Tượng Phật Swat, được tạc vào cách đá ở thế kỷ thứ bảy đã bị quân Taliban ở Pakistan nổ phá vào năm 2007. Hiện nay tượng Phật đã được phục dựng thành công, một biểu tượng của sự khoan dung trong thung lũng đầy tai ương ở Pakistan.
Hình ảnh linh thiêng, được mô tả theo vị trí hoa sen nằm trên vách đá granite ở miền bắc Pakistan đã bị phá hủy nặng nề bởi những phiến quân Hồi giáo, nhắc lại sự phá hủy các tượng Phật mà Taliban đã phá hủy ở Afganistan tại Bamiyan vào năm 2001.
Với một số người, đó là hành động phá hoại xảy ra tại nơi trung tâm bản sắc và lịch sử độc đáo của khu vực.
Tôi cảm thấy “như họ giết cha tôi vậy.” Parvesh Shaheen, một chuyên gia Phật giáo 79 tuổi ở Swat cho biết. “Họ đã tấn công văn hóa và lịch sử của tôi.”
Đức Phật tĩnh tọa ở Jahanabad, một trung tâm di sản Phật giáo ở Swat, một thung lũng rất đẹp tại chân núi của dãy Himalaya.
Chính phủ Ý đã giúp phục dựng hàng trăm di sản khảo cổ học, làm việc với chính quyền địa phương để hy vọng biến nơi đây trở thành một nơi hành hương và thu hút tiền của khách du lịch.
Cách đây một thập kỷ, các chiến binh đã trèo lên 6m để đặt chất nổ nhưng chỉ một phần bị kích hoạt và phá hủy phần đầu của mặt Phật. Một bức tượng nhỏ gần đó đã bị phá hủy hoàn toàn
Với ông Shaheen, tượng Phật là “biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của tình yêu, biểu tượng của tình anh em.”
“Chúng tôi không ghét ai hay tôn giáo nào – Thật là vô lý để ghét ai đó.” Ông nói
Nhưng những người ở Swatis, không biết về lịch sử và vào năm 2007 không bị thương tích bởi sự tàn ác của phiến quân Taliban đã ca ngợi cuộc tấn công và tranh cãi rằng bức tượng là “chống Hồi giáo.”
Cũng như các đối tác của họ ở quốc gia láng giềng Afghanistan, phiến quân Hồi giáo Pakistan là những phần tử khủng bố cực đoan giết hại người dân với danh nghĩa Hồi giáo chủ nghĩa, cấm tất cả những hình ảnh nghệ thuật với ý tưởng không thuộc Hồi giáo là điều cấm kỵ.
Vấn đề trở nên đỉnh điểm khi sự bắt đầu của sự chiếm đóng bạo lực của Taliban ở Swat và chỉ kết thúc vào năm 2009 với sự can thiệp mạnh mẽ của quân đội Pakistan. Trước đó, hàng ngàn người đã bị giết chết và hơn 1.5 triệu người phải di tản.
- Đất của Phật giáo – dân số của Swat vẫn không như là hôm nay, phần lớn là người Hồi giáo bảo thủ khi mà các chuẩn mực văn hóa chỉ ra rằng người phụ nữ phải che mặt.
Thay vào đó, hàng thế kỷ đó là một thánh địa hành hương của các Phật tử thuần tín, đặc biệt là từ Himalaya. Trường phái Vajrayana còn công nhận đó là “thánh địa” nơi Phật giáo khởi nguồn.
Họ tiếp tục hành hương cho đến thế kỷ thứ 20 khi biên giới bị phân chia với sự độc lập của người Anh Ấn và sự hình thành nhà nước Pakistan vào năm 1947.
Hiện nay, hầu hết dân số Pakistan là người Hồi Giáo và các tôn giáo thiểu số bao gồm Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo cũng thường bị phân biệt và bạo loạn.
Phật giáo đã biến mất khỏi khu vực từ khoảng thế kỷ thứ 10 do sự xâm lấn của Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Thời hoàng kim ở Swat kéo dài từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 4 khi hơn 1,000 tu viện, khu bảo tồn, bảo tháp được dàn trải khắp cả thung lũng.
Luca Maria Olivieria, một nhà khảo cổ người Ý giám sát quá trình phục hồi tượng Phật cho biết “Cảnh quan được tôn thờ trong chính nó.”
“Khách hành hương được chào đón vì những hình ảnh, kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc được bảo vệ kéo dài hàng km trước khi đến.” Olivieri giải thích.
- Du lịch tôn giáo – sự phục hòi thánh tích không hề dễ dàng. Tất cả được diễn ra theo từng giai đoạn, bắt đầu vào năm 2012 với sự sử dụng một lớp phủ để bảo vệ phần bị hư hại của tượng.
Sự phục hồi mặt tượng ban đầu được thực hiện trong phòng thí nghiệm hình ảnh 3 chiều, sử dụng tia laser và các bức ảnh cũ.
Sứ mệnh của các nhà khảo cổ người Ý tại Swat, mà ông hướng dẫn đã bắt đầu ở đây từ năm 1955 mặc dù nó bị ngưng lại một thời gian ngắn dưới sự cai trị của quân Taliban.
Công việc bao gồm quản lý việc khai quật di chỉ và dám sát việc phục hồi bảo tàng khảo cổ ở Mingora, thành phố chính ở Swat bị tàn phá trong cuộc tấn công vào năm 2008.
Chính quyền Ý đã đầu tư 2.5 triệu Euro (2.9 triệu USD) trong năm năm để phục hoiò lại di sản văn hóa Swat, cố gắng liên hệ đến người dân địa phương càng nhiều càng tốt.
Hiện nay chính quyền đang chờ đợi việc phục hồi nụ cười của Đức Phật và biểu tượng nhằm tăng cường du lịch đến từ Trung Quốc và Thái Lan.
Nhiều năm sau khi quân Taliban bị sụp đổ, thung lũng phần lớn đã được trẻ hóa mặc dù an ninh đôi khi vẫn còn căng thẳng với sự tấn công 11 binh sĩ vào tháng hai năm nay.
Fazal Khaliq, một phóng viên và tác giả sống ở Mingora nghĩ rằng sự ngy hại đến với di sản văn hóa đã được “giảm thiểu” thông qua giáo dục và sử dụng mạng xã hội để lan tuyền “hình ảnh tốt, nhẹ.”
Tuy nhiên, “hầu hết dân số không còn trẻ và không được giáo dục vẫn không hiểu tầm quan trọng của tượng Phật.” Ông thừa nhận.
Trong khi đó, bảo tanggf ở Mingora hiện nay chào đón “những người yêu thích Phật giáo” Faiz-ur-Rehman, người quản lý cho biết.
“Trước Hồi giáo, Phật giáo là tôn giáo của chúng tôi.”
Ngọc Hằng dịch
Theo econonmictimes.indiatimes.com