Mục Lục
THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ Ý CĂN
Lại nguyện ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanhtrong bốn loài sáu đường, ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, ý thường được biết thân sát đạo dâm; khẩu vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu là hoạn nạn; ý thường được biết giết cha hại mẹ, giết A la hán, làm thân Phật xuất huyết, phá sự hòa hiệp của chúng Tăng, hủy báng Tam bảo, không tin nhân quả đều là tội đọa vô gián địa ngục; ý thường được biết người chết rồi không mất; ý tin có nhân quả và sự báo ứng; ý thường được biết xa ác tri thức, ưa gần thiện tri thức; ý thường được biết theo tà sư ngoại đạo là phi pháp; ý thường được biết các pháp tam lậu (14) ngũ cái ([15]) thập triền ([16]) là hay chướng ngại đạo; ý thường biết tam đồ là chỗ khổ báo kịch liệt, tàn khốc của sanh tửđáng sợ.
Nguyện xin ý thường biết hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh (tánh cách làm Phật); ý thường biết chư Phật là Đấng Cha lành, Đại Từ bi, là Đấng Vô thượng Y vương; ý thường biết hết thảy Tôn pháp là thuốc hay dùng trị bệnh của chúng sanh; ý thường biết hết thảy Hiền Thánh là mẹ lành săn sócbệnh hoạn cho chúng sanh; ý thường biết quy y Tam bảo, thọ năm cấm giới, rồi tu thập thiện là những pháp hay chiêu tập quả báo tốt đẹp ở cõi người và cõi Trời; ý thường biết chưa khỏi sanh tửnên tu theo bảy pháp phương tiện ([17]) nên quán sát các pháp noản, đảnh ([18]); v.v. . . ý thường biết nên tu các pháp vô lậu, khổ nhẫn, mười sáu thánh tâm ([19]) thì trước phải tu mười sáu quán hạnh([20]) quán sát tứ đế ([21]); ý thường biết tứ đế là bình đẳng vô tướng ([22]) cho nên chứng được tứ quả([23]); ý thường biết tổng tướng ([24]) biệt tướng ([25]) của tất cả các pháp; ý thường biết mười hai nhân duyên, nhân quả ba đời, xoay vần luân chuyển không bao giờ ngừng; ý thường biết tu hành lục độtám vạn tế hạnh; ý thường biết đoạn trừ tám vạn bốn ngàn trần lao; ý thường biết thể nhập được vô sanh nhẫn ([26]) thì quyết định dứt được sanh tử; ý thường biết được thứ lớp, đầy đủ phẩm vị, giai cấpcủa các Thập trú Bồ tát ([27]); ý thường biết dùng tâm Kim cang ([28]) đoạn trừ si ám vô minh ([29]) mà chứng được quả Phật vô thượng; ý thường biết thể tánh một phen chiếu sáng cùng cực rồi thì muôn đức đầy đủ; hoạn lụy nhiều kiếp đều sạch hết; chứng quả Đại Niết bàn; ý thường biết được mười trí lực([30]) bốn vô úy ([31]) mười tám bất cộng ([32]) vô lượng công đức, vô lượng trí huệ, vô lượng thiện pháp của chư Phật.
Đã phát nguyện về ý căn rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ
Nam mô Di Lặc Phật
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật
Nam mô Thiên Vương Phật
Nam mô Châu Tịnh Phật
Nam mô Thiện Tài Phật
Nam mô Đăng Diệm Phật
Nam mô Bảo Am Thanh Phật
Nam mô Nhãn Trụ Vương Phật
Nam mô La Hầu Thủ Phật
Nam mô An Ổn Phật
Nam mô Sư Tử Ý Phật
Nam mô Bảo Danh Văn Phật
Nam mô Đắc Lợi Phật
Nam mô Biến Kiến Phật
Nam mô Mã Minh Bồ tát
Nam mô Long Thọ Bồ tát
Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.
Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi, đồng gia tâm che chở nhiếp thọ, khiến chúng con tên . . . được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện.
