Liệu Trung Hoa có giúp hồi sinh Phật giáo ở Ấn Độ? Có nhiều dấu hiệu mới cho thấy rằng dù phong trào dân tộc Tây Tạng vẫn tiếp diễn, chính quyền vô thần Trung Hoa đang mềm mỏng hơn với vấn đề tôn giáo và ngay cả với đức Dalai Latma

Một cựu quan chức cấp cao trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa đã mời BBC đến nhà của ông, và dưới ánh mắt của nhiều nhà báo nước ngoài ở Trung Hoa là không thể kỳ vọng để đến.

Đặc biệt khi ông được đồn thổi rằng ông có mối liên hệ mật thiết với giới lãnh đạo Trung Hoa và phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Thế giới càng trở nên giàu có hơn nhưng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. BBC đang tìm kiếm xem ai là người thằng và thua trong thế giới giàu có của năm 2015.

Tuy nhiên ý tưởng của vị quan chức muốn mời BBC chứng kiến ông quỳ lạy trước ảnh của Đức Dalai Latma dường như là phi phí, thậm chí là điên rồ và nực cười.

Điều này lại đúng như những gì ông Xiao Wunan muốn.

Bên trong căn hộ sang trọng ở Bắc Kinh, niềm tự hào nhất của ông là bàn thờ Phật trang trọng tọa lạc bức chân dung của nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, người từng bị chính quyền Trung Hoa xem là một kẻ ly khai nguy hiểm trong suốt một thời gian dài.

Với những nhà sư Tây Tạng, ngay cả việc sở hữu một tấm ảnh của Đức Dalai latma cũng là một việc nguy thiểm và việc trưng bày ảnh của Ngài ở tu viện là bị cấm kỵ.

Tuy nhiên ở đây, bên dưới tôn ảnh của Ngài, ông Xiao ngồi xuống cùng với một nhà sư Tây Tạng, Geshe Sonam đang ngồi kế bên cạnh.

Trong khi nhà sư nói rõ ràng rằng thầy không muốn nói chuyện về chính trị hay về Đức Dalai Latma, ông Xiao, 50 tuổi khẳng định nó không là vấn đề gì.

"Nói về vấn đề chính trị giữa Đức Dalai và Trung Hoa, chúng tôi ít khi nào chú tâm đến" Ông nói.

"Thật là khó để chúng tôi đánh giá Ngài từ góc độ đó. Là những Phật tử, chúng tôi chỉ quan tâm đến Ngài trong việc tu tập Phật Giáo."

Ông xiao được giới thiệu đến BBC từ một thương gia Trung Hoa, 36 tuổi tên Sun Kejia, một người  không quen biết nhưng cho biết số lượng người giàu có của Trung Hoa đang ngày càng quy ngưỡng Phật Giáo bí truyền của Tây Tạng trong những năm qua rất nhiều.

Tôn giáo đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Hoa khi nền kinh tế phát triển quá nhanh mỗi ngày.

Hàng triệu người Trung Hoa hiện nay có của cải mà thế hệ ngày trước khó có thể mơ thấy được nhưng sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều biến động xã hội cũng như những tàn dư cổ xưa bị xóa sạch.

"Tôi từng phải đối mặt với rất nhiều khóa khăn trong kinh doanh." Sun cho biết.

"Tôi cảm thấy rằng chúng không thể nào vượt qua chỉ bằng nỗ lực của con người mà chỉ có Phật hay thánh thần mới có thể giúp tôi được."

Vì thế Sun trở thành một tín đồ không phải từ những thương gia ngân hàng hay quản lý tiền tệ mà là theo các nhà sư Tây Tạng. Hiện nay tài sản của ông ước khoảng $100 triệu.

Hiện nay, ông đang điều hành một chuỗi những câu lạc bộ Phật Giáo, dùng tiền riêng lo chi phí cho các nhà sư Tây Tạng như thầy Geshe Sonam đến để thuyết giảng cũng như cúng dường rất nhiều tiền cho những công việc sứ mệnh của các nhà sư và các tu viện ở Tây Tạng.

Trong khi những khách mời của Sun là những thương gia, các quan chức chính phủ và hay chủ những khu bất động sản đến và họ đều cảm thấy thoải mái đầy tâm linh, Sun muốn tìm một điều khác "Cái mà tôi muốn là sự ảnh hưởng." Ông nói

"Bạn tôi đến đây rất thích thú với nơi này. Tôi có thể dùng nguồn tài lực họ mang đến để làm những công việc kinh doanh khác. Từ góc độ như vậy cũng giúp cho tôi đóng góp trong việc hoằng dương phật pháp. Điều này giúp mang đến thiện nghiệp và tôi có những gì tôi muốn."

