Ký tự được đánh dấu: kinh lương hoàng sám

  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 10 - Phần 2

    Nguyện xin cho chúng sanh đều được một trăm lẻ tám pháp môn như vậy của Bồ tát ma ha tát; thanh tịnh Phật độ, khuyến hóa người xan tham, tật đố, thảy đều thoát khỏi tám nạn; thảy đều nhiếp phục được người tranh tụng, sân khuể; siêng làm các việc lành, khéo nhiếp phục người lười biếng; thảy đều được định ý thần thông,[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 10 - Phần 1

    Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy các pháp như vậy là các vị Bồ tát ma ha tátvì kẻ oán người thân mà tu hành, đem các căn lành đồng chung hồi hướng cho tất cả chúng sanh, đối với các chúng sanh bình đẳng, không sai khác, vào pháp quán bình đẳng, không có tư tưởng oán thân, thường đem con mắt từ[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 9 - Phần 2

    Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, cho những chúng sanh hiện đang chịu khổ trong những địa ngục trên ấy, liền được giải thoát, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ trong những địa ngục nhiều không thể kể xiết ở khắp mười phương đều nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ tát lực, và Hiền[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 9 - Phần 1

    Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nhận thấy từ phần quy y trở đi cho đến phần nầy về sau đều trình vạn pháp sai biệt, tội phước bất nhất, nhưng cũng rõ ràng như sáng và tối, tóm lại mà nói thì chỉ có thiện và ác mà thôi.

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Tám - Phần 2

    Kinh dạy rằng: “Vì vong nhơn mà làm phước cũng như gửi lương hướng cho người đi xa. Nếu người ấy đã sanh lên trời thì công đức của người ấy ngày càng lợi ích. Nếu người ấy đọa lạc tam đồ ác đạo, hoặc mắc phải tám nạn thì được vĩnh viễn xa lìa khổ não. Nếu các người ấy sanh ra gặp Phật, thọ lãnh chánh pháp thì liền được[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Tám - Phần 1

    Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm ủng hộ che chở, nguyện A tu la vương, hết thảy A tu la và quyến thuộc của A tu la. Lại xin nguyện cho các vị thông minh chánh trực, thiện địa hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, bát bộ thần vương, bát bộ thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy, thoát được khách[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Bẩy - Phần 3

    Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng biết rằng chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thiện thần đối với chúng sanh có vô lượng ơn đức, không thể nghĩ bàn; các Ngài muốn cho chúng sanh an vui mãi mãi, thương xót chúng sanh, ân cần, phù hộ, chỉ biết làm lành cho chúng sanh mà thôi.

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Bảy - Phần 2

    Sức người hữu hạn mong manh; công việc thì quan trọng rộng lớn, như nước lửa trái nhau, nên tôi rất ngại ngùng. Nếu không nương nhờ một nguyên nhơn cường tráng thì không thể có kết quả thắng diệu. Thành thật, tôi biết có sai lầm, nhưng lòng tôi không quên việc thiện. Mong nhờ sức hộ niệm của Đại chúng đồng làm từ thân.[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Bảy - Phần 1

    Nay nói ý nghĩa những điều đáng vui mừng sung sướng thì trong kinh chép rằng: “Có tám nạn khổ: Một là Địa ngục, hai là Ngã quỉ, ba là Súc sanh, bốn là Biên địa (1) năm là trường thọ Thiên (2), sáu là tuy được thân người mà câm điếc, ngọng liệu, tàn tật, bảy là sanh vào nhà Tà kiến (3), tám là sanh trước Phật hay sau[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 6 - Giải Oan Thích Kiết (Tiếp)

    Lại nữa, những người hiện đồng sám hối hôm nay, từ vô thỉ sanh tử trở lại cho đến ngày nay vì nhơn duyênác nghiệp của thân mà gây oán kết thù với hết thảy chúng sanh trong ác đạo; hoặc do vì sân hận, hoặc do vìtham ái, hoặc do vì ngu si, từ ba độc căn (2) ấy mà sanh ra mười ác nghiệp: ưa giết hại cầm thú, đoạn mạng[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ 5 - Giải Oan Thích Kiết

