Manitoba, Canada – Sau hơn một thập kỷ thuyết pháp, giảng dạy và xuất hiện trên truyền hình, nhà sư, người Phật tử nổi tiếng nhất của thành phố đã giác ngộ hơn về việc nghỉ hưu.

“Tôi muốn làm việc cho đến khi 80 tuổi nhưng tôi nghĩ rằng nếu tôi đã làm việc quá lâu, tôi sẽ không thể tận hưởng việc nghỉ hưu của mình.” Thầy Sensei Fredich Ulrich của chùa Manitoba cho biết.’

Thầy Ulrich chính thức kết thúc 14 năm thuyết giảng vào cuối năm 2013 nhưng thừa nhận là thầy vẫn chưa thích nghi với nhịp điệu trong chương tiếp theo của cuộc đời.

“Tôi không nghĩ là tôi sẽ ngừng làm việc nhưng nó sẽ ở một thời điển quan trọng khác.” Thầy dự định sẽ viết một quyển sách và viếng thăm các nhóm Phật tử Winnipeg khác vì giờ đây ông đã không còn bị ràng buộc với các trách nhiệm thường nhật ở chùa.

Sinh ra trong một gia đình Đức – Metis, Ulrich, 74 tuổi ban đầu được rèn luyện để trở thành một mục sư trước khi trở thành một giáo viên. Dù vẫn khẳng đỉnh các nguyên tắc của Thiên Chúa Giáo về tình yêu, ông đã chuyển hướng sang các niềm tin khác rộng lớn hơn, khám phá truyền thống của người bản địa cũng như tu học Phật Giáo trong nhiều năm để cuối cùng được thụ giới trở thành một vị tỳ kheo theo truyền thống Phật Giáo Jodo Shinshu

“Tôi đã có những trải nghiệm tâm linh không giống với những gì được giảng dạy.” Thầy Ulrich, cha của bốn người con, bao gồm cả một người con gái là một thừa tác viên Thiên Chúa Giáo ở Edmonton.

“Tôi đã đấu tranh với niềm tin Thiên Chúa Giáo của mình nhưng tôi không tìm thấy dòng chảy của một người Thiên Chúa Giáo có thể ôm lấy cả Phật Giáo. Tôi đã tìm thấy một dòng chảy của Phật Giáo có thể ôm lấy niềm tin Thiên Chúa Giáo.”

Sự giao nhau giữa các niềm tin đã cuốn hút lấy thầy và thầy tự hào về công việc tôn giáo của mình – gọi là tăng đoàn trong tiếng Phạn cũng như nỗ lực trong cộng đồng để tạo nên sự hiểu biết về Phật Giáo tốt hơn ngoài những suy nghĩ phiền diện như là các nhà sư trong y áo chỉ biết tụng kinh.

“Tôi nghĩ cốt lõi của công việc tôi làm ở Winipeg là liên tôn giáo cũng như giúp cho nhà thờ này chuyển từ một nhà thờ chỉ dành cho Nhật Bản thành một nhà thờ cho người Canada.” Thầy Ulrich cho biết. Thầy là ngườ phương tây đầu tiên đến  ngôi chùa do những người Nhật ở Canada thành lập cách đây sáu thập kỷ sau thế chiến thế giới thứ hai.

Thầy Ulrich đã thành công trong việc mở rộng số lượng người đến chùa và thu hút những người mới đến tìm hiểu về Phật Giáo. Harvey Kaita, một thành viên có ông bà là những người sáng lập ra chùa vào năm 1946 cho biết.

“Thầy đã tự tay làm cho chùa Manitoba trở nên nổi tiếng ở đây nên giờ chúng tôi có rất nhiều người không phải là người Nhật Bản đến tham dự còn hơn cả người Nhật Bản.” Kaita cho biết.

Mùa hè vừa rồi, chùa đã thê thầy Sensei Michael Hayashi, thế hệ người Nhật thứ ba ở Canada thay thế cho thầy Ulrich.

Sự liên tôn giữa các nền văn hóa đã dẫn đến nhiều cuộc hôn nhân pha trộn nhau và giúp cho việc chấp nhận giữa các truyền thống tôn giáo dễ dàng hơn. Thầy Ulrich tin rằng mọi người có thể phát triển các kỹ năng để sống trong các gia đình liên tôn giáo.

“Chúng ta không cần phải cải đạo chúng. Họ không cần phải trở thành Phật Tử và Phật tử không cần phải trở thành các tín đồ Thiên Chúa Giáo.”

Công việc cộng đồng của thầy Ulrich bao gồm tham dự các cuộc đối thoại bàn tròn liên tôn giáo, hội đồng liên tôn giáo ở Manitoba và hướng dẫn các nhóm học sinh hay khác tham viến các chùa được chỉ đình cũng như dẫn đầu các nghi lễ hàn gắn giữa Phật tử và người Hồi Giáo, dạy thiền cho những người cứu nạn ở chùa.

Trong suốt hai mùa, Ulrich đã giải thích các nguyên lý thực hành Phật Giáo cho những người mới bắt đầu trên truyền hình Joy TVa và giờ đây là đài truyền hình tôn giáo Hope TV.

Chùa dự đình sẽ vinh danh các công việc của thầy Ulrich bằng một buổi ăn tối vào ngày 22/12.

“Moi điều thầy nghĩ và đánh giá thật sự có ảnh hưởng đến chúng tôi.” Kaita cho biết
“Có một sự kết nối rất mạnh mẽ ở đây.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Winnipeg Free Press



Có phản hồi đến “Nhà Sư Phương Tây Kết Nối Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo Ở Canada”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com