500 Sư cô từ dòng truyền thừa Drukpa ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan và Ấn Độ trong quần thể thao màu đen, áo đỏ, mũ trắng cùng đạp xe 4000 km từ Kathmandu đến Leh ở Ấn Độ vào ngày 17/9. Họ đã đạp xe qua những đèo dốc nguy hiểm nhằm nâng cao nhận thức về nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ ở Ấn Độ và Nepal
"Khi chúng tôi tham gia những công việc cứu trợ sau động đất vào năm trước, chúng tôi nghe nói các em gái từ những gia đình nghèo khó bị bán bởi vì cha mẹ không có khả năng nuôi chúng "Sư cô Jigme Konchok Lhamo cho biết.
"Chúng tôi muốn làm điều gì đó để thay đổi thái độ rằng các em gái là thua kém các em trai và việc buôn bán các em là bình thường." Sư cô cho biết chuyến đi này nhằm cho thấy "phụ nữ cũng có quyền lực và sức mạnh như nam giới vậy."
Nam Á là nhà của các nữ lãnh đạo và các nền văn hóa tôn thờ tình mẹ và thờ các nữ thần trong khi có rất nhiều em gái và phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo hành và thiếu những quyền cơ bản. Pakistan nổi tiếng vì việc giết người tế thần, Ấn Độ giết thai nhi và tảo hôn ở Nepal. Tuy nhiên những tập tục và mối nguy hại đối với nữ giới trở thành cấm kỵ và sự nhận thức đã đưa đến các luật lệ tốt hơn và việc trao quyền kinh tế để thay đổi dần được tốt hơn.
Hành trình đạp xe này là lần thứ tư đối với các sư cô Drukpa khi gặp gỡ người dân địa phương, các quan chức chính quyền, nhà lãnh đạo tôn giáo để truyền thông điệp về bình đẳng giới, chung sống hòa bình và cải thiện môi trường. Các sư cô mang thức ăn đến cho các em gái trong suốt hành trình và giúp người dân tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe.
Dòng truyền thừa do đức pháp vương Drukpa lãnh đạo.
Các sư cô của dòng truyền thừa Drukpa thường được biết với tên gọi "Sư Cô Kungfu" vì việc tập võ được rất nhiều người kính trọng nhưng cũng gây sự khó chịu đối với một số Phật tử chính thống.
"Theo truyền thống, các sư cô được đối xử khác với các vị tăng. Họ nấu ăn, dọn dẹp và không được pháp tập thể dục. Tuy nhiên Đức Pháp vương nghĩ rằng điều này là vô lý và quyết định thay đổi xu hướng"
Carrie Lee, giám đốc của chương trình sống và yêu quốc tế, một tổ chức từ thiện song hành cùng với các sư cô của dòng truyền thưad Drukpa ủng hộ cộng đồng ở vùng ven dãy Himalaya.
"Giữa nhiều thứ khác, Ngài cho họ vai trò lãnh đạo và giới thiệu các lớp học Kung Fu cho các sư cô sau khi họ đương đầu với sự quấy rối và bao lực từ các nhà sư vì sự chuyển tiếp quyền lực"
Các sư cô Drukpa đã trở nên nổi tiếng trong 12 năm qua khi số lượng tăng từ 30 đến 500 thành viên. Các sư cô Drukpa tin rằng họ đang giúp thay đổi cách mà phụ nữ được nhìn nhận, đối xử và tôn trọng.
"Hầu hết mọi người khi thấy họ đạp xe đều tưởng là nam" Sư cô Jigme Whangchuk Lhamo cho biết.
:Sau đó họ ngạc nhiên khi chúng tôi nói và cho họ biết rằng chúng tôi chỉ là nữ nhưng chúng tôi là các sư cô. Tôi nghĩ rằng điều này thay đổi nhận thức về phụ nữ và có lẽ nhìn nhận họ là như nhau."
Nam Á vẫn là một trong những vùng có nạn buôn người lớn nhất thế giới khi việc buôn bán diễn ra do các băng nhóm thực hiện với những người dân làng không có nhà cửa thành lao động bắt buộc. Hai trận động đất đến Nepal vào tháng tư và tháng 5 năm 2015 làm cho 30 ngàn trẻ em mất cha mẹ. Điều này dẫn đến tệ nạn buôn người diễn ra với các em gái nhỏ và phụ nữ phải bán vào các nhà thổ vì nghèo đói do thiên tai gây ra.
Các sư cô Drukpa khẳng định trận động đất xem như là điểm thay đổi nhận thức của họ về nạn buôn người thúc giục họ tìm ra phương cách thay đổi.
"Mọi người nghĩ rằng bởi vì chúng tôi là các sư cô, chúng tôi phải ở trong chùa và cầu nguyện cả ngày. Nhưng cầu nguyện thôi chưa đủ" Sư cô Jigme Konchok Lhamo nói "Đức pháp vương dạy chúng tôi rằng chúng tôi phải ra ngoài và thực hành những gì chúng tôi cầu nguyện. Sau tất cả thì hành động vẫn tốt hơn là chỉ nói suông."
Ngọc Hằng dịch
Theo Collective-evolution.com