Vào hôm thứ ba (21/6), các nhà lãnh đạo Phật giáo của Bhutan đã tổ chức thọ giới tập thể cho 144 sư cô tại tu viện Ramthangkha ở quốc gia bé nhỏ nằm trên triền dãy Himalaya.
Buổi lễ là “có tầm quan trọng lịch sử cho tất cả phụ nữ trong Phật giáo và mang truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa vào thế kỷ thứ 21”. “Với các sư cô, đây là một cơ hội lớn để thể hiện khả năng đóng góp cho Phật giáo.” Sư cô Jampa Tsedroen, người Tây Tạng gốc Đức cho biết.
Rất nhiều sư cô là người Bhutan nhưng một số đến từ các quốc gia Á Châu khác. Các sư cô đều được thọ giới theo truyền thống Tây Tạng.
Khi được hỏi về buổi lễ, sư cô Finnegan gọi đây là “một bước tiến quan trọng để chấm dứt vấn đề bất bình đẳng giữa nam và nữ theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.”
Buổi lễ là đỉnh cao cho phong trào kéo dài hơn một thập kỷ để thọ giới hoàn toàn cho phụ nữ theo dòng truyền thừa Tây Tạng phải đối mặt với sự phản đối rất mạnh từ các nhà sư, học giả và lãnh đạo chính trị cấp cao khắp châu Á. Phong trào của các sư cô đã nổi lên trong những năm gần đây khi phụ nữ khắp thế giới đã tìm cách phục hồi lại việc thực hành thọ giới cho phụ nữ được thiết lập, do chính Đức Phật nhưng dần dần bị biến mất khỏi thế giới Phật giáo cho đến hiện nay.
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các nhà sư thường đuọc xem là yếu tố then chốt trong cộng đồng Phật giáo lý tưởng gồm có Phật giáo gồm các nam nữ tại gia, tăng và ni. Tuy nhiên, qua thời gian, chiến tranh, đói nghèo và bệnh tật đã lấy đi sự sống của các sư cô khắp Đông Nam Á và Tây Tạng.
Phụ nữ đã tiếp tục cuộc sống khổ hạnh như các sư cô nhưng vẫn bị cấm trong việc được thọ giới hoàn toàn. Họ bị chính thức cấm thọ giới do giới luật tỳ kheo yêu cầu các sư cô không thể thọ giới cho các sư cô khác.
Để phá vỡ điều luật này, một số phụ nữ đã tìm đến con đường khác để thọ giới. Vào năm 1996, một nhóm các sư cô từ Sri Lanka đã được thọ giới bởi các sư cô ở Hàn Quốc theo truyền thống Đại Thừa và không bị phá vỡ. Từ đó, hàng trăm sư cô đã được thọ giới ở Sri Lanka trong điều mà Tsedroen mô tả là “nghi lễ đại kết” để phục hồi lại dân sinh.
Tuy nhiên ở Bhutan, một số nhà sư đã tự thọ giới cho một số sư cô mà không cần sự có mặt của các sư cô khác. Thông thường, nghi lễ này chỉ được dành cho một số người nữ và không bao giờ có quy mô lớn như hôm thứ ba vừa qua. Theo sư cô Finnegan, một lễ thọ giới trên diện rộng như thế này để đảm bảo tăng đoàn, cộng đồng nữ tu sẽ tồn tại trong tương lai.
“Tất cả mọi truyền thống Phật giáo dều có các sư cô được thọ giới. Đây là lần đầu tiên các sư cô theo Kim Cương Thừa có cơ hội như vậy.”
Đức Dalai Latma hiện tại từ lâu đã kêu gọi khuyến khích thọ giới cho các sư cô.
Tỳ kheo Bodhi, một nhà sư nổi bật trong dòng truyền thừa Nguyên Thủy, tu tập khắp Ấn Độ và Đông Nam Á đã luôn ủng hộ mạnh mẽ phong trào thọ giới cho các sư cô. Nhà học giả nổi tiếng của Tây Tạng Geshe Lharampa, tỳ kheo Rinchen Ngudrup đã có một buổi nói chuyện về việc thọ giới cho các sư cô vào năm 2007 trong hội nghị Phật giáo quốc tế lần đầu tiên về vai trò của phụ nữ trong Phật giáo sau nhiều năm nghiên cứu.
Thêm vào đó, các Phật tử tại gia khắp Á Châu đã kêu gọi sự chú ý đến các hành vi xuất sắc của các sư cô để so sánh với những nhà lãnh đạo tôn giáo là Nam giới. Nhiều vụ bê bối, gian lận tại chùa Wat Dhammakaya ở Thái Lan và quấy rối tình dục ở các nhà sư Tây Tạng đã gây chấn động cho cộng đồng Phật giáo khắp toàn cầu.
“Buổi lễ thọ giới lịch sử lần này có thể gây thêm áp lực lên cộng đồng Phật giáo ở các quốc gia khác nhau để có thể thọ giới hoàn toàn cho nữ trong Phật giáo Tây Tạng.” Susanne Mrozik, giáo sư tôn giáo của truòng đại học Holyoke cho biết.
Với một vài Phật tử, sự thật việc thọ giới đã bắt đầu vào ngày hạ chí với một dấu hiệu tuyệt tốt lành, theo thông báo trên Facebook, “cầu vồng bao quanh mặt trời” đã xuất hiện ở Bhutan.
Ngọc Hằng dịch
Theo religionnews.com