Jack Tiwari, chủ tịch hội người Nepal ở Mỹ bắt đầu mỗi buổi sáng bằng việc cầu nguyện đến hàng chục vị thần Ấn Độ Giáo trên bàn thờ tại ngôi nhà của anh ở Bắc Virginia. Anh cảm ơn các vị thần đã cho anh một ngày mới, cúng dường đồ ngọt đến họ và cầu xin sức khỏe cũng như hạnh phúc.

Vào hôm thứ bảy, Tiwari bị đánh thức lúc 5h sáng bởi tin dữ về trận động đất kinh hoàng vừa xảy ra tại quê nhà của anh trên dãy Himalaya. Nhiều giờ sau đó, anh cố gắng điên cuồng liên lạc với cha mẹ và người thân vẫn còn sống ở Nepal cũng như tìm kiếm các hình ảnh trên Facebook và các mạng xã hội khác để biết xem số phận của họ như thế nào.

May mắn cho Tiwari, gia đình của anh vẫn an toàn. Tuy nhiên, cũng như hàng ngàn gia đình người Nepal ở Mỹ khác, anh vẫn quan tâm đến rất nhiều bạn thân và những người thân yêu ở lại khi họ sang Mỹ định cư vào năm 2005. Trong khi họ cố gắng quyên góp tiền bạc và vật dụng gởi về cho các nạn nhân bị động đất, rất nhiều Phật Tử và tín đồ của Ấn Độ Giáo, những niềm tin tôn giáo chính ở Nepal lại trở về với việc cầu nguyện cũng như các nghi lễ cổ xưa, thỉnh các vị thầy và những vị trưởng thượng ở đền cầu mong sự trợ giúp của các vị thần để xoa dịu nổi đau thương quá lớn này.

Hơn 3,000 người đã chết ở Nepal vào tuần này do trận động đất với cường độ 7,8 cũng như rất nhiều dư chấn mạnh gây ra. Gần 100 người ở Tây Tạng và Ấn Độ đã bị chết vì động đất. Các tháp và chùa cao, các tượng đài đặc trưng của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo đã bị đổ sập vỡ vụn. Đền thờ vĩ đại của Thần Shiva, vị thần của Ấn Độ Giáo và đền thờ Narayan thu hút rất nhiều du khách hành hương đến Kathmandu hàng thế kỷ qua giờ đã vỡ vụn.

Todd Lewis, một chuyên gia về tôn giáo Châu Á tại trường đại học Dòng Tên (Holy Cross) ở Massachusetts cho biết lịch sử tôn giáo của Nepal đã được hình thành do vị trí địa lý bị cô lập, sự đa dạng về văn hóa và dân tộc. Hơn 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 9% theo Phật giáo, 4.4 % là Hồi giáo và khoảng 1% là theo Thiên Chúa Giáo.

Khi tin tức về trận động đất lan truyền đi, các nhà lãnh đạo tôn giáo từ Đức Giáo Hoàng Francis cho đến Đức Dalai Latma đều cầu nguyện và gởi lời chia buồn. Ở Hoa Kỳ, rất nhiều các nhóm người Nepal tại Mỹ đã tổ chức đốt nến cầu nguyện vào tối chủ nhật và một số đền thờ Ấn Độ Giáo sẽ tổ chức lễ đặc biệt dành cho những nạn nhân của trận động đất. Season Shrestha, người đứng đầu của tổ chức Newah cho biết. (Newahs là những người dân bản địa ở Nepal). Rất nhiều nghi lễ có lẽ tập trung vào thần Brahma, vị thần sáng tạo theo học thuyết Tiwari. "Ngài là người đã tạo nên thế giới và vì thế chúng tôi hy vọng Ngài sẽ cứu nguy cho sự sống."

Tuy nhiên, không như truyền thống của Hồi giáo khi tin rằng chỉ có một vị thần duy nhất toàn trí toàn năng, theo học thuyết này, chịu trách nhiệm cho việc tạo ra những trận thiên tai, Phật giáo và Ấn Độ Giáo có những cách nhìn vào các thảm họa khác nhau. Lewis giải thích.