THỨ LẠI PHÁT NGUYỆN VỀ KHẨU NGHIỆP
Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong bốn loàisáu đường khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, miệng thường không hủy báng Tam bảo; miệng không hủy báng người hoằng thông giáo pháp, không nói việc xấu ác của người ấy; miệng không nói làm lành không được quả báo an vui; làm ác không được quả báo khổ sở; miệng không nói người chết mất hẳn, không chuyển sanh, không luân hồi; miệng không nói việc không lợi ích, có tổn hại cho người; miệng không nói kinh sách của tà ma, ngoại đạo làm ra; miệng không dạy người làm mười ác nghiệp, không dạy người tạo tội ngũ nghịch; miệng không tán dương người làm ác; miệng không nói việc chơi cười giỡn cợt, không lý thú của thế tục; miệng không dạy người tin theo thầy tà, quỉ thần, đồng bóng; miệng không bình luận nhân vật xấu tốt; không giận hờn mắng nhiếc cha mẹ, Sư trưởng, Thiện tri thức; miệng không khuyên người tạo tội, không cấm người làm phước.
Nguyện xin miệng thường tán thán Tam bảo; tán thán người hoằng thông giáo pháp, nêu cao công đứctruyền giáo ấy; chỉ bày quả báo thiện ác lành dữ cho người; miệng thường giác ngộ cho người biết rằng thân nầy chết rồi, thần thức không mất; miệng thường phát ra lời lành khiến người nghe được lợi ích; miệng thường diễn nói mười hai bộ kinh của Phật, miệng thường nói hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh; miệng thường dạy người hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ Sư trưởng; thường khuyên người quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, thập thiện lục niệm; miệng thường tán tụng kinh điển; nói các việc lành; miệng thường dạy người gần thiện tri thức; xa ác tri thức; miệng thường nói vô lượng công đức của hàng thập trú Bồ tát và Phật địa; miệng thường khuyên người tu hạnh Tịnh độ; trang nghiêm quả Phật; miệng thường dạy người lễ bái Tam bảo; miệng thường dạy người xây dựnghình tượng, làm các việc cúng dường; miệng thường dạy người làm các việc thiện gấp như cứu lửa cháy dầu; miệng thường dạy người cứu giúp người nghèo khổ, không tạm nghỉ.
Đã phát nguyện về miệng rồi, Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ:
Nam mô Di Lặc phật
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật
Nam mô Thế Hoa Phật
Nam mô Cao Đảnh Phật
Nam mô Vô Biên Biện Tài Thành Phật
Nam mô Sai Biệt tri Kiến Phật
Nam mô Sư Tử Nha Phật
Nam mô Lê Đà Bộ Phật
Nam mô Phước Đức Phật
Nam mô Pháp Đăng Cái Phật
Nam mô Mục Kiền Liên Phật
Nam mô Vô Ưu Quốc Phật
Nam mô Ý Tứ Phật
Nam mô Lạc Bồ Đề Phật
Nam mô Sư Tử Du Hý Bồ tát
Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ tát
Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.
Nguyện xin Tam bảo, dủ lòng từ bi cho chở nhiếp thọ, khiến chúng con tên . . . được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện.
CHƯ HẠNH PHÁP MÔN
Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường khắp mười phương, từ khi phát nguyệnnầy về sau, tất cả chúng sanh đều đầy đủ chư hạnh phàp môn:
- Muốn có lòng tin Tam bảo cương quyết thì có cung kính pháp môn.
- Muốn không lòng nghi ngờ thì có kiên cố pháp môn.
- Muốn đoạn sự sanh tâm làm ác thì có sám hối pháp môn.
- Muốn lời nguyện được thanh tịnh thì có niệm hối pháp môn.
- Muốn không hủy phá ba nghiệp thì có hộ thân pháp môn.
- Muốn tịnh bốn nghiệp thì có hộ khẩu pháp môn.
- Muốn tâm thanh tịnhthì có hộ ý pháp môn.
- Muốn nguyện vọng được đầy đủ thì có bồ đề pháp môn.
- Muốn tất cả không hại thì có bi tâm pháp môn.
- Muốn lập đức hóa độ thì có từ tâm pháp môn.
- Muốn không hủy báng người khác thì có hoan hỷ pháp môn.
- Muốn không khinh dể người khác thì có chí thành pháp môn.
- Muốn diệt ba đường ác thì có Tam bảo pháp môn.
- Muốn hoàn toàn không giả dối thì có chơn thật pháp môn.
