Sau cuộc giải cứu đầy kịch tính từ hang Nang Non, 12 cậu bé và huấn luyện viên đội bóng đã thương tiếc sự ra đi của hải quân người Thái, Saman Gunam, người đã hy sinh trong nỗ lực giải cứu. Cha của một cậu bé cho biết để bày tỏ lòng tri ân đế vị hải quân này, nhiều chú bé sẽ được xem xét để xuất gia tập sự.

Xem thêm:

Thiền Giúp Cho Các Cậu Bé Bình Tĩnh Khi Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan

Huấn Luyện Viên Đội Bóng Đá Mắc Kẹt Trong Hang Ở Thái Lan Từng Là Một Nhà Sư

Xuất gia trở thành một nhà sư thật sự, hay được gọi là “bhikkhu” theo tiếng Pali, ngôn ngữ tôn giáo của Phật giáo nguyên thủy chỉ dành cho nam trên 20 tuổi. Các cậu bé sẽ xuất gia tập sự và chỉ thực hành một số giới luật ít hơn. Thêm vào đó, ít nhất một cậu bé là Thiên Chúa Giáo và sẽ không thể trở xuất gia.

Tuy nhiên, trong sự thức tỉnh những nỗ lực giải cứu, hành động xuất gia tập sự không có gì ngạc nhiên. Trong sự tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy, việc xuất gia trở thành nhà sư và hồi hướng công đức đạt được là một trong những hành động trân trọng nhất mà một người có thể tặng cho người khác.

Đời sống thiền môn ở Thái Lan

Các nhà sư ở Đông Nam Á với y áo, đầu cạo tóc mang tính biểu tượng. Họ có thể được thấy trên đường phố khất thực, nhận cơm từ người dân vào buổi sáng sớm, hoặc tập trung cầu nguyện tụng kinh tiếng Pali ở các ngôi chùa trung tâm của hầu hết dân làng. Trong nghiên cứu riêng, tôi đã bỏ ra hàng giờ trò chuyện với các nhà sư từ các vị trụ trì của các tự viện lớn đến những vị vừa tập sự xuất gia trong thời gian ngắn.

Tôi cũng đã gặp cả các nhà sư tham gia vào các hoạt động “huyền diệu” trong việc chữa bệnh hoặc những người cho rằng mình là các học giả. Ấn tượng đầu tiên của tôi, như nhiều người du lịch khác là một nhóm những người nam giới giác gnộ thông qua việc cô lập với thế giới.

Thật sự, việc cô lập này là trung tâm trong những lời dạy của Phật giáo. Với Phật giáo, việc ham muốn dẫn đến khổ đau. Vì thế, viêc giảm ham muốn có thể dẫn đến hạnh phúc và dần dần tiến đến giác ngộ.

Tuy nhiên các nhà sư không phải là một nhóm đồng nhất. Phật tử trở thành nhà sư hay vào tăng đoàn vì nhiều lý do khác nhau, chỉ một số liên quan đến việc đạt được sự siêu việt và giác ngộ. Trong khi nhiều người chọn việc trở thành nhà sư trọn đời, hầu hết các Phật tử xuất gia tập sự chỉ trong thời gian ngắn. Các Phật tử Thái Lan mà tôi đã làm việc đã từng xuất gia tập sự vài tháng khi cò nhỏ, trong mùa an cưu ngay cả chỉ một ngày trước khi tham dự vào một cuộc hành trình nguy hiểm hay là sau khi cha mẹ qua đời.

Phật giáo được thực tập ở Thái Lan đề cập đến nhiều sự cần thiết của thế giới. Phật giáo quan tâm đến cuộc sống của con người không sẵn sàng nhất thiết từ bỏ thế giới.

Giáo Dục ở tu viện

Trước khi sự ra đời của các trường học do chính phủ điều hành từ cuối thế kỷ thứ 19, chùa là trung tâm then chốt trong việc giáo dục các cậu bé ở Thái Lan. Các bé trai từ 5 tuổi vào chùa để học đọc và viết cũng như học Phật giáo căn bản.

