Trong suốt cuộc đời của mình, cô Shen Ying rất thất vọng với thế giới xung quanh cô. Cô xem nền kinh tế Trung Hoa phát triển ở thành phố nhỏ này tại thung lũng sông Dương Tử và cô tìm được một chỗ đứng trong giới trung lưu, điều hành một cửa hàng tiện lợi tại một khu thương mại. Tuy vậy, sự thịnh vượng lại cảm thấy trống rỗng.
Cô lo lắng về việc sẽ mất tiệm nếu cô không ăn uống nhậu nhẹt và trả tiền cho các quan chức. Những vấn đề về tiêu chuẩn trong an toàn thực phẩm hay là sữa nhiễm độc cho trẻ em từ các công ty từng rất có uy tín làm cô buồn phiền. Cô nhớ lại những giá trị mà cha cô đã gieo vào trong cô – trung thực tiết kiệm và công bình nhưng cô cho biết những điều này dường như không còn tồn tại trong xã hội Trung Hoa hiện nay.
“Bạn chỉ cảm thấy thất vọng về những hành vi không trung thực trong xã hội.” Cô nói
Và cách đây năm năm, một tổ chức Phật giáo của Đài Loan được gọi là Phật Quang Sơn bắt đầu xây dựng chùa ở bên ngoài thành phố của cô, Yixing. Cô bắt đầu tham dự tu tập và học kinh điển và nó đã thay đổi cuộc đời của cô.
Cô và chồng của cô, một thương nhân giàu có bắt đầu sống giản dị hơn. Họ từ bỏ những tiện nghi sang trọng và quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo. Và trước khi chùa mở cửa vào năm ngoái, cô đã từ bỏ cửa hàng tiện lợi để điều hành một quán trà gần chùa, tiền thu được dùng để làm từ thiện.
Khắp Trung Hoa, hàng triệu người như cô Shen đã bắt đầu tham gia tu tập tâm linh với các tổ chức như Phật Quang Sơn. Họ muốn lấp đầy những cái họ thấy như là lỗ trống của đạo đức bị bỏ lại do việc tấn công và các giá trị đạo đức truyền thống trong thế kỷ qua, đặc biệt là dưới thời của Mao Trạch Đông, và khi đất nước đang nhắm vào hình thức của tư bản chủ nghĩa.
Rất nhiều người muốn thay đổi đất nước của họ, làm cho đất nước có từ bi hơn, nhân văn hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên không giống như các nhà bất đồng chính trị hay các nhà hoạt động bị đảng cộng sản đàn áp, họ hy vọng thay đổi xã hội Trung Hoa thông qua sự sùng tín cá nhân và bằng cách làm việc với chính phủ thay vì chống lại họ. Và hầu hết thì chính quyền đều để họ được yên.
Đạo Tràng Phật Quang Sơn có lẽ là tổ chức thành công nhất. Kể từ khi đến Trung Hoa cách đây hơn một thập niêm, họ đã thiết lập nên các trung tâm văn hóa và thư viên ở hầu hết các thành phố Trung Hoa và in ấn hàng triệu quyển sách thông qua các nhà in của chính phủ. Trong khi chính quyền kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tôn giáo nước ngoài, đạo tràng Phật Quang Sơn lớn mạnh, lan truyền thông điệp mạnh mẽ hơn những hành động thực tế về từ thiện có thể định hình lại Trung Hoa.
Họ đã làm như vậy bằng cách cùng thỏa hiệp. Chính quyền Trung Hoa cảnh giác với các hoạt động tinh thần mà họ không kiểm soát như là Pháp Luân công và cấm việc pha trộn tôn giáo với chính trị. Điều này đã đưa Phật Quang Sơn hạ thấp thông điệp về thay đổi xã hội và ngay cả nội dung tôn giáo, chỉ chú trọng vào việc phát triển kiến thức về văn hóa và giá trị truyền thống.
Tránh Chính Trị
Đạo tràng Phật Quang Sơn do một nhà sư nổi tiếng thời hiện đại của Trung Hoa là Hòa Thượng Tinh Vân dẫn đầu. Tôi đã gặp thầy năm ngoái tại chùa ở Yixing, trong một căn phòng rất sáng đầy những thư pháp và ảnh của các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Hoa đã tiếp thầy ở Bắc Kinh. Thầy mặc y áo màu cam, đầu cạo sạch với đôi lông mày rậm, góc cạnh và đôi môi sắt bén.
Ở tuổi 89, thầy gần như bị mù và một sư cô thường xuyên phải lặp lại các câu hỏi của tôi để thầy có thể nghe. Tuy nhiên tâm của thầy rất nhạy và thầy cần thận với các câu hỏi mà nhà chức trách Trung Hoa phản đối. Khi tôi hỏi thầy rằng thầy hy vọng gì được thực thi bằng cách truyền bá Phật giáo, từng được xem là bất hợp pháp ở Trung Hoa, đôi lông mày của thầy cong lên rất vui cười.
