New Delhi, Ấn Độ - Ấn Độ và Nepal đã cho cả thế giới một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của mình - Đức Phật. Mặc dù vậy, không quốc gia nào trong hai nước này thật sự biết quý trọng di sản phi thường này hay tự hào về nó. Ở nơi Đức Phật Đản Sinh và quê hương của Ngài, những lời dạy của Ngài đang bị cách ly, trí tuệ của Ngài không được tri ân và di sản của Ngài là vô hình trong xã hội.

Việc xao lãng phổ biến đến di sản quý giá này là một mất mác không thể đo lường được. Thật sự thì rất ít các sản phẩm từ nơi đây được trân quý và có giá trị rộng rãi và được lan truyền đi xa một cách rất thành công như những lời dạy của Đức Phật.

Vâng, yoga, cà ri, gạo basmati và Bollywood có sự ảnh hưởng đến toàn cầu. Tuy nhiên Phật giáo đã chuyển đổi tất cả các xã hội ở Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Nhật Bản và hơn thế, đang thâm nhập vào thế giới phương Tây rất nhanh chóng và tiếp tục lay động trái tim cũng như tâm hồn của hàng triệu người trên thế giới.

Ngạc nhiên thay, sự quan tâm mạnh mẽ của toàn cầu như vậy lại không mấy được quan tâm ở nơi mà Đức Phật đã sinh ra, thành đạo và thuyết giảng. Cả chính quyền và hầu hết người dân ở Ấn Độ và Nepal hiện nay rất thờ ơ và không thật sự yêu mến Đức Phật hay giữ Ngài trong trái tim và tâm hồn của họ.

Sự thiếu quan tâm đến các di sản của Phật Giáo đều do cả việc quản lý thất bại và sự mù quán rộng lớn của xã hội. Ở Nepal, sự quan tâm đến Phật giáo dường như chỉ nổi lên khi có ai đó tranh giành rằng Đức Phật được sinh ra ở Ấn Độ, lúc đó người Nepal mới ghen tỵ mà tuyên bố rằng đất nước của họ mới chính là nơi Ngài đản sinh dù cả Nepal và Ấn Độ vẫn chưa tồn tại cách đây 2,500 năm.

Ở Ấn Độ, sự mù quán mở rộng từ sự thất bại của nền giáo dục Ấn Độ để học, biết ơn và bảo tồn các di sản Phật giáo ở đất nước chỉ bằng việc bán ảnh Phật và chuỗi Bồ Đề tại các di tích hành hương và đến cả những nhà sư giả lấy tiền cúng dường từ những khách hành hương đầy thành tâm.

Và sự coi thường này với Phật giáo diễn ra ở mọi nơi, như tại nhà sách ở sân bay Varanasi, cổng đón chào vô số khách hành hương đến các thánh tích của Phật Giáo lại không hề có một quyển sách Phật giáo nào giữa rừng các loại sách Ấn Độ Giáo và các bộ sưu tập của Ấn Độ. Và điều này còn biểu hiện hầu hết tại các thánh tích Phật Giáo linh thiêng trên thế giới như tháp Đại Giác Ngộ nơi Đức Phật thành đạo vẫn do người Ấn Độ Giáo quản lý là chính - một tình huống tương tự như để cho tòa thánh Vatican hay là Kaba ở Mecca điều hành bởi hầu hết các Phật tử hay là đoàn thể của Do Thái Giáo lại được người Tin Lành điều hành.

Chủ nghĩa thế tục và chính trị đúng đắn ở Ấn Độ

Thật không dễ để giải thích sự xao lãng cứng nhắc này. Ở một mức độ nào đó, hoàn cảnh của Phật giáo tại Ấn Độ ngày nay có lẽ là di sản của một quốc gia có lịch sử thuộc địa lâu đời dường như dẫn đến việc buôn bán những giá trị thế tục để từ bỏ đi những giá trị tinh thần sâu sắc vô cùng vĩ đại ở Ấn Độ.

