Đám đông tràn ngập trên các con đường phía dưới tháp vàng của chùa Swayambhunath vào hôm thứ hai để cùng thắp nến bên lề đường cũng như dâng những đó hoa cúc vàng và hương lên bàn thờ nhân ngày Đức Phật Đản Sinh, ngày lễ hội trọng đại ở Nepal.
Karma Lâm, một họa sĩ và cũng là một Phật tử đang xem các nhà sư sắp thành hàng tụng kinh, thỉnh chuông mõ dưới tượng Phật vàng ngay sát chân chùa, một thánh tích rất nổi tiếng với khách hành hương.
"Khi có một ngày lễ thiêng liêng, mọi người thường cùng đến và trò chuyện về những gì đã xảy ra. Đó là bản chất tự nhiên của con người. Sau đó chúng tôi thấy rằng không phải chỉ có mỗi bản thân mình bị nạn."Lama, 52 tuổi cho biết.
Ngày Phật đản càng có ý nghĩa trọng đại hơn vào năm nay sau trận động đất 7.8 độ diễn ra ở trung tâm đông bắc của thủ đô Katmandu vào hôm 25/4, làm chết 7,365 người, thiệt hại rất nhiều đền thờ và làm cho hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh không nhà.
Rất nhiều người ở ngoài đường thủ đô hôm thứ hai cho biết họ thấy cuộc sống hàng ngày cũng khá tốt nhưng sẽ phải mất nhiều năm để xây dựng lại nhà cửa và ổn định cuộc sống.
Rajyamuni Shakya, chủ một cửa tiệm tạp hóa đang đặt nến dưới điện thờ vừa mở cửa lại vài ngày trước đó và cho biết nhiều cửa hiệu cũng đã bắt đầu mở lại vào hôm thứ hai.
"Bạn thấy rất nhiều người đến viếng chùa. Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc sống đang trở lại bình thường" Shakya, 32 tuổi cho biết.
Nhà của Shakya đã bị hư hại trong trận động đất nhưng anh cảm thấy yên tâm về sự an toàn của mình sau khi một kỹ sư kiểm tra nó. Trường mà con gái anh, 8 và 14 tuổi đang học vẫn tiếp tục đóng cửa vì bị hư hại.
"Tôi cũng chẳng biết khi nào trường mở cửa lại" Shakya cho biết khi các cô con gái đang đứng kế bên điện thờ cạnh anh.
Gần đó, Khada Bahadur Gamal đang khuấy một thùng bánh gạo để dâng cúng đứng Phật trong khi đang cùng làm việc để đưa thức ăn mang đi xa. Gamal, 46 tuổi, cho biết anh thường làm việc bán thời gian ở căng tin trường học. Gia đình anh đang sống tại căn lều ở một khu bỏ trống vì nhà đã bị phá nát trong trận động đất. Anh cho biết vợ anh đã bị chấn thương đầu trong trận động đất và cô ấy không thể làm việc được dù đã được xuất viện.
"Mọi thứ có lẽ đã trở lại bình thường nhưng vẫn chưa phải với tôi" Gâml cho biết.
Có một bàn cứu trợ gần các tình nguyện viên nhưng Gamal cho biết anh vẫn chưa nhận được gì.
Rất nhiều người sống sót đã di chuyển ra khỏi thung lũng Katmandu để đến các làng quê gần với người thân và cảm thấy an toàn hơn "Dần dần, họ sẽ trở lại thung lũng thôi. Tuy nhiên, sẽ không nhiều như trước đây."
Boima Bamnga đã kiếm được khoảng $40 từ việc bán chuỗi cầu nguyện và hương gần chùa hôm thứ hai so với khoảng $400 năm ngoái. Bamnga, 50 tuổi đổ lỗi đó là do cuộc di cư khỏi thung lũng. Nhiều người ở lại vẫn không thể có điều kiện mà đi.
"Mọi người không có tiền vì nhà cửa đã bị phá hủy. Ngay cả nếu họ muốn chôn thứ gì, họ cũng không thể làm được. Và tất cả những gì họ cần là thực phẩm, không phải những thứ trang trí."
Masali Lama, 52 tuổi đáng lẽ đã rời thung lũng sau khi nhà và cửa hiệu của cô bị phá hủy nhưng nhà cha mẹ cô ở quê cũng bị phá hủy. Giờ họ đang ở trong các căn lều tạm bợ.
Tuy nhiên, cô vẫn mang chuỗi đỏ cùng màu với bộ quần áo truyền thống vàng đỏ đi khắp thành phố đến chùa vào hôm thứ hai để dâng táo và chuối lên bàn thờ Phật.
Swayambhunath còn được biết đến là chùa khỉ vì là nơi trú ngụ của khỉ. Hôm thứ hai chúng nấp sau bàn thờ để lấy trộm trái cây và bánh ngọt.
Lama hòa vào đám đông. Càng nhiều người sống sót cô gặp, cô càng cảm thấy đỡ trầm cảm "tôi đã gặp rất nhiều người nhà bị phá hủy và nhiều người cũng bị thiệt hại. Tôi nhận ra rằng nó xảy ra ở mọi nơi. Tôi rất là hạnh phúc vì còn sống."
Ngọc Hằng dịch
Theo Los Angeles Times