“Tôi không muốn phát triển Phật giáo. Tôi chỉ muốn phát triển văn hóa Trung Hoa để làm sạch nhân loại.”
Và với đảng cộng sản, thầy là rất rõ ràng “Chúng tôi là Phật tử được quản lý. Chúng tôi không liên hệ đến chính trị.”
Điều này là hoàn toàn không đúng với hầu hết cuộc đời của thầy. Được sinh ra bên ngoài thành phố Hàng Châu vào năm 1927, thầy đi tu khi 10 tuổi tại một ngôi chùa thầy và mẹ thầy có dịp đi qua trong khi tìm cha của thầy bị thất lạc trong thời gian quân đội Nhật xâm chiếm Trung Hoa.
Ở đó, thầy được ảnh hưởng bởi tư tưởng “Đạo Phật nhân văn”, một phong trào nhằm cứu Trung Hoa thông qua việc làm mới tâm linh. Nó cho rằng tôn giáo nên chú trọng vào kiếp này hơn là kiếp sau. Nó cũng khuyến khích giới tăng lữ nên quan tâm đến các vấn đề nhân sinh và thúc dục họ dấn thân để giúp thay đổi xã hội thông qua sự bình đẳng và từ bi.
Sau khi thoát khỏi cuộc cách mạng cộng sản, hòa thượng Tinh Vân đã mang thông điệp ấy đến Đài Loan và sáng lập nên đạo tràng Phật Quang Sơn tại cảng miền nam ở Cao Hùng vào năm 1967. Thầy làm cho Phật giáo dễ tiếp cận với những người dân bình thường bằng cách cập nhật những hình ảnh mờ nhạt và tiếp cận với thị trường. Tại sân vận động thể thao, thầy tổ chức thuyết pháp. Thầy xây dựng công viên giải trí với nhiều chương trình đa dạng và những máy móc trình chiếu hình ảnh các vị Phật thánh.
Sự tiếp cận này có tác động rất lớn đến Đài Loan sau đó là với Trung Hoa hiện nay: một xã hội công nghiệp phát triển lo lắng về những giá trị truyền thống khi vội vàng hiện đại hóa. Phật Quang Sơn trở thành một phần tiếp cận phổ biến trong đời sống tôn giáo. Rất nhiều học giả cho biết đạo tràng cũng giúp đặt ra nền móng cho sự tiến hóa của một quốc đảo tự trị để có nền dân chủ bằng cách nuôi dưỡng một nền văn hóa chính trị thực thi công văng, văn minh và phát triển xã hội.
Đạo tràng Phật Quang Sơn phát triển nhanh chóng, bỏ ra hơn 1 tỷ USD cho trường đại học, các trường đại học cộng đồng, trường mẫu giáo, xuất bản, báo chí hàng ngày và kênh truyền hình. Hiện đạo tràng có hơn 1000 tăng ni và hơn một triệu tín đồ ở 50 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Ủng Hộ Của Chính Quyền
Tuy nhiên đạo tràng từ chối đưa ra các ước tính ở Trung Hoa, nơi chính quyền ban đầu có vẻ rất nghi ngờ. Vào năm 1989, một quan chức trốn thoát khỏi cuộc thảm sát Thiên An Môn đã tạm trú ở chùa tại Los Angeles. Trung Hoa trả đũa bằng cách cấm Hòa Thượng trở về đại lục.
Hơn một thập kỷ sau, Bắc Kinh bắt đầu nhìn nhận về hòa thượng khác đi. Như rất nhiều người ở Đài Loan được sinh ra cùng thời với thầy tại đại lục, thầy ủng hộ sự thống nhất Trung Hoa và quốc đảo, một tiêu chí hàng đầu của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản.
Vào năm 2003, họ cho phép thầy về thăm quê nhà ở Hàng Châu. Thầy xin phép được xây một thư viện và sau đó vài năm một cơ sở rộng 100 hecta với 2 triệu đầu sách, bao gồm 100 ngàn bộ kinh đã được hình thành, một trong những thư viện lớn nhất Trung Hoa.
Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, người bắt đầu chiến dịch phất triển niềm tin văn hóa truyền thống, đặc biệt là Phật giáo, một phần trong chương trình “trẻ hóa đất nước Trung Hoa” sự ủng hộ của chính quyền tăng lên. Ông đã gặp hòa Thượng Tinh Vân bốn lần kể từ năm 2012, nói cho thầy trong một lần gặp rằng “Tôi đã đọc tất cả những sách mà hòa thượng đã gởi cho tôi.”
Trong khi chính quyền của Tập Cận Bình đang siết chặt Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, họ lại cho phép Phật Quang Sơn mở rộng các trung tâm văn hóa ở bốn thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải. Những sinh viên của tổ chức bao gồm cả các quan chức chính phủ, những người thường mặc trang phục xám với giày và sống như các tăng ni trong nhiều ngày, tụng kinh và học giáo lý với hòa thượng Tinh Vân.