Và điều này dường như đang tiến triển.

Sun mời chúng tôi đến gặp những người có mối liên hệ gắn kết với nhau đang sử dụng câu lạc bộ của ông. Thầy Geshe Sonam đang dùng tràng hạt cầu nguyện và nhìn Sun cùng với bạn bè ông.

Ngôi trên nền nhà với thầy Geshe Sonam là một phụ nữ mà Sun cho biết có mối liên hệ gia đình với những quan chức cao cấp của chính quyền Trung HOa.

Bà và một người đàn ông bà giới thiệu là cựu quan chức cao cấp của ủy ban phát triển cải cách Trung Hoa, xuất hiện như tài xế của bà đang đưa đồng hồ, tràng hạt và chuối đeo cổ vào chính giữa vòng tròn để thầy Geshe Sonam cầu nguyện.

Một bữa tiệc sang trọng diễn ra sau nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, vị thầy Tây Tạng thừa nhận là Ngài cảm thấy không thoải mái với mọi thứ.

"Dù thức ăn có ngon đến cỡ nào thì đó cũng chỉ là thức ăn mà thôi." Ngài cho biết.

"Thỉnh thoảng chờ hơi lâu nên tôi cảm thấy là tôi phí thời gian. Tôi hơi lo. Tuy nhiên đây có thể là một cách để thuyết pháp. Nếu tôi không đi đến chỗ này hay chỗ kia, liệu có tốt hơn không khi tôi chỉ ở trong cốc và không bao giờ ra ngoài?"

Các nhà sư cũng cần một ít tiền và giờ là thành lập quỹ ở các thành phố lớn.

Dù vậy, Trung Hoa vẫn là một quốc gia vô thần và ngược đời đặc biệt là với các mỗi liên hệ giữa Phật giáo và hoạt động chính trị ở Tây Tạng.

Trung Hoa không chỉ cho phép việc truyền bá Phật Giáo hoạt động mà hiện đang khuyến khích điều này.

Nhiều bài báo cho biết chủ tịch Tập Cận Bình có vẻ khoan dung với tôn giáo hơn những người tiền nhiệm nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về đạo đức gây nên những bất ổn trong xã hội.

Có nhiều tin đồn rằng cách thành phần thượng lưu Trung Quốc cũng quan tâm đến Phật giáo, bao gồm cả vợ của chủ tịch Tập Cận Bình, bà Bành Lệ Viên.

Cha của ông là Tập Cận Huân, một nhà cách mạng lãnh đạo đảng cộng sản đã cho biết ông có mối quan hệ rất tốt với Đức Dalai Latma trước khi Ngài phải lưu vong khỏi Trung Hoa vào năm 1959.

Và có lẽ đó là nơi mà Xiao Wunan đến vì có nhiều lời đồn thổi vô căn cứ rằng cha của ông cũng liên hệ rất gần với cha của chủ tịch Tập Cận Bình.

Phần lớn đều là tin đồn nhưng dĩ nhiên câu hỏi quan trọng là liệu sự cho phép của ông Xiao để BBC chứng kiến việc ông thờ Phật tại gia có phải là gởi đi một tín hiệu mới.

Ông Xiao đưa ra một bất ngờ khác từ tay áo khi chuyển cho BBC vài đoạn video ngắn cuộc gặp gỡ với Đức Dalai Latma tại nơi Ngài lưu vong vào năm 2012.

Những cuộc đàm phán chính thức được diễn ra vào năm 2010 nhưng lúc đó chỉ là đại diện giữa hai phía.

Bằng chứng của ông Xiao đưa ra vô cùng hiếm hoi về cuộc nói chuyện trực tiếp giữa Đức Dalai Latma và một người thân thuộc với chính quyền Trung Hoa.

Có vài lần báo chí tường ở Ấn Độ tường thuật về điều này nhưng vẫn không có bất kỳ sự xác nhận nào diễn ra cho đến khi BBC nhận được cuốn video này.

Có lúc trong cuộc đối thoại, Đức Dalai Latma cho ông Xiao biết Ngài lo ngại về tình hình giả sư ở Trung Hoa.

John Sudworth:" Việc đưa ra video này có thể được tạo nên để cho biết Trung Hoa đã mềm mỏng hơn hay chỉ là tạo ấn tượng. Tôi cũng quan tâm đến điều này" ông Xieo trả lời "Vì thế, chúng tôi rất cần một nhà lãnh đạo Phật giáo và đó là điều mà tôi nghĩ sự tôn kính của Ngài có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng."