- Muốn không lòng bỉ ngã thì xả hại pháp môn.
- Muốn không do dự thì có tâm bỏ sự ràng buộc pháp môn.
- Muốn diệt trừ đấu tránh kiện tụng thì có ý vô tránh pháp môn.
- Muốn tu hạnh bình dẳng thì có ứng chánh pháp môn.
Lại nguyện xin cho hết thảy chúng sanh đầy đũ vô lượng pháp môn sau nầy:
- Tâm xu hướng pháp môn là quán tâm như huyễn.
- Ý đoạn pháp môn là xả bỏ cội gốc bất thiện.
- Thần túc pháp môn là thân tâm đều khinh tiện.
- Tín căn pháp môn là nguyện không thối chuyển.
- Tấn căn pháp môn là không xả pháp lành.
- Niệm căn pháp môn là khéo tạo đạo nghiệp.
- Định căn pháp môn là nhiếp tâm vào chánh đạo.
- Huệ căn pháp môn là quán lý vô thường khổ, không v.v...
- Tín lực pháp môn là vượt hẳn oai thế của ma vương.
- Tấn lực pháp môn là một phen tới không bao giờ lui.
- Niệm lực pháp môn là chưa tằng bỏ quên thiện niệm.
- Định lực pháp môn là diệt các vọng tưởng.
- Huệ lực pháp môn là xoay vần qua lại (vận chuyển tư tưởng).
- Truy giác pháp môn là tích cực tu hành Phật đạo.
- Chánh định pháp môn là nhập được tam muội.
- Tịnh tánh pháp môn là không ưa tu theo các thừa giáo pháp khác.
Nguyện xin cho chúng sanh đều được một trăm lẻ tám pháp môn như vậy của Bồ tát ma ha tát; thanh tịnh Phật độ, khuyến hóa người xan tham, tật đố, thảy đều thoát khỏi tám nạn; thảy đều nhiếp phục được người tranh tụng, sân khuể; siêng làm các việc lành, khéo nhiếp phục người lười biếng; thảy đều được định ý thần thông, thâu nhiếp các loạn tưởng, không cho vọng động.
Đã phát nguyện về ý căn rồi, Đại chúng lại cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y thế gian Đại từ bi phụ:
Nam mô Di Lặc phật
Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật
Nam mô Pháp Thiên Kính Phật
Nam mô Đoạn Thế Lực Phật
Nam mô Cực thế Lực Phật
Nam mô Huệ Hoa Phật
Nam mô Kiên Am Phật
Nam mô An Lạc Phật
Nam mô Diệm Nghĩa Phật
Nam mô Ái Tịnh Phật
Nam mô Tàm Quý Nhan Phật
Nam mô Diệu Kế Phật
Nam mô Dục Lạc phật
Nam mô Lâu Chí Phật
Nam mô Dược vương Bồ tát
Nam mô Dược thượng Bồ tát
Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát
Nam mô Quán thế Âm Bồ tát
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.
Nguyện xin Tam bảo dủ lòng từ bi cứu hộ nhiếp thọ khiến các chúng sanh trong bốn loài sáu đường, khắp ba cõi, nhờ sức công đức nhân duyên phát tâm, phát nguyện của Đạo tràng sám hối nầy, đều đầy đủ phước đức trí huệ, nhờ sức thần thông mà được tùy tâm tự tại.
PHẦN CHÚC LỤY
Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, đã vì chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà phát thệ nguyện rồi; thứ lại xin đem các chúng sanh ấy phó chúc cho các vị ại Bồ tát. Nguyện xin chư Đại Bồ tát dủ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng sanh được nhờ công đức sám hối phát nguyện nầy.
Lại nguyện xin dủ lòng từ bi niệm lực khiến hết thảy chúng sanh ấy đều muốn cầu vô thượng phước điền; hết lòng tin rằng: cúng dường Phật được vô lượng phước báo; khiến biết hết thảy chúng sanh một lòng hướng về đức Phật được vô lượng quả báo thù thắng thanh tịnh; nguyện xin cho chúng sanh đối với các Phật sự không có tâm keo rít mà phát tâm đại bố thí, không luyến tiếc gì.
Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối với hết thảy cơ sở Phật giáo, phát tâm làm các việc phước điềnvô thượng, xa lìa hạnh nguyện của Tiểu thừa; tu Bồ tát đạo được vô ngại giải thoát, thành nhất thế chủng trí của chư Phật.
Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh đối các cơ sở Phật giáo trồng vô lượng căn lành; được vô lượngphước đức, trí huệ của Phật.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thâu nhiếp lấy trí huệ sâu xa, nhìn vào vô thượng chí vương được đầy đủ thanh tịnh.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thần lực vô ngại tự tại, dạo chơi khắp hết thảy chỗ của chư Phật đã đến.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh nhiếp thủ lấy giáo lý Đại thừa, được vô lượng chủng trí, an trú bất động.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh thành tựu hoàn toàn phước điền đệ nhất, hay xuất sanh ra hết thảy trí huệ.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đối với hết thảy chư Phật không có tâm hiềm khích, ân hận mà lại trồng các căn lành, tham cầu trí huệ của Phật.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh dùng được phương tiện nhiệm mầu đi đến hết thảy cõi nước trang nghiêm của chư Phật; trong một niệm đã đi sâu vào pháp giới không biết mỏi mệt.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh được thân tướng trang nghiêm, không ai có thể so sánh kịp; hay đi khắp hết thảy mười phương thế giới không nhàm chán.
Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đều thành tựu được thân tướng rộng lớn, đi lại tùy ý ; đều được thần lực của Phật; trang nghiêm hoàn toàn cảnh giới giải thoát, trong khoảng một niệm thực hiện được rõ ràng sức thần thông tự tại của chư Phật, khắp hư không pháp giới.
Đã phát đại nguyện như thế ấy rồi, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không; nguyện cho các chúng sanh đồng được như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện. Đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ Tam bảo.
Thảng hoặc như đệ tử tên . . . bị các quả báo khổ sở không thể cứu chúng sanh, nguyện xin đem các chúng sanh ấy phó thác cho:
Vô lượng vô biên, tận hư không giới pháp thân Bồ tát.
Vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ tát.
Vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ tát.
- Hưng chánh Pháp Mã Minh Đại sư Bồ tát.
- Hưng tượng Pháp Long Thọ Đại sư Bồ tát.
- Mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ tát.
- Mười phương tận hư không giới Quán Thấ Âm Bồ tát.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Phổ Hiền Bồ tát
Sư Tử Du Hý Bồ tát
Sư Tử Phấn tấn Bồ tát
Sư Từ Phan Bồ tát
Sư Tử Tác Bồ tát
Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ tát
Kim Cang Huệ Bồ tát
Khí Ấm cái Bồ tát
Tịch Căn Bồ tát
Huệ Thượng Bồ tát
Thường Bất Ly Thế Bồ tát
Dược Vương Bồ tát
Dược Thượng Bồ tát
Hư Không Tạng Bồ tát
Kim Cang Tạng Bồ tát
Thường Tinh Tấn Bồ tát
Bất Hưu Tức Bồ tát
Diệu Âm Bồ tát
Bảo Nguyệt Bồ tát
Nguyệt Quang Bồ tát
Bạt Đà Bà Lôn Bồ tát
Việt Tam Giới Bồ tát.
Lại xin phú chúc hết thảy chúng sanh ấy cho tất cả mười phương tận hư không giới chư Đại Bồ tát.
Nguyện xin chư Đại Bồ ma ha tát dùng bổn thệ nguyện lực, thế độ chúng sanh lực mà nhiếp thọ mười phương vô cùng vô tận hết thảy chúng sanh; nguyện xin chư Bồ tát ma ha tát không xả bỏ chúng sanh, xem chúng sanh đồng như thiện tri thức, không có quan niệm chia rẽ; nguyện xin cho chúng sanh biết ơn chư Bồ tát, thân cận cúng dường chư Bồ tát. Nguyện xin chư Bồ tát thương xót nhiếp thọ, khiến các chúng sanh ấy được tâm ngay thẳng, theo dõi Bồ tát, không xa lìa Bồ tát. Nguyện xin cho chúng sanhbiết vâng lời Bồ tát dạy bảo, không dám trái nghịch; được tâm kiên cố, không bỏ thiện tri thức, xa lìa tõi lỗi, tâm không thối chuyển; khiến chúng sanh vì thiện tri thức, không tiếc thân mạng, xả bỏ hết thảy, không trái ý thiện tri thức. Nguyện cho chúng sanh tu tập đại từ, xa lìa các điều ác; nghe chánh phápcủa Phật đều hay thọ trì; nguyện khiến chúng sanh thiện căn nghiệp báo đồng như Bồ tát; hạnh nguyệnđồng như Bồ tát; rốt ráo thanh tịnh, đầy đủ thần thông, tùy ý tự tại; tu đạo đại thừa cho đến khi chứng được hoàn toàn nhất thế chủng trí; ở trong thời gian ấy không có lười biếng; cỡi nghiệp trí huệ đến chỗ an ổn, được vô ngại đạo, hoàn toàn tự tại.
