Ở Đông Á, Phật tử đón mừng ngày Đức Phật nhập diệt và giác ngộ vào tháng hai. Tuy nhiên, tại ngôi thiền tự ở North Carolina, ngày Đức Phật thành đạo được tổ chức vào mùa lễ tháng 12 với một thời pháp thoại ngắn cho trẻ em, lễ đốt nến và ăn tối sau khi tổ chức lễ.
Chào mừng bạn đến với phong cách Phật giáo kiểu Mỹ
Sự ảnh hưởng sớm
Phật giáo đi vào nền văn hóa ý thức của Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19. Đó là thời điểm mà những quan điểm lãng mạn của chủ nghĩa kỳ lạ phương Đông kỳ lạ thúc đẩy sự tưởng tượng của những nhà thơ triết học Hoa Kỳ, các nhà triết học Mỹ và những học giả đầu tiên của tôn giáo trên thế giới.
Những nhà thơ siêu việt như Henry David Thoreau và Ralph Waldo Emerson đã đọc Ấn Độ Giáo và triết lý Phật giáo một cách sâu sắc và khi Henry Olcott đi đến Sri Lanka vào năm 1880, đã quy ngưỡng Phật giáo và thành lập ra một dòng Phật giáo thần bí gọi là Theosophy.
Trong khi đó, những người am hiểu về nghệ thuật Phật giáo đã giới thiệu Hoa Kỳ vào vẻ đẹp của truyền thống này. Nhà lịch sử nghệ thuật và giáo sư triết học Ernest Fenellosa cũng như người người đồng nghiệp William Sturgis Bigelow là những người Hoa Kỳ đầu tiên du lịch đến Nhật, quy ngưỡng sang Phật giáo và đam mê thu thập nghệ thuật Phật giáo. Khi họ trở về nhà, bộ sưu tập của họ đã hình thành cốt lõi bộ sưu tập nghệ thuật Châu Á đầu tiên tại bảo tàng Mỹ thuật ở Boston.
Cùng thời điểm này, các học giả đầu tiên về tôn giáo thế giới như là Paul Carusmade giảng dạy Phật giáo tiếp cận với người Mỹ. Ông đã xuất bản cuốn sách Cẩm nang Đức Phật (The Gospel of Buddha), quyển sách Phật giáo bán rất chạy. Một năm sau đó ông tham dự vào Nghị viện tôn giáo thế giới ở Chicago vào năm 1893. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại mà những đại diện các nền tôn giáo chính trên thế giới cùng đến để tìm hiểu về một tôn giáo khác.
Đoàn Phật giáo ở Chicago bao gồm thiền sư Nhật Bản Shaku Soen và nhà cải cách Phật giáo người Sri Lanka là Anagārika Dharmapāla, người đã nghiên cứu về khoa học phương Tây và triết học để làm hiện đại truyền thống của chính mình. Những Phật tử chịu ảnh hưởng của phương Tây đã trình bày về truyền thống của chính mình với các đọc giả phương Tây được xem là vô truyền thống và lý luận khi không có vị thần cạnh tranh, niềm tin bất định và hoài nghi.
Truyền thống Phật giáo thật sự không có các vị thần, triết lý hay các nghi lễ đặc biệt là sách thiêng, các linh mục, đạo đức, phát triển thế tục và những nhân tố khác mà mọi người thường liên hệ đến tôn giáo. Tuy nhiên tại Nghị viện tôn giáo vào năm 1893, các nhà sư Phật giáo đã trình bày về truyền thống thiền định của mình cho nước Mỹ hiện đại như là một triết lý thực tế, không phải tôn giáo. Sự nhận thức này của Phật giáo tiếp tục tồn tại ở Mỹ cho đến ngày hôm nay.
Phật tử không có ý thức xuyên tạc hay trình bày không đúng về truyền thống của họ hay chỉ nói cho người Mỹ biết điều họ muốn nghe. Họ đã thực sự nỗ lực làm cho truyền thống tôn giáo 2500 của họ được phổ quát trong cuối thế kỷ thứ 19.
