Các lớp học ngập tràn ánh sáng sẽ trở thành trường học Trung Đạo mới ở West Saugeries đầy học sinh và phụ huynh vào hôm thứ bảy ngày 24/2 khi nhà tư vấn giáo dục Fristen Lhatso từ Boulder, Colorado đã phát thảo nên kế hoạch cho trường tiểu học tư dự định khai giảng vào tháng chín.

“Hãy xem đây là một bài kiểm tra điều hành giáo dục Phật giáo ở phương Tây.” Cô cho biết khi các trẻ em đến phòng chơi và mọi người ngồi trong không gian ấm với hương dịu thơm của cơm và chai. “Chúng tôi không có nguồn gốc văn hóa như ở phương Đông, nơi giáo pháp được hình thành. Chúng tôi phải sáng tạo. Điều mà chúng tôi tạo ra có thể di chuyển và uốn lượn, như là chánh pháp vậy.”

Lắng nghe qua bài nói chuyện của cô và nỗ lực tổ chức trường Trung Đạo là Noa Jones. Cô giải thích, tách khỏi sự kiện vào thứ bảy làm thế nào khái niệm của trường đã phát triển trong những cuộc thảo luận các năm qua, bài viết trên giấy trắng và quyết định của cô tiến hành trong những năm gần đây. Nguyên khởi, ý tưởng hình thành nên trường Trung Đạo là từ việc đất được cúng ở Bali – một trường Phật giáo ở bán đảo Hindu trong quốc gia toàn người Hồi Giáo. Tuy nhiên, sự thay thế hiện đại được đưa ra và khu vực Woodstock dường như là nơi thích hợp nhất.

Noa Jones có nguồn gốc ở Woodstock nơi cha cô là kiến trúc sư cho trường New Moon (Mặt trăng mới), nơi cô là sinh viên đầu tiên. Cô lớn lên ở đây và Boulder, Colorado nơi mẹ cô ở. Tuy nhiên, như cô lưu ý, cố cũng trải qua 20 năm sống ngoài sự bảo bọc, du lịch khắp thế giới làm việc với một vị thầy Dzongsar Khyentse Rinpoche của Bhutan và sau này là tổ chức Khyentse. Dần dần, cô gíup giới thiệu sự tiến triển của giáo dục vào hệ thống tự viện Bhutan và hiện là giám đốc điều hành của trường Trung Đạo, một nơi mà trường địa phương phục vụ như là một cuộc thí nghiệm.

Cô Jones cho biết đám đông vào hôm thứ bảy được đến là do truyền miệng. Ngoài một bài quảng cáo trên tờ Woodstock Times, biểu ngữ và tờ rơi được đặt tại những nơi trọng yếu khắp khu vực và tu viện thiền trên núi cũng cho cộng đồng địa phương biết về việc này. Đơn xin học cho 28 sinh viên được mở đến tháng chín đang được bắt đầu và chờ sự quyết định cuối cùng từ sở giáo dục của Tiểu bang phê duyệt, hy vọng là vào mùa xuân này. Ý tưởng bắt đầu đơn giản với tỷ lệ một giáo viên 7 sinh viên. Mặc dù học phí cho mỗi sinh viên là khoảng $18,000, một nửa chi phí được tổ chức Kyentse tài trợ hoặc hơn. Cô Jones nói thêm “chúng tôi muốn nó hoạt động cho bất cứ ai quan tâm.”

Vì sao là trường tiểu học Trung Đạo? Cô Jones liên hệ đến một trang trên toàn Website

“Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều có những hệ thống giáo dục trẻ em theo truyền thống, niềm tin, nghi lễ và giá trị của riêng mình. Đó là maktab và madrasas của Hồi Giáo, các trường Thiên Chúa Giáo, trường Do Thái và các lớp học vào chủ nhật của rất nhiều chương trình sau lớp học và các trường đặc biệt để dạy trẻ em trở thành những người quản lý tuyệt vời cho truyền thống tôn giáo của họ.” Đọc một tấm giấy đã viết sẵn, đề cập đến những hình thức mới của hệ thống giáo dục đặc biệt của Phật giáo.