Trước hết là quy y Tam bảo, đoạn nghi, sanh tín, sám hối, phát tâm, hiển quả báo, xuất địa ngục, giải oán, tự khánh (vui mừng) phát nguyện, hồi hướng cho đến cuối cùng là phần chúc lũy nầy, như thế, có bao nhiêu công đức đều đem bố thí cho hết thảy chúng sanh, tận hư không giới, khắp mười phương. Nguyện xin đức Di Lặc Thế Tôn chứng giám cho chúng con, mười phương chư Phật, thương xót che chở cho chúng con. Những điều chúng con sám hối đều được thành tựu; nguyện cho chúng sanh đồng với Từ bi phụ. Sanh đến cõi nầy tham dự Hội Phật thuyết pháp đầu tiên; nghe pháp ngộ đạo; công đứctrí huệ hết thảy đều đầy đủ, cùng với chư Bồ tát, bình đẳng không sai khác, nhập kim cang tâm, thành bậc chánh giác.
TÁN PHẬT CHÚ NGUYỆN
Đa già a già độ, a la ha tam miệu tam Phật đà, mười hiệu đầy đủ, độ người vô lượng dứt sạch sanh tử.
Nguyện xin nhờ công đức nhân duyên sám hối hôm nay cho các chúng sanh và mọi người đều được hoàn toàn như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện:
1.- Đệ tử chúng con tên . . . những lời thệ nguyện hôm nay đã phát ra, nguyện xin nguyện nào cũng đồng như mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, chư đại Bồ tát đã phát thệ nguyện.
2.- Chư Phật, chư đại Bồ tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay thệ nguyệncũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, hết thảy số kiếp, chúng sanh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
3.- Thế giới không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
4.- Hư không không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
5.- Pháp tánh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
6.- Niết bàn không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
7.- Phật ra đời không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
8.- Trí huệ chư Phật không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
9.- Tâm tưởng biết không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận;
10.- Trí sanh khởi không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận, Thế gian đạo chủng, Pháp đạochủng, trí huệ đạo chủng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.
Nếu mười điều ấy có thể cùng tận, lời nguyện của chúng con mới có thể cùng tận. Mười điều ấy không cùng tận, nguyện chúng con không bao giờ cùng tận, hết thảy đều Hòa nam Tam thừa Thánh chúng.
TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP
QUYỂN THỨ MƯỜI
--- HẾT ---
HT Thích Viên Giác
1 Thanh tịnh thú: Chỗ ở, nơi thác thai được thanh tịnh, tức là Y báo, Chánh báo, Tịnh độ.
2 Thất thánh tài: Bảy thứ của báu, của Thánh nhơn sau khi đã lên địa vị “Kiến đạo” rồi. Các kinh chia 7 thứ này có hơi khác nhau: 1.- Tín, 2.- Giới, 3.- Đa văn, 4.- Tàm, 5.- Quí, 6.- Xả, 7.- Huệ.
3 Nhất thế chủng trí: Trí huệ của Phật (Xem chú thích quyển 9 số 2)
4 37 phẩm trợ đạo: 37 pháp giúp cho đi đến Niết Bàn như con đường đạo lộ.
37 là: Tứ niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần và Bát Thánh đạovậy.
5 12 nhân duyên quán: Quán sát 12 nhân duyên:
1.- Vô minh, 2.- Hành, 3.- Thức, 4.- Danh sắc, 5.- Lục nhập, 6.- Xúc, 7.- Thọ, 8.- Ái, 9.-Thủ, 10.- Hữu, 11.- Sanh, 12.- Lão tử.
