
Nghị viện châu Âu kêu gọi Trung Hoa vào tháng 12 dừng việc phá hủy và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Sáu tổ chức nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trong một lá thư tháng 11 đến với chính quyền và nhắc lại những chiến dịch phá hủy trước vào năm 2001 khi 8,000 người dân bị ép ra khỏi nhà vì tiêu hủy và một số người vẫn còn ở bên trọng.
“Mở tư tưởng của họ.”
Larung Gar đã phát triển đến một tầm mức và sự ảnh hưởng không thể tiên đoán được cho một học viện Phật giáo trên đồi Tây Tạng.
Chín quyền cho biết vào năm ngoái dân số ở đây khoảng 10 đến 20 ngàn người và cần phải giảm xuống 5 ngàn người vào tháng chin nhằm cải thiện tình trạng an ninh và vệ sinh.
Một vụ phá hủy khoảng 100 ngôi nhà vào năm 2014 không rõ nguyên nhân, theo tổ chức vận động quốc tế cho Tây Tạng.
“Dĩ nhiên an toàn chữ cháy không phải là vấn đề. Tất cả những gì họ muốn là kiểm soát mọi thứ dễ dàng.” Lobsang, một nhà sư hiện đang sinh sống ở một quận gần bên tu học ở Larung Gar trong bảy năm cho biết.
“Chính quyền không muốn có nhiều người – hơn 10 ngàn người – mở tư tương của họ vì trường quá tốt. Họ nghĩ rằng những người này là rất nguy hiểm.” Thầy nói thêm.
Một số trong 4500 sư cô bị trục xuất vào tháng ba, theo một thầy trụ trì cao cấp của chiến dịch cho biết và hơn 3 ngàn ngôi nhà đã bị phá bỏ vào mùa xuân.
Chính quyền đã làm cho khu vực không thể được tiếp cận với người nước ngoài với các điểm kiểm tra và an ninh nghiêm ngặt trong khi giới hạng khách du lịch Trung Hoa.
Ở thung lũng kế bên, các sư cô bị bắt vào trong những ngôi nhà mái xanh tạm bợ.
Tuy nhiên người dân địa phương cho biết việc phá hủy không thể lấy đi niềm tự hào mạnh mẽ trong bản sắc Tây Tạng, ngôn ngữ, tôn giáo mà học viện đã thấm nhuần.
Những người dân trong làng mang theo thẻ và dây chuyền do Larung Gar ban tặng phát nguyện sống một cuộc sống đạo đức hành thập thiện.
Với Lhamo, một nhân viên của chính quyền Tây Tạng đã bị buộc tội thuyết phục những tín đồ lớn tuổi rời khỏi Larung Gar về nhà nghỉ hưu,
Mọi người nguyền rủa cô ấy nhưng cô cho biết cô hiểu sự bực bội của họ.
“Ngôi nhà nhỏ là tất cả mọi thứ với họ. Ngay cả nó rất nhỏ, họ không có gì khác trên thế giới này.”
“Khi tôi nói họ rằng có những nơi có điều kiện sống tốt hơn, họ cho biết họ chỉ quan tâm đến việc tu tập Phật giáo chứ không phải vật chất. Vậy bạn còn có thể nói lại được gì nữa?”
Ngọc Hằng dịch
Theo dailymail.co.uk