Các sư cô của dòng truyền thừa Drukpa 1000 năm đã học võ Kung Fu trong 13 năm. Họ đã tạo cảnh quan cho ngọn núi họ đang sinh sống. Đó là địa điểm mới lạ phủ sóng trên các phương tiện truyền thông và video: một nhóm các sư cô trong y áo và giày thể thao đang cầm dao rựa giữa cảnh quan núi rừng Himalaya. Khoảng 500 sư cô sống trên núi A Di Đà nhìn vào thung lũng Kathmandu

Hiện nay, họ đang được công nhận cho các công việc họ làm trong nhiều giờ ngoài việc tập võ Kung Fu và sự tu tập tâm linh của họ. Các sư cô đã được đề cử là một trong ba ứng viên lọt vào vòng chung kết cuộc thi Giải Thưởng Nhân Quyền 2020, “phần thưởng vì những hoạt động xuất sắc cho dân sự vì tranh đấu cho nhân quyền ở Châu Âu và hơn thế nữa.”

Sự Tử Tế của Kung Fu

Ở tuổi 26, các sư cô Jigme Konchok Lhamo và Jigme Migyur Palmo đều thích thú cho biết “các sư cô không có điện thoại hay tiếp cận với internet”vì thế họ phải giải thích với những bạn bè về ý nghĩa của giải thưởng.

“Chúng tôi rất vui khi được đề cử giải và khắp thế giới mọi người đều biết chúng tôi là ai và đang làm gì”

Trên Facebook, các sư cô đang ghi lại các công việc của họ. Họ đang cải tạo cảnh quan trên núi họ đang ở “Mọi thứ từ việc chặt cây hay dọn đá đến đặt gạch là một phần trong công việc thể chất riêng biệt được thực hiện bởi Đức Pháp Vương Drukpa và các sư cô Drukpa.”

Tôi phải nói hầu hết các công việc họ làm đều là về thể lực, từ việc nhặt rác trong 650km và nói chuyện với mọi người về các hoạt động thuận thiên trong cuộc sống, đạp xe đạp và các phương tiện xanh.

Hoạt động chính là để chống lại nạn buôn người.

Về Giải thưởng

Ai là Vaclav Havel? Sinh năm 1936, Vaclav Havel là một “nhà viết kịch, nhà thơ và một nhà bất đồng chính kiến”. Ông trở thành tổng thống Tiệp Khắc vào năm 1989-1992 và Cộng Hòa Séc vào năm 10993-2003

Giả thưởng là gì? Giải thưởng €60,000, cúp và bằng trao tặng được mở ra cho tất cả các cá nhân, các tổ chức phi quốc tế và hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Giải thưởng được trao tặng mỗi năm bởi Hội đồng nghị viên Châu Âu PACE với 47 các nước thành viên.

Các sư cô tranh cử với ai? Năm nay, hai ứng cử viên cũng là phụ nữ: Một phụ nữ Ả Rập Loujain Alhathloul, hiện đang ở tù và một phụ nữ hoạt động vì quyền phụ nữ Congo Julienne Lusenge. Giải thưởng sẽ được tuyên bố trên mạng vào ngày 19/4

Các sư cô đã đến với những người ở những nơi không thể tiếp cận được, đặc biệt là các vùng thiên tai như sau trận động đất ở Nepal. Trong thời gian COVID, họ đã đi cả ngày gởi các đồ thiết yếu và đã đến với 2500 gia đình ở Nepal

Trong tu viện, các sư cô được rèn luyện để duy trì các tự viện . “Chúng tôi không phải gọi thợ sửa ống nước hay người điều hành chung hay người để làm năng lượng mặt trời. Chúng tôi thỉnh thoảng có nhờ giúp nhưng hầu hết chúng tôi tự lực cánh sinh” Sư cô Lhama , vào năm 12 tuổi đã nghe tu viện nói về quyền phụ nữ và được truyền cảm hứng để vào tu viện. Cha mẹ của cô muốn cô học là bác sĩ hay luật sư nhưng “Tôi đã khóc ba ngày và cuối cùng họ đã gởi tôi đến đây.”

Vào thời điểm đó, cô đang học tại trường nữ ở Kullu trong 3.5 năm. Ngày nay, cô đã có thể điều hành các công việc về IT và truyền thông ở tu viện.

Sư cô tận hưởng cảm giác bình đẳng ở tu viện, không chỉ là việc học Kung Fu nhưng cũng trong vấn đề tu tập tâm linh mà phụ nữ thường bị bỏ rơi.

Trong thế giới bên ngoài, các sư cô và các nhà sư thường không được xem là bình đẳng. Ở đây, nơi các phụ nữ học võ, không phải nam giới. Nam giới “thường được xem là giỏi môn cricket và bóng đá” và cho biết họ rất ủng hộ phụ nữ.

Nữ quyền trong tu viện

Trong khi giải thưởng về hoạt động nhân đạo nhưng có một sự tiềm ẩn nhờ Kung Fu tạo ra. Được giới thiệu từ một chi nhánh môn phái ở Việt Nam, Kung Fu đã xây dựng nên cảm giác tự tiên trong thân và tâm. Thật sự, tu viện hiện nay đang có rát nhiều người ghi danh chờ đợi để tu học ngay cả với người quốc tế

Họ đã nhận được khoảng 5-6 yêu cầu hàng ngày từ học sinh đến người lớn tuổi, xa xôi ở các làng quê ở Đức và Ireland. “Kungfu đã thay đổi cuộc sống của chúng tôi.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Thehindu.com



Có phản hồi đến “Các Sư Cô Học Võ Kungfu Trên Dãy Núi Himalaya Được Đề Cử Giải Thưởng Nhân Quyền Châu Âu”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com