Tuy nhiên cuối cùng họ chỉ muốn một vài nhánh của Phật giáo từ cây lớn đi vào đất Mỹ. Chỉ cắt từ một ít triết học Phật giáo, nghệ thuật và thiền định đi vào Mỹ trong khi các thành phần khác của Phật giáo tiếp tục ở đăng sau Châu Á.
Phật giáo ở Hoa Kỳ
Một khi đã được gieo trồng ở đây, người Mỹ trở nên đặc biệt thích thú với sự hấp dẫn thần bí của thiền định Phật giáo.
Các sáng kiến về môi trường và công bằng xã hội đã chấp nhận phong trào “Phật giáo tiếp hiện” kể từ khi mục sự Martin Luther King giới thiệu đề cử người sán lập,một nhà sư và nhà hoạt động chống chiến tranh HT Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa Bình vào năm 1967. Truyền thống Phật giáo tiếp hiện của Ngài tiếp tục đưa ra giải pháp chánh niệm, bất bao loạn đến với những mối quan tâm của thế giới. Thiền sư quá cố Daisetsu Teitaro Suzuki, là đệ tử của thiền sư nhật Shaku Soen và cũng là một dịch giả tại Nghị viện thế giới có sự ảnh hưởng rất lớn đến những nghệ sĩ và những nhà tri thức trong thời gian sau chiến tranh. Cảm ơn những bài viết nổi tiếng của Ngài và làn sóng tiếp theo của các giáo sư Phật giáo người Châu Á và người Mỹ, Phật giáo đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặc trong văn hóa người Mỹ.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đã được làm giàu bởi trường đại học trực thuộc Phật giáo đầu tiên ở Naropa ở Colorado, đặt nền móng cho con đường mà các học viện Phật giáo cao cấp như trường đại học Soka, trường đại học Tây California, cũng như trường đại học Maitripa ở Oregon.
Sự thiết lập các trung tâm y kha kết hợp việc giảm stress với thiền chánh niệm vào trong các liệu pháp trị bệnh và các chương trình quản lý giận dữ cho tù nhân được dựa trên các phương pháp kỹ thuật chiêm nghiệm của thiền Vipassana.
Điều tương tự cũng đúng cho ngành công nghiệp giải trí khi kết hợp các chủ đề của Phật giáo vào những bộ phim bom tấn Hollywood như phim Ma trận (The Matrix). Ngay cả những vận động viên nhà nghề cũng dùng phương pháp thiền tập luyện và hiểu biết của Phật giáo ở Mỹ không phải là ‘tôn giáo” mà là một môn triết học thế tục với sự ảnh hưởng sâu rộng.
Sự hấp dẫn kỳ lạ
Tuy nhiên Phật giáo thế tục của Hoa Kỳ đã sản sanh ra một số hậu quả không mong muốn. Các bài viết của thiền sư Suzuki đã có ảnh hưởng mạnh đến Jack Kerouac, tác giả nổi tiếng của quyển sách “Trên con đường và tiếng trống Pháp.” Tuy nhiên Suzuki chỏ xem Kerouac là một “kẻ mạo danh quái gỡ” bởi vì ông chỉ tìm ra sự tự do thức tỉnh của Phật giáo mà không thực hành.
Một nhà thơ hippieskhác cũng nhầm lẫn Phật giáo như là một dạng về lòng yêu chuộng bản thân mà bỏ qua những lời dạy về vô ngã và từ bi. Một số khác lại thương mại hóa Phật giáo mọi thứ từ “thiền trà” cho đến “quán bia Phật giáo may mắn” như một sự mỉa mai đối với truyền thống Phật giáo chốn lại bia rượu và các chất gây nghiện.
Kết quả là những sự xây dựng phổ biến về Phật giáo không tôn giáo đã đóng góp vào hiện tượng tâm linh nhưng không phải Phật giáo” hiện đại cũng như là phong trào chánh niệm thế tục ở Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể chỉ dịch một phần của cây bồ đề to lớn về tôn giáo Phật giáo ở Mỹ nhưng sự chia cắt của chúng ta đã thích ứng và bắt rễ vào trong thời đại khoa học, thế tục và thương mại. Dù là tốt hơn hay xấu hơn, đó là kiểu Phật giáo ở Hoa Kỳ.
Ngọc Hằng dịch
Theo qz.com