Ở khắp nơi, Đức Dalai Latma than phiền về việc tiếp cận toàn bộ của Trung Hoa đến Tây Tạng.

"Nói thật, chính quyền Trung Hoa như một người điên về các chính sách của họ ở Tây Tạng." Ngài nói.

"Họ chưa bao giờ đối diện với nó. Chính sách cứng rắn này không hề có lợi cho cả Trung Hoa và người dân Tây Tạng và cũng chỉ làm xấu hình ảnh Trung Hoa trên chính trường quốc tế."

Vai trò của ông Xieo Wunan khi ông còn nằm trong chính quyền vẫn chưa rõ ràng "chỉ cần gọi tôi là một cựu quan chức cấp cao là được rồi." Ông cho biết.

Ông cũng khẳn định rằng ông không hành động như một đặc phái viên của chính quyền Trung Hoa khi ông gặp Đức Dalai Latma.

Ông cho biết ông ở Ấn Độ khi đang là phó chủ tịch điều hành của diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APECF.

APECF thường được xem như có sự ủng hộ của chính quyền Trung Hoa và có sự ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng, đầu tư hàng tỷ đô la trong việc phát triển các thánh tích Phật Giáo ở Nepal.

Đức Dalai Latma đã sống lưu vong ở Ấn Độ kể từ khi Ngài bị buộc phải lưu vong khỏi Tây Tạng vào năm 1959.

Dù là theo hướng nào, dường như không thể nào để một cựu quan chức chính quyền Trung Hoa có thể gặp Đức Dalai Latma ở Ấn Độ hay có thể được quay hình công chiếu rộng rãi mà không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Vậy điều này có nghĩa là gì? Tôi đặt câu hỏi cho Robbie Barneet, một chuyên gia Tây Tạng tại trường Đại Học Columbia ở New York.

Barnett khuyên không nên đọc quá nhiều về cuộc gặp gỡ giữa Xiao Wunam và Đức Dalai Latma nhưng cho biết nó biểu trưng một điều gì đó.

"Tôi không thấy có hoạt động chính trị gì quan trọng trong cuộc gặp gỡ đó nhưng điều đó quan trọng vì nó là một hành động biểu trưng, một cái nhìn thoáng và sự thay đổi mà ông quan tâm trong hệ thống xây dựng chính sách Trung Hoa"

Ông khyên rằng sự tự tin của Xieo trong việc đưa ra đoạn video không có nghĩa ông đã có sự đồng thuận từ cả chính quyền lãnh đạo Trung Hoa nhưng ít ra ông cũng có sự đồng thuận rất mạnh từ một phe phái nào đó bên trong.

"Chúng ta biết nó có biểu trưng cho một điều gì đó" Barnett cho biết

"Họ muốn chúng ta thấy rằng có điều gì đó sẽ xảy ra và một cuộc tranh luận sẽ diễn ra."

Có thể có chút nghi ngờ về việc cấm treo ảnh Đức Dalait Latm và sự kiểm soát nghiêm ngặc của Trung Hoa trong suốt hai thập kỷ qua đã tạo nên căng thẳng tột bực ở Tây Tạng.

Trong suốt thời kỳ đó, có rất nhiều cuộc trò chuyện giữa hai phía cả chính thức và không chính thức nhưng rất ít thay đổi xảy ra.

Trong vài tháng gần đây, nhiều bài báo đã khuyên nên có cuộc đối thoại không chính thức nên diễn ra thường xuyên và cả đưa ra khả năng Đức Dalai Latma được phép trở về thăm quê hương của Ngài.

Vì thế, việc đưa ra đoạn video của ông Xiao Wuman có thể thấy đó là bằng chứng mà chủ tịch Tập Cận Bình muốn thay đổi cách tiếp cận của Trung Hoa đến với Phật giáo Tây Tạng hay chỉ đơn giản là làm mềm mỏng trong tình hình đàn áp khắt nghiệt ở Tây Tạng vẫn tiếp diễn

Nếu không có gì thì ông Xieo Wuna và nơi tưởng niệm của Đức Dalai Latma có thể xem là bằng chứng về mối liên hệ của giới thượng lưu Trung Hoa đang quan tâm đến Phật Giáo Tây Tạng và các nhà sư đang được cho phép khuyến khích làm những điều này .

"Họ có lẽ không thể mua đường đến Niết Bàn nhưng có thể đến với Phật Giáo" Geshe Sonan cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo BBC



Có phản hồi đến “Giới Thượng Lưu Siêu Giàu Và Lãnh Đạo Trung Hoa Quy Ngưỡng Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com