Một ví dụ gần đây là việc phục dựng lại trường đại học Nalanda, trường đại học Phật Giáo lớn nhất và lâu đời nhất thế giới hình thành trước cả trường đại học Oxford 659 năm. Người đầu tiên đứng đầu dự án này là Amartya Sen trong tên của công ty "phân biệt giữa nghiên cứu tôn giáo và thực tập tôn giáo" chỉ ra rằng ông sẽ giảm bớt những lời giảng tâm linh nhằm ủng hộ một chương trình thế tục. Thêm vào đó, giáo sư Sen viết về Nalanda lại không hề nhắc đến di sản Phật Giáo của nó.

Ấn Độ có mục đích để quý trọng các di sản của họ nhưng hành động lại như người Phương Tây hay nói chung là cả thế giới, chủ nghĩa vật chất và giá trị vô thần hơn là với những trí tuệ sâu sắc mà các truyền thống để lại cho thế giới. Và vì thế, trong khi Ấn Độ tuyên bố một cách tự hào rằng đất nước của họ là một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới, Phật giáo vẫn còn xa lạ với hầu hết người Ấn Độ. Thật sự, những nhà trí thức Ấn Độ biết về Các Mác và chủ nghĩa Các Mác còn hơn là về Đức Phật và Phật giáo.

Sự đúng đắn trong đường lối thế tục chính trị của phương tây đang được trưng bày ngay lối vào di sản Nalanda, nơi mà những dấu tích lịch sử không hề được nhắc đến rằng trường đại học và sự vĩ đại, thư viện vô giá này đã thật sự bị phá hủy bởi người Hồi Giáo vào năm 1193 trên cơ sở tôn giáo vì kinh sách Phật giáo không lưu giữ kinh Qur'an. Chính quyền lại muốn cho du khách biết một cách đơn giản rằng kẻ phá hủy là một người đàn ông tên là Bakhtiyar Khilji.

Việc pha loãng sự thật và làm loãng sự thật lịch sử vì sự chỉnh sửa chính trị theo thế tục chẳng phục vụ cho ai. Ngược lại, việc từ chối sự thật và chôn vùi sự thật chính mà mầm mống nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan, ngay cả trong nền văn hóa truyền thống không bạo loạn như Miến Điện nơi các Phật tử đã hành động đầy bạo lực với người hàng xóm Hồi Giáo của mình.

Hãy tưởng tượng sự giận dữ và những lời buộc tội lên án Do Thái Giáo sẽ nổ ra ở thành phố New York nếu chính quyền và các học giả trực tiếp giảm bớt lịch sử về Holocaust. Vì điều này, hãy tưởng tượng người Ấn Độ sẽ hành động như thế nào nếu những quan chức và học giả thay đổi về việc bóc lột và các lỗi lầm của người Anh ngày xưa ở Ấn Độ.

Các nhà học giả, nhà báo, các chuyên gia sẽ làm nhiều hơn để phục vụ nền hòa bình và hòa hợp hiện nay bằng cách nói sự thật về sự phá hủy của người Hồi Giáo tại thánh địa Nalanda và các biểu tượng khác của Phật Giáo - nói một cách lịch sử ở tại Ấn Độ và gần đây là ở Afghanistan hơn là che dấu nó.

Những lời biện giải của phương tây và người Ấn Độ cho Hồi giáo tranh luận rằng họ đang phát huy lòng khoan dung và những tôn giáo khác cũng phải liên hệ đến những hành động phá hủy này, như là Thiên Chúa giáo trong thời kỳ diễn ra các cuộc Thập Ác Chinh (Crusades). Họ cũng có thói quen ca ngợi Phật tử vì những phản ứng bất bạo loạn trước các hành động khiêu khích.

Hình thức khoan dung rõ ràng này như là một cách thay đổi đường lối chính trị tinh vi hơn là sự khoan dung với tâm rộng mở thật sự. Hãy tưởng tượng việc bao che cho một hành động sát nhân tàn bạo bằng cách ca ngợi nạn nhân đã không tấn công trả đũa và chuyển hướng đến các cuộc tấn công khác

Ngược lại, bằng cách nói sự thật, bao gồm cả việc nói tên kẻ sát nhân là một điều cần thiết để nuôi dưỡng lòng từ bi và tình yêu thật sự mà theo quan điểm của Phật Giáo là không hề tách rời khỏi trí tuệ. Sự chân thật như vậy sẽ giúp giảm cường độ những cuộc xung đột trả đũa và sẽ thể hiện đúng bản chất anh hùng của lòng dũng cảm cũng như các phản ứng bất bạo động. Thật sự, điều này rất chính xác với cách mà những nhà lịch sử Ấn Độ ca ngợi sự vĩ đại và bất bạo động không hề sợ hãi của thánh Gandhi bằng cách mô tả đầy đủ, không che dấu sự hung tàn của người Anh trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ.

