San Francisco, CA (Hoa Kỳ): Ngồi trong ngôi nhà của mẹ tôi ở Baltimore, Maryland, tiểu bang được đặt theo tên của mẹ đức Jesus, người sáng lập ra đạo Thiên Chúa Giáo. Tôi nghe bản nhạc Barbara Steisand hát những giai điệu thiêng liêng về mẹ Maria. Đó là những âm điệu đầy bình an, thanh thản, phong phú với giọng hát tuyệt diệu chỉ có Babs mới có. Tôi thật sự là một con chiên trong giờ phút này của cuộc đời. Tuy nhiên, mọi thứ không bao giờ như vậy.
Hầu hết thời niên thiếu, tôi đến trường nhà thờ Mass mỗi chủ nhật. Tôi tham dự những lớp học về tôn giáo. Tôi đã có buổi rước lễ đầu tiên và sau đó là đến lễ rửa tội, và thú thật đó cũng là lễ rửa tội cuối cùng của tôi. Tôi chưa bao giờ tin vào tất cả những giáo điều nhưng tôi thích cộng đồng và các nghi lễ. Tôi cũng không chắc, dù chỉ là một đứa trẻ rằng đó có phải là con đường đưa tôi đến với Chúa Trời. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã tạo nên một tháp thờ bao gồm Đức Mẹ Maria, Đức Jesu, các vị thánh thần theo thần thoại Hy Lạp và các anh hùng. Tại sao các vị thánh lại có sức mạnh siêu phạm và mặc áo choàng?
Một số người trong gia đình của tôi đã bị mắc dính vào một nhà thờ đúng tông phái Thiên Chúa Giáo, một số theo tin lành, một số là không đạo và với trường hợp của tôi lại là một người tu thập thiền định của Phật Giáo. Tôi bắt đầu tu tập tâm linh vô thần một thập kỷ trước. Với sự khuyến khích của một người bạn, tôi bắt đầu tham dự các buổi tu tập của tăng đoàn, một từ thường dùng để chỉ cộng đồng các nhà sư và các sư cô. Tuy nhiên, ở Mỹ cụm từ này thường được dùng với chữ “hội” trong đạo Thiên Chúa. Tôi không cho mình là một phật tử thuần hành. Tuy nhiên, như Alice Walker, người thường thiền tập theo truyền thống cho biết “Toàn bộ điểm gì cũng thật sự chỉ là có giá trị với tâm hồn của bạn, với sự phát triển của bạn không phải mắc dính vào một người thầy mà là tìm ra cách để bạn đương đầu với thế giới của riêng bạn. Bạn trở thành người hướng dẫn cho chính mình.”
Tôi đã hỏi nhiều điều về những lời dạy của Phật giáo như tôi đã từng làm với đạo Thiên Chúa của mình. Một số người gọi những người như tôi là những người theo tôn giáo nghiệp dư hay những người chọn tôn giáo theo sự tùy thích. Tôi muốn chọn những lời dạy có thể làm khuấy động trái tim tôi không quan trọng chúng bắt nguồn từ đâu. Theo Phật Giáo, tôi tìm cách để làm dịu cái tâm đầy náo loạn của mình, theo dõi suy nghĩ và cảm xúc của mình như là một người xem những đám mây trôi trên bầu trời hơn là bị bắt trong những sóng gió không thể tránh khỏi của cuộc đời. Tôi đã có sự tiến bộ đi xa. Bạn bắt đầu thiền với hy vọng tăng trưởng trí huệ theo thời gian cùng với sự kiên trì. Bạn cảm nhận được lòng tốt với chính bạn và mọi người, xây dựng sức mạnh không phải cho cá nhan và tăng trưởng lòng từ bi với tất cả mọi người dù họ đối xử không tốt với bạn. Với tôi, trung tâm của những lời dạy là rất thực tế. Cuộc sống bao gồm đau khổ - bệnh tật, không công bằng, chết chóc. Đau khổ đến khi bạn bám víu vào tâm lý gọi là ‘nếu chỉ có thể”; nếu tôi khỏe, giàu có, nếu phân biệt biến mất. Hạnh phúc và tự do đến khi chúng ta từ bỏ những điều ham muốn “nếu chỉ có thể” này và sống tỉnh giác trong giây phút hiện tại, chấp nhận tất cả niềm vui và khổ đau.