Tuy nhiên không giống như ở Đài Loan, nơi thường tổ chức những pháp hội khi đất nước bị khủng hoảng và khuyến khích các thành viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đạo tràng Phật Quang Sơn tránh các hoạt động chính trị ở Trung Hoa. Họ không bao giờ nhắc đến những nhà hoạt động và không chỉ trích đảng.
“Chúng tôi có thể giữ tôn giáo thứ hai nhưng giới thiệu các ý tưởng của Phật giáo vào trong xã hội.” Sư cô Miayuan, người điều hành thư viện ở Hàng Châu cho biết. Cô mô tả hoạt động của đạo tràng như là “trao đổi văn hóa.”
“Đại lục tiếp tục với các tư tưởng về những vị hoàng đế cổ xưa – bạn chỉ có thể hoạt động ở đây khi bạn chắc chắn sẽ bị họ kiểm soát. “Ông Chiang Tsan-seng, một giáo sự tại trường đại học kỹ thuật khoa học tại thành phố Taipei người nghiên cứu về Phật gióa ở khu vực cho biết. “Phật Quang Sơn không bao giờ là người chủ của họ ở đại lục.”
Điều này giới hạn sự ảnh hưởng của đại tràng nhưng rất nhiều người Trung Hoa bày tỏ sự hiểu biết về thực tế của chế độ một đảng.
“Nó rõ ràng là không thể phát triển các dịch vụ xã hội và tạo ra sự liên hệ.” Hu Jia, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một Phật tử cho biết “Đảng dý nhiên là không cho phép họ, nên Phật Quang Sơn phải thỏa hiệp. Tuy nhiên, họ vẫn phát triển Phật giáo.”
Chuẩn mực đạo đức
Kể từ khi việc xây dựng bắt đầu vào năm 2006, đạo tràng Phật Quang Sơn đã bỏ ra 150 triệu USD tại một cơ sở được gọi là Chùa Tỉnh Thức. Trên một ngọn đồi kế bên, cây được dọn đi để lập lên giảng đườn và điện thờ Phật Quán Thế Âm. Ở đó, tổ chức đang dự định tạo nên hình ảnh Phật ba chiều.
Không như hầu hết các chùa của Trung Hoa, họ cấm việc bán hàng rong và bói toán và không thu phí ra vào. Không khí rất thanh tịnh trang nghiêm với các phòng đọc sách, báo, không gian thư pháp và trà. Dòng người đến thăm viếng từ Yixing đến để nghe thuyết pháp, ăn cơm tạo lập tình bằng hữu.
Mùa thu năm ngoái, đạo tràng Phật Quang Sơn đã đón 2000 khách hành hương đến chùa đón mừng ngày Quốc Khánh Trung Hoa. Trog một buổi chiều, họ đã đi dọc con đường của chùa chậm rãi, cùng tam bộ nhất bái trong hai giờ.
Bà Shen cho biết khi bà tiếp quản lại tiệm trà, bà thật sự không hiểu làm một Phật tử tốt là như thế nào. Ban đầu, bà thừa nhận, bà muốn có nhiều tiền cho chùa bằng cách dùng dầu nấu ăn không tốt.
Tuy nhiên chồng của bà phản đối. Trung Hoa đã đầy những vụ bê bối về các nhà hàng sử dụng những thành phần rẻ tiền không an toàn và ông tranh luận rằng là những Phật tử thuần hành phải làm những ví dụ điển hình.
“Điều này làm cho tôi nhận ra rằng niềm tin cho tôi chuẩn mực đạo đức cơ bản. Nó giúp bạn đối xử với người khác công bằng.”
Rất nhiều tín đồ cho biết họ muốn một xã hội công bằng, sạch hơn và tin rằng họ có thể thay đổi điều này bằng cách thay đổi cuộc sống của mình.
Yang Jianwei, 44 tuổi, một người xuất khẩu đồ dùng nhà bếp đến với Phật Quang Sơn cho biết anh đã ngừng việc tham gia vào các buổi tiệc đêm khuya, một điều gần như rất khó khi buôn bán ở Trung Hoa. “Tôi nhận ra rằng bạn có thể mất vài việc làm ăn vì điều này nhưng đó là cách tốt hơn để sống.”
Chủ nghĩa duy tâm này là lý do vì sao mà chính quyền ủng hộ Phật Quang Sơn. Jin Xinhua, một quan chức giúp bảo vệ mảnh đất mới của chùa cho biết.
“Thông qua các việc làm của mình, Phật Quang Sơn đang giúp đỡ cộng đồng. Chúng tôi cần những điều như vậy hiện nay.”
Ngọc Hằng dịch
Theo nytimes.com