Về việc phá hủy của Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo với các thánh tích phật giáo ở Ấn Độ, tuy nhiên, Ấn Độ đã không may mắn chọn con đường sửa đổi theo chính trị hèn nhát. Họ đã bị áp lực về bạo loạn và đe doạn nhưng đã thất bại trong việc công nhận bất bạo loạn mà không có hành động bảo vệ nào. Vì thế, trong khi sân bay Delhi có một lối đi đặc biệt cho khách hành hương Hajj nhưng lại không có sự ủng hộ nào tương tự cho khách hành hương đến cách thánh tích Phật Giáo ở Ấn Độ.

Chỉ có hai tôn giáo quan trọng ở Ấn Độ

Tuy nhiên, chủ nghĩa thế tục một mình không thể giải thích sự bỏ bê bừa bãi các thánh tích Phật Giáo khi chứng kiến sự nhạy cảm của Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo vẫn tiếp diễn cho thấy tôn giáo vẫn là một điều quan trọng ở đất nước này. Ấn Độ Giáo, chẳng hạn, đang tức giận vì các nhà thờ hồi giáo ở Varanasi đã bị chiếm một phần từ ngôi đền cổ đại Ấn Độ giáo và ngay cả phá hủy đền thờ Hồi Giáo Babri ở Ayodhya để xây một đền thờ Ấn Độ Giáo; Hồi Giáo ở Bengal và các nước láng giềng Bangladesh và Pakistan đã tấn công các đền thờ của Ấn Độ Giáo.

Tuy nhiên, Ấn Độ lại không hề hối tiếc về việc từ chối cho các Phật tử điều hành các thánh tích linh thiêng của mình, họ còn quên lãng thực tế rằng Bồ Đề Đạo Tràng là của Phật tử như Mecca là của người Hồi Giáo. Và vì thế, có lẽ không chỉ có chủ nghĩa thế tục hoạt động ở đây mà hơn thế nói đúng hơn khi nói đến bạo loạn thì chỉ có tôn giáo có tầm ảnh hưởng đến Ấn Độ mới đầy cuồng tín và bạo loạn dù các tín đồ là màu cam hay màu xanh.

Thật sự, sự sụp đổ của Phật Giáo ở Ấn Độ là do hai tôn giáo lớn ở quốc gia này gây nên trong đó ảnh hưởng của Hồi Giáo là kết thúc những gì mà Ấn Độ giáo đã bắt đầu. Vì thế, chính từ áp lực của Phạm Thiên (Brahmanic) vào thế kỷ thứ 5 trở đi đã biến rất nhiều ngôi chùa Phật Giáo thành những nơi thờ tự của Ấn Độ giáo với sự xâm lược và phá hủy của Hồi Giáo với những thánh tích còn lại.

Các di sản của chủ nghĩa đế quốc tôn giáo cổ xưa vẫn hiện hữu ngày nay không chỉ trong việc quản lý của Ấn Độ giáo đến các thánh tích linh thiêng của Phật Giáo mà ngay cả trong hiến pháp của Ấn Độ. Ở đây, điều 25 tuyên bố rằng "những gì liên quan đến Ấn Độ Giáo bao gồm cả những người thuộc đạo Sikh, Jaina hay Phật Giáo và những gì liên hệ đến các tổ chức Ấn Độ Giáo cũng phải được hiểu tương tự như vậy."

Dù tiền lệ về lịch sử có như thế này, sự thật đáng buồn ngày nay là cả chính quyền và người Nepal, Ấn Độ và bang Bihar vẫn là những người chủ tồi tệ với hàng trăm ngàn khách hành hương đến đây hàng năm đảnh lễ và tôn kính cuộc đời cũng như những lời dạy của Đức Phật. Từ các cấp lãnh đạo cho đến những kẻ ăn xin nghèo kém trên đường phố, chẳng có dấu hiệu nào để dung chứa, giúp đỡ hay tử tế với những khách hành hương ngoài việc cố gắng móc tiền của họ bằng mọi cách không thể tưởng tượng được.

