Bên cạnh dịch bệnh, chiến tranh, bạo loạn và đói nghèo, có một nguồn thảm họa khác thường ít được quan tâm đến đó là "thiếu tình thương" Đức Gyalwang Kảmpa thứ 17 của dòng truyền thưa Ogyen Trinley Dorje đã phát biểu như vậy tại nhà thờ tưởng niệm của trường đại học Harvard nhân chuyến thăm của Ngài vào tuần trước.

"Thiếu tình thương có thể làm cho con người không có được sự giúp đỡ khi họ cần, không có bạn bè khi họ cần một người bạn. Vì vậy, với suy nghĩ nào đó thì điều nguy hiểm nhất trên thế giới là vô cảm. Chúng ta thường nghĩ đến vũ khí, bạo loạn, chiến tranh, bệnh tật là những mối nguy hiểm khủng khiếp. Đúng là như vậy nhưng chúng ta có thể có những phương cách để phòng tránh. Tuy nhiên, khi cảm giác vô cảm chiếm ngự chúng ta, chúng ta không thể nào tránh được."

Đức Karmapa 29 tuổi, lãnh đạo của dòng truyền thừa Phật giáo Karma Kagya 900 năm đã hướng dẫn hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Sinh ra trong một gia đình bình thường

Đức Karmapa được chọn lựa là tái sanh trước đó của dòng Karma Kagyu khi còn là một cậu bé. Trong khi đang được huấn luyện thì đến năm 14 tuổi Ngài đã trốn thoát từ Tây Tạng sang Ấn Độ để được gần Đức Dalai Latma và những vị thầy thuộc dòng truyền thừa của mình.

Chuyến viếng thăm của Đức Karmapa đến đại học Harvard

Trong suốt buổi trò chuyện vừa giải trí vừa giác ngộ, Đức Karmapa đã hài hước về việc dùng thông dịch viên trong khi Ngài có thể nói tiếng Anh "Thật sự thì tôi có thể nói được một chút tiếng Anh. Tôi cảm giác rằng tôi nói tiếng Anh tồi lắm. Hiển nhiên tôi không nghĩ rằng trình độ tiếng Anh của mình đạt chuẩn tại Harvard." Ngài đã làm cho hơn 1,000 khán giả tham dự bật cười trong buổi nói chuyện hôm thứ năm.

Ngài cũng hài hước rằng Ngài đến Hoa Kỳ nhưng lại không thể nào thử được món thịt nướng của Mỹ mà Ngài nghe rất nhiều vì Ngài ăn chay. Đức Karmapa đã trò chuyện về rất nhiều chủ đề, bao gồm sáng kiến Phật Giáo, nguyện mong và nỗ lực của Ngài trong việc bảo vệ môi trường và sự cần thiết của tôn giáo trên thế giới.

Đức Karmapa được xem như là một nhà hoạt động vì môi trường. Ngài đã tạo ra những phong trào môi trường trong tu viện với hơn 55 tự viện xuyên suốt dãy Himalaya hoạt động như là trung tâm của các hoạt động xanh. Ngài xem các nhà lãnh đạo tôn giáo như là những người thầy quan trọng và lãnh đạo trong các phong trào bảo vệ môi trường

“Có rất nhiều thông tin có sẵn hiện nay về môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ nó nhưng vấn đề vẫn tiếp tục là mọi người đều có thể tìm đến những thông tin trên nhưng chỉ xem đó như là kiến thức mà không cảm thấy cần thiết phải làm gì với nó."

Một trong những nhiệm vụ của tôi là khuyến khích mọi người càng nhiều càng tốt phải thực sự lựa chọn dựa trên những thông tin chính xác về môi trường."

Ngoài việc là một nhà hoạt động vì môi trường, Đức Karmapa rất có tâm huyết với giới trẻ. Hầu hết thời gian Ngài ở đại học Harvard là dành cho các sinh viên

Vào ngày thứ hai trong chuyến thăm viếng, Ngài đã dùng cơm trưa với khoảng 15 sinh viên năm nhất và gặp một nhóm rất nhiều những sinh viên tại nhà ăn Phillips Brooks. Gần đây, Ngài dự định thiết lập việc thụ giới hoàn toàn cho nữ, một bước sẽ thay đổi tương lai Phật Giáo của Tây Tạng. Những nỗ lực này của Ngài được rất nhiều người vỗ tay tán đồng.

Ngài cho biết Ngài rất vui mừng về những sáng kiến Phật Giáo gần đây.

"Đặc biệt vì nó không phải chỉ đơn thuần là một môn học khách quan hay học bổng mà là một cái gì đó có thể liên hệ đến những vấn đề thế giới, có nghĩa là mặc dù nó có mối liên kết với truyền thống tôn giáo, nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống Phật giáo đơn thuần." Ngài cho biết.

Đức Karmapa cho biết Ngài thấy sự cần thiết của tôn giáo và các trung tâm giáo dục lãnh đạo các truyền thống tôn giáo vì vật chất và sự phát triển kỹ thuật do xã hội tạo ra không thể dùng để giải quyết hết tất cả những vấn đề của chúng ta.

"Mặc dù những khi buồn nản, chúng ta có thể mất phương hướng trong cuộc sống vì sự phát triển của vật chất hay sự xa hoa và trong những trường hợp như vậy điều cần thiết là chúng ta phải trở về học tập tâm linh và nuôi dưỡng cả từ bi và trí tuệ" Ngài cho biết.

Giáo sư Hershely của bộ môn nghiên cứu Phật Học cho biết "Thật là một cơ hội lịch sử cho trường thần học Harvard được chào đóng một nhà lãnh đạo phật giáo rất trẻ của Tây Tạng trong lần đầu tiên Ngài đến đây. Trong suốt thời gian thăm viếng, chúng ta đã trò chuyện với Ngài về các chương trình nghiên cứu Phật Giáo, huấn luyện những nhà hoạt động vì môi trường và đạo đức tôn giáo cho thế kỷ 21 xuyên khắp trường đại học chúng ta." Bà nói

Đức Karmapa đã kết thúc buôi trò chuyện tại nhà thờ tưởng niệm bằng cách khuyến khích mọi người thương mến nhau.

"Tôi khuyến khích các bạn hãy có một tình yêu dũng mãnh, - một sự nhận thức vui vẻ vì chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau từ từng cá nhân và với cả môi trường sống này." Ngài cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Harvard.edu



Có phản hồi đến “Đức Gyalwang Karmapa Tại Đại Học Harvard: Điều Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới Là Vô Cảm”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com