TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN CHƠN, HÚY TRUNG HIỀN, DÒNG LÂM TẾ THỨ 43, LIÊN TÔNG TỊNH ĐỘ NON BỒNG

VỊ TRỤ TRÌ ĐẦU TIÊN CỦA QUAN ÂM TU VIỆN (từ năm 1968 đến 1977)

I. THÂN THẾ:

Sư tên thật là Bùi Ngọc Dữ, tự Bùi Ngọc Hiền, sinh ngày 17 tháng 04 năm Ất Hợi, 1934 tại Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định trong một gia đình nông dân, mộc mạc chất phát, gia giáo. Quanh năm suốt tháng cần cù làm ăn vất vả, nhưng tính chất hành thiện luôn luôn thể hiện trong gia đình kiến họ Bùi

Năm 20 tuổi được song thân cho phép lập gia đình với con nhà họ Nguyễn, đễ nối dõi tông đường. Với bản tính phong lưu, anh hùng cái thế vùng rừng Sác, Sư rất có lòng nhân giúp người, bênh vực những người thế cô bị ức hiếp, nên trai tráng trong làng rất nễ vì.

II. XUẤT GIA HỌC ĐẠO:

Ngày 29 tháng 06 năm Canh Tý(1960), 26 tuổi khi nghe danh Đức Tôn Sư Mẫu Trầu Bồng Lai đang hoằng truyền Pháp môn Niệm Phật tại Tổ đình Linh Sơn, núi Dinh (Bà Rịa, Phước Tuy), Sư tự nhiên tỉnh ngộ từ bỏ gia đình về non núi xin quy y đầu Phật với Tổ Thầy.

Lần đầu tiên với tính tình khẳng khái của người yên hùng chí cả mới vừa tin Đạo: “ con nguyện theo Tổ Thầy tu hành cho đến ngày Đắc Đạo…”, Sư được Đức Tôn Sư chấp nhận cho xuất gia và được ban cho pháp danh là Thiện Chơn (tính tình chân thật bộc trực).

Năm 1962, được Đức Tôn Sư va Hội Đồng Tông Phong ban pháp y Khất sĩ trong Đoàn Du Tăng Khất sĩ Non Bồng và truyền thọ Sa Di giới; kể từ đây Sư được mặc áo pháp phục người Du Tăng Khất Sĩ, cùng chung một Đàn giới với quý Sư Huệ Minh, Từ Pháp, Huệ Nghĩa, Thiện Tâm, Giác Quang…Từ đó hằng ngày Sư chuyên cần tinh tấn trì danh hiệu Phật, niệm Phật. Dưới sự giáo hóa của Tôn Sư, sư là người có đủ tư cách nhơn duyên thiện nguyện, nên được ở gần bên Thánh-Điện Tôn Sư, dâng hương cúng nước ngôi Tam Bảo Đạo Tràng Tây Phương Bồng Đảo. là phương tiện để Sư ngày đêm bái sám kệ kinh trú dạ lục trời.

Sư Thiện Chơn cũng là học Tăng của Phật Học Đường Tây Phương Bồng Đảo khóa 1961-1964. Ngoài việc học tập và công phu, công quả, do tam nghiệp hằng thanh tịnh, nên Sư được Đức Tôn Sư giao giữ nhiệm vụ Duy-Na để hướng dẫn đại chúng thực tập tu hành, đi khóa lễ. Đêm đêm, ngoài những khóa lễ nhựt tụng, Sư thường hay ít ngủ để niệm Phật. Với nhiệm vụ Duy-Na, Sư là người nổi tiếng có giọng đọc Sám, những bài giảng của Tổ Thầy thanh tao lãnh lót, dể cảm hoá được tín đồ Phật tướng về Tam Bảo vô biên.

III. HÀNH ĐẠO:

Đầu năm 1964, khoảng mùng 09 tháng Giêng, Sư Thiện Chơn được Đức Tôn Sư bổ nhiệm xuống núi thừa hành Phật sự theo pháp hạnh Du Tăng Khất Sĩ, du phương hành đạo trì bình khất thực cùng với 130 nhà Sư Khất Sĩ Non Bồng trong đó có người bạn đồng hương, đồng môn, đồng song Sư Giác Châu, ngoài ra còn có Sư Thiện Hồng, Sư Thiện Thành, Sư Giác Quang, Sư Từ Quang… là những người bạn thân thiết trong Đạo và ngoài Đời.

Bước chân hành đạo hóa duyên đến vùng Bà Điểm, Hốc Môn, được Sư Cô Diệu Ngôn (lúc bây giờ hoạt động cách mạng với bí danh Bà Năm, Bà Điểm, thời chống pháp Bà Năm hoạt động chung với quý cụ Võ Văn Tần, Võ Văn Kiệt, Cụ Lê Duẫn Cụ Mười Trí… cúng dường đất, xây dựng Tịnh xá với hiệu là Thiện Chơn, tế Tăng độ chúng tu hành đông đảo. Đại chúng của Sư có khoảng 100 vị, do cảm mến đức độ, đạo hạnh của Sư mà phát tâm xuất gia đầu Phật và do chính Sư là Thầy chế độ của đồ chúng tại Tịnh xá.