6 Sáu Ba la mật: Tức Lục độ: 1.- Bố thí, 2.- Trì giới, 3.- nhẫn nhục, 4.- Tinh Tấn, 5.- Thiền định, 6.- Trí huệ.
7 ,8 Đại bi Tam miệu: Tâm đại bi của Phật thường an trú bất động trong 3 trường hợp sau đây:
1.- Phật giáo hóa chúng sanh tin Phật, Phật cũng không vui mừng, tâm thường an trú nơi chánh niệm, chánh trí. 2.- Chúng sanh không tin Phật, Phật cũng không buồn phiền, tâm thường an trú nơi chánh niệm, chánh trí. 3.- Chúng sanh có khi tin, có khi cũng không tin, Phật cũng không vui mừng và cũng không buồn phiền, tâm thường an trú nơi chánh niệm, chánh trí.
9 Thập lưc: Tức 10 trí lực của Phật. (xem chú thích số 8, quyển 5)
10 Tứ vô sở úy: Bốn món không sợ 1.- Nhất thế trí vô úy: Hiểu biết tất cả Pháp thế và Xuất thế. 2.- Lậu tận vô úy: Dứt sạch các giống sanh tử hữu lậu. 3.- Thuyết chướng đạo: Nói rõ các đạo lý hay chướng ngại các tà ma ngoại đạo. 4.- Thuyết tận khổ đạo: Nói rõ đạo giáo hay diệt hại các thống khổ. -- Phật đứng dậy: Phật đối giữa đại chúng tự tuyên bố 4 điều ấy một cách hùng hồn, không sợ sệt.
11 –18 pháp bất cộng: 1.- Thân không lỗi. 2.- Miệng không lỗi. 3.- Niệm không lỗi. 4.- Không có tâm tưởng khác. 5.- Không có tâm bất định. 6.- Không có tâm không biết mà đã xả. 7.- Sự muốn không giảm. 8.- Tinh tấn không giảm. 9.- Niệm không giảm. 10.- Huệ không giảm. 11.- Giải thoát không giảm. 12.- Giải thoát tri kiến không giảm. 13.- Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí huệ. 14.- Tất cả khẩu nghiệp đều hành động theo trí huệ. 15.- Tất cả ý nghiệp đều hành động theo trí huệ. 16.- Trí huệ biết đời vị lai không ngại. 17.- Trí huệ biết đời quá khứ không ngại. 18.- Trí huệ biết đời hiện tại không ngại.
12 8.400 pháp môn là pháp môn tu hành đối trị với 8.400 phiền não.
13 Pháp thân thường trú tức là chơn thân, thật tướng của Phật, cũng gọi là Phật tánh hay Pháp tánh.
14 Tam lậu: 1.- Dục lậu: chúng sanh bị vô minh ái nhiễm ràng buộc nên ở mãi trong Dục giới, không ra được. 2.- Hữu lậu: Chúng sanh bị vô minh, phiền não tạo nghiệp chịu quả nên không ra được các cõi sắc giới và Vô sắc giới. 3.- Vô minh lậu: Chúng sinh bị vô minh che lấp tâm tánh nên không ra khỏi ba cõi.
[15] Ngũ cái: Năm món ngăn che tâm tánh: 1.- Tham dụ. 2.- Giận nóng. 3.- Ngủ nghỉ, tâm hôn trầm, tán loạn.4.- Trạo hối: Trong tâm có xao động, ăn năn. 5.- Nghi ngờ: Không phân biệt được chơn ngụy, do dự, không quyết định.
[16] 10 triền: 10 giây ràng buộc: 1.- Vô tàm: Có tội lỗi mà không biết hổ. 2.- Vô quý: Có tội lỗi người khác biết được mà không biết thẹn. 3.- Tật: Thấy người có đức hạnh hay ghen tị, ghen ghét. 4.- Xan: Keo kiết không biết bố thí. 5.- Hối: Ăn năn tội lỗi đã làm. Sám hối nên dứt tâm. 6.- Thùy miên: hôn mê, không tỉnh táo, không xét được thâm tâm. 7.- Trạo cử: trong tâm xao động. 8.- Hôn trầm: Tinh thần hôn mê không biết gì. 9.- Sân hận: Đối nghịch cảnh không nhẫn nhục mà hay sân hận. 10.- Phú: che dấu tội lỗi. - Mười pháp nầy trói buộc chúng sanh trong luân hồi đau khổ.
