Vào ngày 12/4, viện liên tôn Elijah đã triệu tập các nhà lãnh đạo từ nhiều tôn giáo khác nhau cho một chương trình trực tiếp đặc biệt ở Chernivtsi, Ukraine và để tạo điều kiện cho các chuyến viếng thăm trại tỵ nạn. Trong số những người tham gia có sư cô Giác Nghiêm và Lục Nghiêm từ cộng đồng Phật giáo Làng Mai của cố HT Thích Nhất Hạnh cũng đến khu vực chiến tranh để thể hiện tình đoàn kết và chia sẻ ủng hộ tâm linh cho những nạn nhân bị cuộc chiến tranh do Nga xâm lược.

Sư Cô Lục Nghiêm xuất gia vào năm 2008 với Thiền Sư Nhất Hạnh và trở thành một giáo thọ vào năm 2016. Ngoài việc làm nông và giúp cho cộng đồng của cô được ăn các thực phẩm hữu cô địa phương, sư cô còng giúp các chuyến đi đến Làng Mai cho thanh thiếu niên Palestin. Sư cô Giác Nghiêm xuất gia tập sự vào năm 1999 và thọ giới vào năm 2003. Là một người Thiên Chúa Giáo tạo dựng không gian Phật giáo và truyền thống của mình, sư cô trở thành một giáo thọ vào năm 2008.

Tricycle đã liên hệ với các sư cô về chuyến thăm viếng này và được các sư cô chia sẻ các trải nghiệm sau đây

Tricycle: Làm thế nào để các sư cô kết nối với viện Liên tôn Elijah?

Sư cô Giác Nghiêm và Lục Nghiêm : Đây là lần đầu tiên nhóm viện Liên tôn đã có người xuất gia cho một sự kiện trực tiếp nhưng sự kết nối của chúng tôi có từ cách đây ba thập kỷ. Giáo sĩ Rabbi Alon Goshen-Gottstein đã tham gia khóa tu ở Israel vào đầu những năm 1990 với thiền sư Nhất Hạnh và sư cô Chân Không, những người mà ông đã tiếp cận về chương trình sáng kiến kết bạn trên khắp các tôn giáo. Sư cô Chân Không đồng ý được phỏng vấn trong chương trình này và sau này sư cô xuất hiện trong video của giáo sĩ Rabbi “dự án bảo vệ môi trường xung quanh” xuất hiện trong thời gian đại dịch covid 19.

Các cô có thể mô tả trải nghiệm tại các trại tập trung?Các cô đã thấy điều gì và cảm thấy như thế nào?

Trong thành phố Chernivsti, hầu hết các nơi thờ tự đã biến thành nhà cho nạn nhân chiến tranh. Chúng tôi đã gặp các trẻ em với mẹ nhưng rất ít cha. Rất nhiều gia đình đã không cầm được nước mắt từ nổi đau thương khi thấy nhà của họ và toàn bộ các cộng đồng đều bị phá hủy bởi bom đạn, phải chạy trốn để cứu lấy mạng sống của mình. Rất nhiều người đã đau khổ rất lớn đến nổi họ chỉ có thể nhìn chăm chằm vào không gian, bị sốc khi thấy những gì xảy ra.

Để bảo vệ trẻ em của họ, một số người mẹ đã cho chúng tôi biết rằng họ không nói về chiến tranh với con mình hay thảo luận lớn về những điều đang xảy ra bên ngoài các bức tường họ đang lưu trú. Trong lúc này, trẻ em vẫn đơn thuần là trẻ em, đùa chơi mặc cho những gì chúng ta đang trải nghiệm, cuộc sống với chúng vẫn là đang nảy nở và lấp lánh.

Một câu hỏi đã đến từ các gia đình là “vì sao? Vì sao họ giết chúng ta” Chúng hỏi. Là một nhóm các nhà lãnh đạo tôn giáo nhưng chúng tôi không thể trả lời chúng hoặc bên chúng và cảm nhận cùng chúng.

Thật là khó để cầm được nước mắt bởi vì chuyến viếng thăm của chúng tôi rất ngắn và chúng tôi phải rời các gia đình mà không thể thay đổi tình trạng của họ, không thể kết thúc chiến tranh hay ngừng sự đau thương của họ. Nhưng có lẽ bằng việc thấy chúng tôi đến Ukraine mặc cho hoàn cảnh cũng nói với chúng rằng chúng được yêu thương, chúng ta có thể gieo hạt mầm hy vọng trong trái tim chúng, hạt mần chúng tôi hy vọng sẽ đâm chồi trở lại từ mảnh đất trong cộng đồng cùng chia sẻ.

Làm thế nào để mọi người giúp đỡ từ xa?

Là Phật tử chúng ta hiểu rằng chúng ta không phải là một cá thể tách biệt và bởi vì chúng ta biết rằng khi chúng ta có thể tạo ra tình yêu thương và hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi hoàn cảnh, và bất cứ nơi đâu. Bằng cách làm điều này, chúng ta đã giúp tưới hạt nầm hòa bình và đảm bảo mầm mống của bạo lực, chiến tranh và phân biệt không hoạt động. Đó la fmootj sự đóng góp nhỏ bé nhưng quan trọng, một cách để áp dụng lời dạy của Phật giáo trong cuộc sống như một phương cách chuyển hóa thế giới của chúng ta.

Ngọc Hằng dịch

Theo Tricycle



Có phản hồi đến “Sư Cô Làng Mai Cùng Lãnh Đạo Các Tôn Giáo Thế Giới Thăm Viếng Nạn Nhân Chiến Tranh Ở Ukraine ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com