Khi Phật giáo nguyên thủy đi vào Đông Nam Á từ Ấn Độ vào thiên niên kỷ thứ 2 sau công nguyên, thay thế các phiên bản địa phương về Ấn Độ Giáo và Phật giáo đại thừa, tôn giáo này chú trọng vào việc khuyến khích giáo dục trong làng là mọt sự cải cách khi nó trở thành một phần trung tâm trong cuộc sống của người dân làng.

Phật giáo nguyên thủy chú trọng không chỉ là các bẫy của vương quyền, cai trị mà còn để phục vụ cộng đồng. Chùa là trung tâm trong làng phục vụ như là trường học, sân chơi, nhà trú ẩn tạm thời và văn phòng phúc lợi ngoài vai trò là trung tâm của một tôn giáo.

Ngày nay, vai trò giáo dục các bé trai Thái Lan này đang được thay thế rất lớn bởi các trường học do chính phủ điều hành. Sự chuyển đổi này cho phép việc giáo dục các em bé gái.

Tuy nhiên một số trường Phật giáo vẫn duy trì, đặc biệt là ở miền Bắc Thái Lan, việc chú trọng vào giáo dục tôn giáo chon am giới. Họ dạy kinh địa phương ở miền bắc Thái Lan (quận từ miền trung Thái Lan và dần dần không còn sử dụng) ngoài ngôn ngữ tôn giáo là Pali và Sanskrit.

Nghiệp và công đức

Tuy nhiên giáo dục không phải là lý do duy nhất để xuất gia.

Hầu hết nam giới Thái Lan xuất gia là để tích đức, được gọi là “tham bun” Việc cống hiến bản thân để tu học những lời Phật dạy, kinh là một trong những hành động thiêng liêng nhất mà một người có thể làm. Phật tử xuất gia được tin là sẽ tích rất nhiều công đức.

Với Phật tử, cuộc đời này chỉ là một vòng của chết và tái sanh nơi các công đức lành mà một người làm được trong tiền kiếp quyết định nơi và hình thái được sinh ra – con người, động vật, các đấng thiêng liêng – mà người đó được sinh ra. Dần dần, qua nhiều đời, khi đã đủ kiến thức và công đức sẽ cho phép vượt qua chuy kỳ này và giải thoát.

Tuy nhiên như là nhân chủng học Lucien Hank mô tả, trong hệ thống tôn giáo Thái Lan, những người tu tập có thể hồi hướng và nhận công đức từ người khác. Bình thường, người nhận công đức là cha mẹ. Đó là cách để cảm ơn sự hy sinh của họ.

Trong trường hợp 12 chú bé và huấn luyện viên của chúng, họ xin hồi hướng công đức của mình đến cho sĩ quan Saman để tin chắc ông sẽ được sinh ra tốt đẹp hơn ở kiếp sau.

Nghĩa vụ nơ nần

Như nhiều ngôn ngữ, tiếng Thái có một số khái niệm không thể dịch được sang tiếng Anh. Một trong những từ đó là “krengjai” liên hệ đến cảm giác bắt buộc đến một người phải nhận được một món quà quá lớn mà không thể trả lại được. Đó là một cảm giác nặng nề.

Với những người quan sát, rất dễ để tưởng tượng sự biết ơn mà các cậu bé phải cảm thấy đến với sĩ quan Saman nhưng cũng dễ để bỏ qua cảm giác trách nhiệm đè nặng lên các cậu bé. Như nhà thuyết nhân học cổ điển Marcel Mauss chỉ ra rằng, các món quà đến với sự bắt buộc và sự hy sinh một đời không có sự khác biệt.

Với cách này, các cậu bé có lẽ sẽ xuất gia tập sự không chỉ là để phản ảnh về số phận hay trải nghiệm trong hang. Thêm vào đó, chúng làm việc này để đáp lại sự hy sinh của sĩ quan Saman với món quà vĩ đại nhất mà chúng có thể dâng tặng.

Ngọc Hằng dịch

Theo religionnews.com



Có phản hồi đến “Nhiều Cậu Bé Được Giải Cứu Khỏi Hang Động Sẽ Tập Sự Xuất Gia Cầu An”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com