“Giáo dục Phật giáo cho trẻ em, hầu hết đã được đưa đến các cộng đồng tự viện với những sáng kiến rất ít và xa rời. Bởi vì Phật giáo không bị văn hóa ràng buộc, rất ít lễ hội và phong tục được giới thiệu rộng rãi đến cho trẻ em. Thông thường, sự chuyển đổi theo quan điểm Phật giáo xảy ra ở nhà. Một số phụ huynh Phật tử có chương trình riêng dạy con nhưng chưa có nội dung chung được chấp thuận hay phương pháp giáo dục giáo pháp cho trẻ em."

Với phương pháp mới tại trường Trung Đạo, trường mới thử nghiệm và trang website hy vọng để thí điểm ở nơi khác. Không có truyền thống Phật giáo hay con đường nào được ưu tiên. Việc đào tạo tôn giáo không chiếm quá nhiều thời gian ngoài pha trộng vào những khái niệm giáo dục trò chơ cho các trẻ em tiểu học.

“Đức Phật được cho là đã dạy 84,000 con đường.” Đọc một đoạn khác về việc làm thế nào trường mới điều hành. “Giáo pháp di chuyển và tiếp tục di chuyển, xuyên qua văn hóa và có ba trường phái Phật giáo chính vẫn cùng tồn tại hòa hòa trong nhiều con đường khác mà một cá nhân có thể theo đuổi. Đó là sự giàu có của giáo pháp.”

Các thành tố thực tế mà trường đưa ra vào hôm thứ bảy tại Lhatso và các câu hỏi mà cô Jones trả lời cho các bậc phụ huynh, chú trọng vào diện tích 5 mẫu tây của khuôn viên trường (nơi được dùng để dành cho những đòi hỏi đặc biệt của trường và mở rộng đến khu vực kế bên), các hoạt động trong vườn và nhấn mạnh đến tính linh hoạt dựa vào mong muốn và nhu cầu thực tế của sinh viên.

“Chơi nơi cần chơi.” Lhatso lưu ý, liên hệ đến các nghiên cứu về giáo dục sớm mà hiện nay tính tất cả cho đến khi lớp ba. “Chúng tôi gọi lđó là “thời giqan không bắt buộc.Đó là làm thế nào bạn tiến tới một chương trình học thuật nghiêm ngặt.”

Một số hỏi về sự đánh giá, về bài tập và thời gian một ngày ở trường. Mt số hỏi về việc thiền được dạy thế nào cũng như là thế nào trường đánh giá giải quyết thời gian học của học sinh. Một người cha hỏi liệu việc di chuyển xa đến trường có được hỗ trợ, điều mà họ cảm thấy khó khăn trong các tình huống ở các trường trong quá khứ.

Lhatso đã nói về “thời gian và địa điểm” với tất cả kinh nghiệm nhưng cũng cần có sự đánh giá trẻ em để giáo dục chúng tốt hơn. Ý tưởng của chánh pháp cũng được nâng cao từ kinh nghiệm của mỗi học sinh tại trường. Những người di chuyển xa đều được chào đón. Một điều đơn giản dưới mọi thứ sẽ là một động lực đơn giản “đọc, đọc và đọc” như lời của cố vấn giáo dục cho biết.

Cô Jone thừa nhận với những ai đến nghe thuyết trình từ xa như các quận hạt Delaware và Massachusetts cũng như nhiều người tham dự từ Woodstock, Saugerties cũng như Greene và Dutchess

Cô chỉ ra rằng sẽ có nhiều thông tin hơn được đăng trên mạng khi câu chuyện này đưa ra. Cô cho biết một buổi trò chuyện vào ban đêm với phụ huynh sẽ được tổ chức vào ngày 22/3 và buổi giới thiệu thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 23/3.

“Ngày đầu tiên tại trường Trung Đạo sẽ dự định vào hôm 6/9.”

Cô cho biết với ngày giới thiệu vào 23/2 và đêm gặp phụ huynh sắp tới, tất cả sẽ được thực thi với sự giúp đỡ của một chiêm tinh giao Phật giáo ở Bhutan.

Ngọc Hằng dịch

Theo hudsonvalley.com



Có 1 phản hồi đến “Khánh Thành Trường Tiểu Học Phật Giáo Ở Hoa Kỳ”

  1. Tran thu huyen đã nói

    Tôi có thể cho 2 con gái tôi từ Việt nam sang học tại trường được không? Nhà trường có thể giúp chúng tôi những gì? Xin cảm ơn.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com