Nói một cách công bằng, chúng ta không thể đổi lỗi mọi tai họa nên tất cả những người không phải là Phật tử ở Nalanda, Bồ Đề Đạo Tràng và Sarnath. Phật giáo đại thừa và Phật giáo nguyên thủy cũng điều hành thế giới riêng của họ và các ngôi chùa xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng hiếm khi nào tham dự vào những vấn đề thế tục hơn là việc có đường dây phục vụ điện nước. Thay vì cùng nhau đón mừng di sản chung trong việc chia sẻ các lời giảng dạy, cùng thiền định, cùng tổ chức các nghi lễ và lễ hội, họ dường như là chỉ cố gắng củng cố phát triển giáo phái của mình để làm tắt những lời cầu nguyện của người khác bằng các nghi lễ ồn ào của riêng giáo phái mình.

Đáp lại những lời chỉ trích của tôi về sự thiếu quan tâm đến các thánh tích Phật giáo của Ấn Độ, những người bạn Ấn Độ Giáo của tôi đã nhanh chóng chỉ ra rằng Phật giáo là một phần quan trọng của Ấn Độ giáo và rằng Đức Phật là một hóa thân của thần Vishnu.

Bỏ qua vấn đề về triết học, lý luận dựa trên nền tảng con người, xã hội và tình cảm vì sự thăng hoa, thịnh vượng và vinh quang của Ấn Độ Giáo chưa bao giờ được chia sẻ với Phật giáo.

Bỏ quên Phật giáo là mất mát của Ấn Độ

Dù là nhìn nhận theo cách nào đi nữa, dù là theo lăng kính thương mại, chính trị, niềm tự hào quốc gia, cơ hội xuất khẩu, chính sách quốc tế hay chỉ là các lý do tâm linh sâu hơn, việc bỏ bê các di sản Phật Giáo một cách phổ biến thật sự là một mất mát đáng buồn cho Ấn Độ.

Dù là từ một người thế tục thông thường, theo quan điểm thương mại, những nơi như Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tỳ Ni là các mỏ vàng đầy tiềm năng. Như chỉ trong thời gian tôi nghỉ ngắn hạn gần đây ở Bồ Đề Đạo Tràng, hai người đứng đầu của đất nước khác đã đến thăm viếng tháp Đại Giác Ngộ để bày tỏ lòng thành kính.

Thật sự, các chức sắc nước ngoài, các tướng lĩnh quân đội và các danh nhân thường xuyên đến Bồ Đề Đạo Tràng không phải vì đi hội nghị hay đàm phán mà chỉ đơn giản được đảnh lễ đó là chưa nhắc đến hàng ngàn khách hành hương đến đây hàng ngày từ khắp thế giới - Châu Âu, Nga, đông nam Á, Trung Hoa, Mỹ, Úc Châu và hơn thế nữa.

Và nếu vấn đề chính trị không thể tránh khỏi, Ấn Độ thật sự đang giữ một con ác chủ bài trong chính sách đối ngoại bởi vì Bồ Đề Đạo Tràng và hàng loạt các thánh tích hành hương khác của Phật Giáo trên cả nước là những tài sản vượt qua tất cả những phân chia chính trị đảng phái, bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng. Sau tất cả thì thánh tích thu hút khách hành hương của Ấn Độ vẫn vô cùng linh thiêng với tất cả các Phật tử của mọi truyền thống không có ngoại lệ và vì thế vẫn là một sự nhắc nhở vĩnh cửu về những sự thật cơ bản mà Đức Phật đã dạy.

Từ một quan điểm về giá trị xuất khẩu, so sánh với chất lượng các di sản giàu có của Ấn Độ và sự tôn trọng nó với thế giới mới càng thấy xấu hổ hơn về chất lượng cả các hàng hóa khác - từ tem bưu điện không dính vào chốt cửa không phù hợp. Thật là buồn khi Ấn Độ không biết trân trọng, để thị trường bỏ ngỏ một trong những đấng sáng tạo vĩ đại nhấ đã sản sinh ra những lời dạy không rỉ sét và đầy trí tuệ là Đức Phật Thích Ca.