    Lại y nơi sáu căn tham đắm sáu trần hơn nữa là mở rộng cửa ác cho tám vạn bốn ngàn trần lao xâm nhập. Trong khoảng một niệm khởi ra sáu mươi hai kiến chấp. Trong khoảng một niệm tạo đủ bốn chục điều ác. Trong khoảng một niệm mở cửa cho tám vạn bốn ngàn trần lao, huống nữa trong khoảng một ngày thì khởi ra biết bao tội[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Tư - Ra Khỏi Địa Ngục

    Trong tam thiên đại thiên thế giới, ở giữa khoảng hai núi Thiết vi. chỗ tối tăm nhất gọi là Địa ngục. Thành bằng sắt, dài rộng một ngàn sáu trăm vạn dặm. Trong thành chia ra tám vạn bốn ngàn ngăn. Dưới lấy sắt làm đất, trên lấy sắt làm lưới. Lửa đốt thành ấy trong ngoải cháy đỏ chảy ra nước. Lửa trên cháy suốt xuống[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Tư - Nói Rõ Quả Báo

    Lúc làm người, ngươi làm duy na trong chùa, xem việc trong Đại chúng. Có một bình sữa, ngươi dấu chỗ kín; đúng giờ không đem chia cho chúng đợi khách đi rồi, mới đem chia cho các người trong chùa. Sữa là vật chiêu đề ([1]), thuộc của chúng tăng trong mười phương, mọi người đều có phần vì ngươi vô đạo, tham tiếc của[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Ba

    Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng trước đã thuật rõ tội báo của ác nghiệp. Vì hoạn lụy của ác báo cho nên trái với nghiệp thù thắng tốt đẹp. Vì ác nghiệp nên phải đọa trong ba đường dữ trải khắp ác thú và sanh ra ở nhơn gian để chịu trả quả báo đau khổ. Quả báo đau khổ như thế đều do nhơn duyên tức đối đời[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Hai - Chương Thứ 5 - Phát Nguyện

    Nguyện xin Tam bảo đem sức bất khả tư nghị lực gia tâm che chở cho chúng con tên . . . . có những thệ nguyện gì, đều được thành tựu. Chúng con sanh ra ở đâu thường cũng không quên mất các lời nguyện hôm nay, và được viên mãn vô thượng bồ đề, thành đẳng chánh giác, Chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Hai - Chương Thứ 4 - Phát Bồ Đề Tâm

    Thấy rồi lại tưởng, nên nghĩ thế nầy: Chỉ có cách phát tâm rộng lớn, tâm bồ đề mới có thể cứu được. Nếu tưởng đến một người thành rồi thì nên tưởng đến hai người. Hai người thành rồi thì tưởng đến ba người. Ba người thành rồi thì tưởng đầy một nhà. Một nhà thành rồi thì tưởng đến một do tuần. Một do tuần thành rồi thì[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Nhất - Chương 3 - Sám Hối

    Các Ngài hay dùng một thân hiện ra vô lượng thân, hay dùng một hình hiện ra vô lượng hình; có thể rút ngắn một kiếp làm một ngày; có thể kéo dài một ngày làm một kiếp. Muốn đình thọ mạng thì vĩnh viễn không diệt độ; muốn thị hiện vô thường thì nhập niết bàn; thần thông trí huệ, vào ra tự tại, bay đi tùy ý, ngồi nằm[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Nhất - Chương 2 - Dứt Nghi Ngờ

    Nếu cho gia đình quyến thuộc là vui, lẽ ra cùng nhau vui mãi, hoan lạc ca cười không dứt, cớ sao thoặc vậy vô thường, qua đời trong nháy mắt! Vừa có đó liền không đó. Sớm cón tối mất, kêu trời vang đất, can trường đoạn đoạn! Chúng sanh lại cũng không tự biết mình từ đâu đến đây? Chết rồi đi đâu. Người còn khóc kẻ mất,[...]

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Quyển Thứ Nhất - Chương 1- Sám Pháp Từ Bi Đạo Tràng

    Lòng đại từ đại bi ấy thường không biết mỏi mệt, hằng cầu việc lành lợi ích cho tất cả: thề dập tắt lửa tham sân si cho tất cả, giáo hóa khiến cho tất cả đều được quả vô thượng bồ đề. Nếu chúng sanh không chứng quả bồ đề. Phật thề không thành chánh giác, vì duyên cớ ấy nên đại chúng cần phải quy y Tam Bảo.

     
  • Kinh Lương Hoàng Sám - Lời Giới Thiệu

    Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên. Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh.

     
 
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com