Rất ít những người cùng thực tập thiền như tôi lớn lên là những Phật tử. Họ đều từng là những người Thiên Chúa Giáo hay các tôn giáo khác hoặc ít nhất là đến với một điều gì đó gọi là tôn giáo và cuối cùng là theo một tôn giáo khác. Rất nhiều người đã viết những câu chuyện về các gia đình liên tôn giáo và làm thế nào họ hòa trộn hay tôn trọng các truyền thống. Tuy nhiên bạn không cần phải có một mối liên hệ nào trong vấn đề liên tôn giáo. Tất cả chúng tôi đều phát triển và tiến hóa. Làm thế nào bạn có thể liên hệ đến đấng cứu thế nếu bạn chọn không theo con đường bạn từng theo như khi bạn còn nhỏ.
Một sự thay đổi đến với tôi khi bà tôi mất vì bệnh ung thư một thập kỷ trước. Tôi đã thu băng cuộc trò chuyện với bà và sau đó tạo nên CD cho gia đình. Bà là trung tâm của việc tu tập theo Thiên Chúa Giáo mặc dù bà lớn lên là một người theo Tin Lành. Bà đã nuôi dạy những người con của bà với một niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, cùng tập hợp cả gia đình đi dự lễ ở Mass mỗi chủ nhật. Nhà bà được trang trí bằng các cây thánh giá và các bức tượng nhỏ. Và khi bà nằm chết, tôi đã hỏi bà về hậu kiếp, bà nói “Bà không biết. Ai biết” Sự thật là một người quá sùng tín có thể chân thật và không có cảm giác sợ hãi về bí mật của sống và chết tạo cảm hứng tò mò trong tôi.
Tôi đang nghe những bài thánh ca trong khi mẹ tôi đang hát thầm rồi mở giấy gói quà. Tôi có thể tôn trọng và học từ đức Jesu mà không tin vào niềm tin Thiên Chúa Giáo là con đường của tôi. Tôi cũng tôn trọng những ai đã cọn chúa Jesu hay các đấng tối cao khác như là đấng cứu thế của họ. Thầy Thích Nhất Hạnh, một nhà sư đã thuyết phục Martin Luther King phản đối chiến tranh Việt Nam viết rằng:
“Giây phút mà tôi gặp mục sư Martin Luther King, tôi biết là tôi đang có sự hiện diện trong con người thánh thiện này. Trên bàn thờ ở Làng Mai của tôi ở Pháp là những hình ảnh Đức Phật và Đức chúa Jesu, và mỗi khi tôi thắp nhang, tôi chạm cả hai như là những vị tổ tiên tôn giáo của mình. Khi bạn chạm vào một ai đại diện cho một truyền thống nào đó, bạn không chỉ chạm vào truyền thống của người ấy mà bạn còn chạm vào chính bản thân bạn.”
Với tinh thần đó, tôi cũng lạy Đức Chúa Jesu.
Tôi vô cùn biết ơn sự chọn lựa tôn giáo và tất cả các niềm tin cùng hài hòa nhau. Bất cứ tôn giáo nào cũng có thể giúp xóa giải bạo lực, thù ghét hay thực tập với tình yêu toàn vẹn. Và nếu Đức Chúa Jesu dạy chúng ta điều gì thì đó là ‘Bạn nên yêu hàng xóm của bạn như chính bản thân bạn” Ngài không nói gì về việc người hàng xóm của bạn theo tôn giáo gì. Lời dạy này có thể áp đụng vào kinh sách Phật Giáo hay các tôn giáo khác trên thế giới. Và với tôi, đây là điều ý nghĩa sâu sắc nhất của ngày Giáng Sinh, một ngày lễ mà tôi luôn trân quý với niềm tin rằng con người chúng ta có thể hội nhập với các đấng cứu thế thiêng liêng của chúng ta.
Ngọc Hằng dịch
Theo huffingtonpost.com