Và ngay cả từ quan điểm tự hào quốc gia thông thường, cần phải ghi nhớ rằng không phải thần Vishnu hay thần Shiva sẽ giúp đạt được quốc tịch Ấn Độ hay Nepal vì họ là các vị thần. Ngược lại, Đức Phật là một con người thật sự từ đất nước của họ với trí tuệ, lời dạy và ví dụ tiếp tục chạm vào trái tim và tâm hồn của hàng triệu người trên khắp thế giới, bao gồm cả mảnh đất kẻ thù không đội trời chung của Ấn Độ là Trung Hoa. Thật không thể hiểu nổi rằng cả Ấn Độ và Nepal hiện nay không hề chứng tỏ bất cứ sự quan tâm đầu tư nào với các di sản của Ngài.

Vấn đề về thái độ

Vì không quan tâm và bỏ bê các thánh tích phổ biến như vậy, thật không có gì ngạc nhiên khi bất cứ sự cải thiện nào ở Bồ Đề Đạo Tràng và các thánh tích Phật giáo khác đều do những người ngoại quốc hay người tị nạn Tây Tạng, những người thường phải hối lộ trên mối bước mà họ cần làm để thực hiện mọi điều được hoàn thành.

Sự thiếu quan tâm của chính quyền và người dân Ấn Độ vì những đóng góp vĩ đại từ nước ngoài đã được minh họa bằng một biến cố gần đây ở khu vực nghèo đói Dhungeshwari, nơi Đức Phật đã tu tập khổ hạnh sáu năm trước khi thành đạo.

Ở đó, chính quyền Delhi đã áp đặt một lệnh phạt 9 triệu Rs trên một trường học do một nhà sư Hàn Quốc khởi xướng nhằm giúp cho 500 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đã yêu cầu trường, vì không thể trả tiền phạt và bị cắt giảm tài trợ từ bên ngoài phải đóng cửa tạm thời.

Khi trường học ra trước tòa, một hành động vô cùng dũng cảm, đặc biệt là ở bang Bihar, để khán cáo về điều lệ bất công khi phạt thầy một số tiền khá lớn và công khai chỉ trích chính quyền Ấn Độ vì đã xử phạt một trường học do phật giáo điều hành nhằm giúp những trẻ em nghèo nhất của Ấn Độ và đang làm việc mà đáng lẽ chính phủ Ấn Độ phải nên làm.

Trong những trường hợp hiếm hoi này, công lý vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề hành chính và tệ nạn quan liêu đã tạo nên một thái độ rất lớn về quan điểm của Ấn Độ với Phật giáo.

Một phần của thái độ này bắt nguồn từ vấn đề giai cấp vẫn còn tồn tại mạnh mẽ ở Ấn Độ hiện nay. Hàng triệu Phật tử ở bang Maharashtra được đưa đến con đường của Phật Giáo bởi tiến sĩ B.R. Ambedkar ít quan tâm đến lời dạy của Đức Phật hơn là mong ước được thoát khỏi sự kỳ thị đẳng cấp. Hiểu được tầm quan trọng của mong ước đó, các chương trình nghị sự chính trị và xã hội sẽ không thể hữu dụng trong con đường tâm linh của họ hay là cả với phật giáo.

Vì thế, một người bạn Ấn Độ có học thức rất cao theo tôi đến các buổi thiền hành ở tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng gần đây đã bị các nhân viên an ninh tra hỏi tại sao anh đến đây hàng ngày và anh có phải là một hướng dẫn viên được chính quyền cho phép không. Giả dụ là Phật giáo chỉ dành cho người nước ngoài hay những người nghèo tầng cấp thấp ở Ấn Độ, những nhân viên an ninh không thể nào hiểu được điều gì đã thu hút một người ở tầng lớp cao cấp có học của Ấn Độ đến với Phật Giáo là gì.

