Hai nhà sư ở Thái Lan trở thành ngôi sao mạng xã hội trên mạng trực tuyến facebook khi kết hợp giữa những lời dạy truyền thống với những trò đùa khúc khích hài hước tuổi teen.

Một số những người bảo thủ tôn giáo không thích thú như vậy.

Với khả năng thông thạo tiếng lóng của giới trẻ, sư Phra Maha Paiwan Warawanno, 30 tuổi và sư Phra Maha Sompong Talaputto, 42 tuổi đã thu hút trí tưởng tượng của một thế hệ khi xem có thấy các ngôi chùa với sự trang trí trang trọng với việc tụng kinh tiếng Sanskrit đã trở nên lỗi thời và khó được tiếp cận.

Trong một buổi tối thứ sáu gần đây, sư Paiwan online với điện thoại và mang tai đeo trong y áo, cùng với sư Sompong trong một nghiên cứu nhỏ ở chùa Wat Soi Thong ở Băng Cốc.

Trong một buổi phát trực tuyến , hai nhà sư đã trò chuyện thông qua cuộc nói chuyện pha trộn giữa giáo pháp, các lời khuyên cho cuộc sống hiện đại và rất nhiều những lời nói hài hước.

“Tôi muốn giáo pháp và thế hệ trẻ cùng tồn tại. Nếu không thể tiếp cận đến giới trẻ, vậy tương lai của tôn giáo là ở đâu?”

Buổi phát sóng hàng tuần của hai nhà sư thu hút hàng trăm ngàn người xem chỉ trong vài phút và có lần đạt đến 2 triệu lượt người xem.

Sư Paiwan, với lượng người theo dõi trên facebook tăng khủng khiếp đến 800% đến 2.5 triệu người chỉ sau một tháng cho biết sư muốn giữ cho Phật giáo phổ biến trong xã hội Thái Lan giữa những vụ bê bối tại các chùa vì việc giết người, thuốc, tình dục và biển thủ tiền.

Các cuộc trò chuyện cũng giúp giảm căng thẳng cần thiết cho rất nhiều người Thái khi bị cách ly tại nhà suốt ngày vì covid.

“Chúng tôi có những ngày rất tồi tệ vì công việc, tiền bạc, gia đình , đại dịch và mọi thứ đang diễn ra vì bị phong tỏa.” Onravee Tangmeesang, 32 tuổi thường xem phát trực tuyến mỗi thứ sáu cho biết.

“Những lời nói hài hước thật sự làm tươi sáng một ngày của tôi.”

Tuy nhiên, những buổi phát sóng trực tuyến mỗi tuần thế này không phải luôn được chào đón bởi những người bảo thủ về tôn giáo.

Hai nhà sư đã bị triệu tập đến ủy ban quốc hội về tôn giáo để giải thích về các hoạt động trên mạng trong khi những quan chức chính quyền đã cảnh cáo họ về việc giảm bớt các trò đùa và “các hành vi không phù hợp.”

“Hành vi của các nhà sư phải được kính trọng trong mắt công chúng. Nó không thay đổi khi xuất hiện trước giới trẻ.” Srisuwan Janya, người đứng đầu hiệp hội bảo vệ hiến pháp cho biết.

“Điều đó sẽ dẫn đến việc suy giảm Phật giáo đã tồn tại hơn 2600 năm và cần phải thay đổi”

Sư Paiwan đã trả lời ngắn ngọn khi được yêu cầu bình luận về buổi triệu tập.

“Cười trở thành một vấn đề của quốc gia.”

Sốc nó lên

Phật giáo là một trong ba trụ cột truyền thống của xã hội Thái Lan cùng với quốc gia và quốc vương, nhưng đã trở nên mang tính biểu tượng, vai trò của Phật giáo trong xã hội gần như bị biến mất chỉ xuất hiện trong tang lễ, các lễ hội tôn giáo hay sự kiện hoàng gia.

Với nhiều người hâm mộ, việc các nhà sư sẵn sàng phá phỏ những quy ước để tiếp cận và sử dụngt heo ngôn ngữ của họ làm cho họ đáng được tôn kính.

Các buổi phát sóng trực tuyến cho phép các sư gặp trực tiếp khán giả, đọc các lời bình luận và trả lời các câu hỏi, chiến thuật đã phá vỡ đi những quy ước thuyết giảng lâu đời một chiều của Phật giáo.

Trong một buổi phát sóng trực tuyến gần đây về khái niệm “công đức” và liệu công đức có nên được chia sẻ.

“Đức Phật cho biết công đức như ngọn nến. Bạn có thể làm thắp các ngọn nến khác mà không làm tắt đi ngọn lửa đầu tiên.”

Sư Somgpong, có 1.4 triệu người theo dõi trên facebook cho biết “hãy cẩn thận để không đốt bạn của bạn.”

Sau đó cả hai sư phá lên cười khúc khích

Sư Pongsak Sangla, 36 tuổi cho biết cả hai đã cho phép mọi người tìm về lại với không gian của Phật giáo mà không phải qua các nghi lễ tốn thời gian trong đời sống hiện đại bận rộn.

“Thời gian đã thay đổi. Thực tế là những gì mọi người muốn.” Sư Sangla cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo japan-news.com



Có phản hồi đến “Thái Lan: Hai Nhà Sư Trở Thành Ngôi Sao Mạng Xã Hội Vì Sử Dụng Ngôn Ngữ Hài Hước Của Giới Trẻ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com