Năm 1966, vâng lịnh đức Tôn Sư và sự trợ duyên của Ni Trưởng Huệ Giác, Sư và Sư Giác Châu đứng ra chịu trách nhiệm Ban Trang Nghiêm hướng dẫn đoàn du tăng về tại xã Bửu Hòa, Quân Đức Tu, tỉnh Biên Hòa (nay là phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa. tỉnh Đồng Nai) để nhận đất từ kiến họ Phạm, do ông Phạm Văn Hai (sau này là Đại Đức Thiện Hải). Ông Phạm Văn Tàu, Phạm Văn Sức đại diện môn phong hiến cùng để xây dựng ngôi Quan Âm Tu Viện. Trường Học, Phật Học Đường, Cô Nhi Viện…, số đất dược hiến cùng là 16.000 mét vuông. Ngôi Quan Âm Tu Viện được hình thành quy mô như hôm nay cũng là công đức chung của 2 sư, cũng như toàn thể Tăng Ni trong tông phong đóng góp phần làm nên. Nhất là Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác là người được Đức Tôn Sư ủy thác xuất dương nước Nhật Bản nghiên cứu về lối kiến trúc Tự Viện Phật Giáo Việt Nam hình thành ngôi Quan Âm Tu Viện.

Cũng trong năm này sư được Tổ Thầy và Hội Đồng Tông Phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng chấp nhận cho thị tỳ kheo giới tại Trụ Sở Trung Ương Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam Chùa Liên Tông Sài Gòn.

Với ngôi Quan Âm Tu Viện này Sư là người có công lao trong tông phong, nên được Tôn Sư và Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác giao nhiệm vụ Trụ Trì, lúc bấy giờ có khoảng 600 Tăng Ni, gồm Chư Tôn Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni Đồng Môn, đồng song vân tập về đây công tác, công quả, tu học Phật pháp và hành đạo như: Sư Thiện Thành, Sư Giác Quan, Sư Huệ Hải, Sư Thiện Đức, Sự Thiện Giác, Sư Thiện Trí… cùng với các đệ tử của Sư như: Sự Thiện Nghĩa, Sư Thiện Trung, Sư Huệ Quang, Sư Thiện Tâm, là những nhà sư hậu côn nhưng xứng đáng làm rạng danh Tông môn Non Bồng .

Năm 1967, Ni Trưởng Huệ Giác thừa ủy nhiệm Đức Tôn Sư, chủ tọa trợ duyên cho chư Tăng mở Hội Nghị kết tập Tông phong Tịnh độ Non Bồng lần thứ hai, thành lập Đoàn Du Tăng Khất sĩ Non Bồng giáo Đoàn III. Sư Đức Hội Đồng Tông phong suy cử làm Tăng trưởng của Giáo Đoàn.

Năm 1968, chiến tranh Mậu Thân tàn phá Cô Nhi Viện Phước Lộc Thọ tại Hốc Môn, buộc lòng Ni Trưởng Huệ Giác phải di dời Cô Nhi về Quan Âm Tu Viện tạm ngụ và hoạt động tại đây cho đến ngày giải thể (25/10/1977).

Từ đó Quan Âm Tu Viện được gọi là QUAN ÂM TU VIỆN & CÔ NHI VIỆN PHƯỚC LỘC THỌ do Ni Trưởng làm Giám Đốc kiêm Viện chủ và Sư được cử làm Phó Giám Đốc kiêm Trụ Trì, Sư Giác Châu Phó Giám Đốc kiêm Phó Trụ Trì, Sư Giác Quang Tổng thư ký.

Suốt cả quảng đời hành đạo Sư Thiện Chơn luôn luôn giữ một lòng trung hiếu với Tổ Thầy, trung hậu với Tông môn, không bao giờ dám sai trái lời chỉ giáo của Tổ Thầy, đáng được nêu gương hậu thế soi chung.

IV. VIÊN TỊCH:

Vớii Phật sự lớn lao đươc Tổ Thầy giao phó. Sư đã nhiệt tâm vì Đạo pháp và giềng mối môn phong, nhưng vì thân người có hạn, sanh lão bệnh tử không hẹn mà đến, lý vô thường vấp ngã, bất tịnh khổ đau là chơn lý không bao giờ bị xê dịch, tấm thân đó của sư cũng không ra khỏi định luật. Sư xả báo an tường thị tịch vào ngày mùng 02 tháng 06 năm Đinh Tỵ, dương lịch 1977 để lại một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ Tăng Ni trong tương lai.

LƯU SỬ LIÊN TÔNG TỊNH ĐỘ NON BỒNG

NĂM 1977 TỊNH THẤT BẢO TỊNH

TRỌNG ĐÔNG NĂM ĐINH TỴ 1977

SƯ GIÁC QUANG GHI



Có phản hồi đến “Tiểu Sử TT Thích Thiện Chơn - Trụ Trì Đầu Tiên Của Quan Âm Tu Viện Đồng Nai”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com