Và nếu như bài toán đố này tồn tại ngay tại ngay lối vào của hầu hết các thánh tích Phật Giáo, sẽ có rất ít hy vọng để thay đổi thái độ với Phật Giáo trong xã hội Ấn Độ hay tâm lý quốc gia đại đa số người Ấn Độ.

Ấn Độ Và Trung Hoa chơi lá bài Phật Giáo

Gần đây Ấn Độ đã bắt đầu bày tỏ một số dấu hiệu về mối quan tâm tương đối đến các thánh tích Phật giáo, đặc biệt là ở khu vực dãy Himalaya, đa phần là vì Trung Hoa rất tích cực trong việc trợ giúp cho những thánh tích Phật Giáo phía bên kia của dãy Himalaya.

Trong bối cảnh đó, các giác trị thống kê ước tính rằng có khoảng 20% người Trung Hoa là Phật Giáo so với chưa đầy 1% người Ấn Độ tại mảnh đất mà Ngài đã thành đạo - một tỷ lệ không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Thật sự, Trung Hoa có số lượng Phật tử nhiều nhất thế giới (khoảng hơn một nửa lượng Phật tử trên thế giới), trong khi Phật tử ở Ấn Độ chỉ có chiếm chưa đầy 2% trên toàn thế giới.

Ngược lại với lịch sử lâu dài bỏ bê Phật Giáo ở Ấn Độ, Trung Hoa đón mừng một số những học giả biểu tượng của Phật Giáo cũng như các nhà tài trợ. Ví dụ như Trung Hoa rất tôn kính Ngài Huyền Trang, người được các Phật tử vô cùng biết ơn vì đã giúp tìm ra các dấu tích về hầu hết các thánh tích trong cuộc đời Đức Phật và thành đạo của Ngài. Và các thế hệ những triều đại và hoàng đế đã bảo trợ cho Phật Giáo (Minh đế trong thời nhà Hán, Hán Vũ trong triều đại nhà Lương và hoàng hậu Võ Tăc thiên trong triều đại nhà Đường) đã bảo vệ sự tồn tại của Phật giáo bên ngoài quốc gia đã sinh ra nó.

Và sự bảo trợ này không phải chỉ ở thời lịch sử xa xưa. Ngay cả hiện nay, đã cho thấy tầm mức chi tiết quy mô và mức độ quan tâm đến các thánh tích của Trung Hoa, một quốc gia vô thần trên việc bảo tồn xá lợi ngón tay của Đức Phật tại chùa Pháp Môn ở Tây An so với các xá lợi Phật bị đối xử thiếu chuẩn mức tại viện bảo tàng quốc gia ở New Delhi mà ngay cả việc các di vật cũng do Thái Lan cúng dường.

Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ quên việc Trung Hoa đã thiêu hủy kinh sách, chùa chiền, các nhà sư trong những năm 1950 vào thời kỳ cách mạng văn hóa. Tuy nhiên những hành động này, chỉ là một thời gian rất ngắn, do sự thúc ép của chính trị chứ không phải tôn giáo và việc khôi phục Phật giáo mạnh mẽ hiện đang được thực thi ở Trung Hoa.

Điều này là hoàn toàn trái ngược mạnh mẽ đến sự bức hại của Bà La Môn đối với Phật Giáo và suốt hàng thế kỷ bị đàn áp bởi người Hồi Giáo ở Ấn Độ nên Phật giáo ở Ấn Độ chưa bao giờ được hồi sinh.

Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh với sự phục hồi của Phật Giáo ở Trung Hoa, Ấn Độ - lúc nào cũng nghi ngờ các gián điệp Trung Hoa - vẫn tạo ra rất nhiều rào cản của chính quyền đối với hàng trăm ngàn Phật tử Trung Hoa rất muốn đến hành hương Ấn Độ mỗi năm. Tuy nhiên, Ấn Độ nên hiểu rằng không phải chỉ là một người Ấn Độ giáo sẽ cảm thấy thoải mái hơn với một người Ấn Độ Giáo Anh hơn là với một người Hồi giáo Ấn Độ. Phật tử Sri Lanka hay Ladakhi xem những người hành hương Trung Hoa chỉ đơn giản như những huynh đệ cùng theo Phật giáo.