Một số nơi tin vào thuyết nhân quả - hành động của con người gặt hái quả ở tương lai. Tuy nhiên nhiều người chỉ xem động đất hay sóng thần như là những sự kiện phi luân lý, không phải gây ra bởi sự tức giận của các vị thần hay do tội lỗi xứng đáng mà con người phải gánh chịu.

"Kinh sách Phật Giáo và Ấn Độ Giáo đã nói rất rõ rằng có rất nhiều sự việc chỉ tự xảy ra" không phải do các vị thần của vũ trụ hay nguyên nhân gì cả, Lewis cho biết. Trong một quyển sách Phật giáo nổi tiếng "Các câu hỏi của vua Milinda" Đức Phật dạy rằng hầu hết các sự việc xảy đến với mọi người, dù tốt hay xấu không liên quan gì đến nhân quả."Nói một cách đơn giản rằng : Việc đó cứ xảy ra.

Chung tay hành động

Mặc dù vậy, các Phật tử và những người theo Ấn Độ giáo không phải những người chấp nhận số phận, chỉ ngồi yên trong khi cả thế giới đang chuyển động về phía kết thúc cuộc khải huyền. Rất nhiều người từ hai niềm tin đã chung tay hành động khi tin tức về trận động đất lan truyền.

Trên Facebook, một số người theo Phật giáo Tây Tạng đã gởi đồ cứu trợ và lời cầu nguyện đến rất nhiều tu viện theo truyền thống như thế ở Nepal. Cụm từ một lần nữa được lặp đi lặp lại là : Om mane Padme hum, có thể dịch theo nhiều cách khác nhau nhưng nghĩa chung là "Ngọc trong hoa sen."

Được biết như là "Chú Đại Bi" , bài chú do Bồ Tát Quán Thế Âm tuyên thuyết. Khi chú này được tụng, phật tử, nhất là ở Nepal tin rằng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ xuất hiện và giúp những người cần giúp, Lewis giải thích. Trận động đất đã xảy ra khi người Nepal đang tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cổ xưa hàng thế kỷ dành riêng cho Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hiện nay, thay vì lo xoay vòng bánh xe cầu nguyện của Bồ Tát, người Nepal đang dựng lò hỏa táng các xác chết. Nghi lễ này có vẻ xa lạ và thậm chí khá khủng khiếp với người Tây Phương thường mặc đồ rất đẹp cho người chết và chôn họ trong huyệt mộ.

Tuy nhiên ở Nepal, một quốc gia không có nghĩa địa, Lewis cho biết hỏa táng dường như là phương cách từ bi đối xử với người chết cho cả những người theo Phật giáo và Ấn Độ Giáo tin vào thuyết luân hồi, rằng chúng ta đã luân hồi không chỉ có một kiếp mà rất nhiều kiếp. Khi chúng ta chết, thân xác có thể chết nhưng tinh thần, Ấn Độ Giáo gọi là linh hồn còn Phật giáo gọi là thần thức  vẫn tiếp tục sống và tìm kiếm một cơ thể mới để trú ngụ.

Nếu xác chết không được tiêu hủy nhanh chóng sau khi chết, linh hồn sẽ vất vưởng và sẽ bị mắc kẹt trong các cõi làm cho chúng phải lang thang trên trái đất và trở thành những con ma đói. Khi hộp sọ bị vỡ ra trên giàn thiêu, điều đó có nghĩa là linh hồn đã rời thân xác. Tro sẽ được rải xuống sông Bagmati, dòng sông linh thiêng theo cả hai truyền thống Ấn Độ Giáo và Phật Giáo và tái sinh ở hạ lưu.

"Thân xác đã ra đi nhưng linh hồn vẫn còn tiếp tục sống."

Ngọc Hằng dịch

Theo CNN




Có 1 phản hồi đến “Phật Giáo Và Ấn Độ Giáo Quan Niệm Như Thế Nào Về Thảm Họa Động Đất Ở Nepal?”

  1. Việt Hoàng đã nói

    Thật là tội nghiệp cho Nepal. Nguyện cầu chư Phật sẽ gia hộ cho họ. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát!

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com