[17] Bảy phương tiện:
1.- Ngũ đình tâm quán: a) Quán bất tịnh: để đối trị tâm tham dục. b) Quán từ bi: để đối trị lòng hay giậnhờn. c) Quán sổ tức: để đối trị tâm tán loạn. d) Quán nhân duyên: để đối trị tâm si mê. đ) Quán niệmPhật: để đối trị nghiệp chướng.
2.- Biệt tướng quán: Quán sát riêng từng món ví như quán Tứ niệm xứ: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
3.- Tổng tướng quán: Trong một niệm quan sát tổng quát 4 pháp một lần: Thân thọ tâm pháp. Như quán thân bất tịnh thì biết cả thọ, tâm, pháp cũng vậy.
[18] 4.- Noãn vị: Lấy chỗ biệt tướng, tổng tướng, và quán cảnh Tứ đế, phát trí hiểu được một phần tương tợ Phật tánh, hàng phục được chút đỉnh phiền não. Cũng như hai cây gỗ cọ nhau mới thấy hơi nóng nóng.
5.- Đảnh vị: Theo noãn pháp tu tiến lên có phần thắng tấn, định huệ được rõ ràng, như lên đỉnh núi thấy rõ 4 phương.
6.- Nhãn vị: Bởi công tu từ trước có phần thắng tấn, với cảnh Tứ đế, có kham nhẫn làm vui.
7.- Thế đệ nhất vị: Tu Tứ đế đến đây sắp thấy Pháp tánh, vào Sơ quả đối với thế gian là hơn hết.
[19] 16 Thánh tâm: 16 hành tướng quán sát Tứ đế để vào địa vị kiến đạo sau khi đoạn được kiến hoặc.
[20] 16 hành quán: 16 phương pháp quán sát lý Tứ đế khổ trí nhẫn v.v...
[21] Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo là 4 sự thật quyết định.
[22] Bình đẳng vô tướng: Về phương diện Đại thừa thì Tứ đế có tính cách bình đẳng, vô tướng, vô lượng, vô tác, nên Tứ đế không có nghĩa tiêu cực mà là tích cựa, phát từ bi tâm cứu độ chúng sanhtrước khi thành Phật.
[23] Tứ quả: 4 quả vị của Tiểu thừa:
1.- Sơ quả gọi là Tu đà hoàn hay nhập lưu, còn 7 phen sanh tử nữa mới chứng A la hán.
2.- Nhị quả hay là Tư đà hàm, gọi là nhất lai: còn một phen sanh tử nữa mới chứng A la hán.
3.- A na hàm hay là Bất lai: không sanh lại nữa, chết rồi chứng quả A la hán.
4.- A la hán gọi là vô sanh: hết sanh tử luân hồi.
[24]Tổng tướng. (xem chú thích số 17, Bảy phương tiện, quyển này)
[25] Biệt tướng (xem chú thích số 17, Bảy phương tiện, quyển này)
[26] Vô sanh nhẫn: cũng gọi là vô sanh pháp nhẫn: Chứng được Phật tánh là lý tánh, bất sanh, bất diệt. Từ sơ địa đến Bát địa Bồ tát mới vào được Vô sanh nhẫn.
[27] Thập trú: Địa vị này sau khi đã qua khỏi địa vị Thập tín, thắng tấn lên đến Phật địa, đã vào không lý bát nhã rồi, an trú vào đó mà sanh công đức nên gọi là “địa”.
[28] Kim cang tâm: Tâm của Bồ tát kiên cố không thể phá hoại.
[29] Vô minh: Không sáng, cội gốc của si mê, căn bản của tham, sân, si, phiền não do vô minh mà sanh. Đến địa vị Phật mới hết vô minh, sanh giác ngộ.
[30] 10 trí lực:(xem chú thích số 8 quyển 5).
[31] 4 món vô úy(xem chú thích số 10 quyển này).
[32] 16 pháp bất cộng(xem chú thích số 11 quyển này).