Và cũng như là với người Hồi Giáo cực khổ, thuộc địa và bị đàn áp trên chính mảnh đất của họ vẫn cảm thấy tự hào khi những người Hồi Giáo anh em ở Ả rập giàu có và quyền uy hay là người Do Thái khắp thế giới đều cảm thấy tự hào về Israel. Vì thế Phật tử ở Bangladesh, Indonesia và các nơi bị ngoại bang xâm lượt hay cả ở những quốc gia nhỏ, nghèo khó như Bhutan vẫn cùng vui mừng với sự nổi lên của Trung Quốc như một quốc gia siêu cường.

Nói tóm lại, thay vì sa vào các thói quen và nghi ngờ cũ xư, Ấn Độ nên học và ngay cả cùng tham gia với sự phục hưng của Phật Giáo ở Trung Hoa bằng cách tự hào tuyên bố về mảnh đất, di sản và các thánh tích linh thiêng tại đất nước họ như là nơi đản sinh và là nguồn gốc của sự giác ngộ, trí tuệ và những lời dạy của Ngài.

Đưa Phật Giáo trở về đúng chỗ

Trong bài viết này, tôi đã cố gắng chỉ ra một số giải thích có thể về lịch sử, chính trị, chiến lượt, giai cấp, tôn giáo, triết học và những vẫn đề khác vì sao nơi này đã phung phí một di sản vô cùng quý giá là Phật Giáo. Tuy nhiên, dù là với lý do gì, điều cuối cùng là không thể để nó tiếp diễn theo con đường này.

Một sự thay đổi có ý thức, không khó để đạt được không phải chỉ là thừa nhận mà phải rất tự hào đi trên di sản của người đã có đóng góp vĩ đại đến nhân loại vẫn vô cùng vượt trội

Trong thời đại vật chất ngày nay khi lòng tham đã phá hủy cả trái đất và sự tồn tại của chúng ta, sự cần thiết phải lắng nghe và chiêm nghiệm những sự thật trong lời dạy của Đức Phật về mối cộng sinh thật sự cần thiết hơn bao giờ hết. Với tầm mức hành động và chính sách, sự chiêm nghiệm này có thể giúp giảm bớt sự tiêu thụ quá mức, ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên, bảo vệ các loài động vật bị đe dọa và để hành tinh là một nơi sinh sống cho con em của chúng ta.

Có điều gì đặc biệt về lòng tự trọng của người Ấn Độ và Nepal có thể làm vui lòng thế giới hiện nay nếu họ biết trân quý về cuộc đời và những lời giáo huấn của con người vô cùng vĩ đại và tuyệt đỉnh nhất đã bước đi trên trái đất này. Với rất ít nỗ lực, những di sản cổ xưa vô giá của Ấn Độ và Nepal có thể hợp nhất được các nhu cầu và mối quan tâm hiện tại của thế giới, để lại một di sản tuyệt vời cho tất cả muôn loàn và cho cả chính trái đất này.

Bài viết này có lẽ hơi gay gắt ở một số lời phê bình nhưng không thể nhẹ hơn nếu chúng ta có thể thấy sự chuyển đổi cơ bản trong thái độ và quan điển hiện nay cần có để đưa Phật Giáo trở về đúng nơi, đúng thời điểm quý giá của nó trong lịch sử, văn hóa và truyền thống của Ấn Độ và Nepal

Ngọc Hằng dịch

Theo Huffingtonpost



Có 1 phản hồi đến “ Ấn Độ Đã Lãng Phí Nguồn Lợi Xuất Khẩu Hàng Đầu Là Đức Phật Như Thế Nào?”

  1. Tiêu Dao đã nói

    Mình đi hành hương sang Ấn Độ và Nepal mới thấy đúng như lời tác giả viết bài này. Người dân sùng tín cực đoan theo tôn giáo bản địa còn các thánh tích Phật Giáo đa phần chỉ người nước ngoài tới là chính trong khi người bản địa không nhiều hoặc dùng nơi này để buôn bán thì đúng hơn. Vệ sinh rất là tồi tệ. Đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn hàng ngàn nhà sư Phật tử hành hương rất xúc động. Mong sao cả Ấn Độ và Nepal đều thức tỉnh và biết trân quý Phật Giáo.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com