Một đám cháy lớn đã xảy ra vào hôm thứ bảy tại một thiền đường của chùa Jokhang ở Lhasa, một ngày sau tết cổ truyền Tây Tạng. Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Hoa đưa tin.

Một bản tin ngắn từ tờ nhật báo Tây Tạng cho biết ngọn lửa bùng lên vào ban đêm nhưng “nhanh chóng được dập tắt” mà không gây ra tử vong hay thương vong gì.

Các bức ảnh trên mạng cho thấy ngọn lửa tàn phá một phần ngôi chùa cổ. Tờ nhật báo không đưa ra chi tiết về mức độ thiệt hại của ngôi chùa mà rất nhiều người Tây Tạng xem như là nơi linh thiêng nhất.

Một số người Tây Tạng cho biết bất kỳ một sự thiệt hại nào đối với ngôi cổ tự 1400 năm đều là sự tàn phá rất mạnh.

“Tôi cầu nguyện cho ngọn lửa không quá nguy hiểm và ngôi cổ tự không bị hư hại quá nhiều.” Tsering Woeser, một nhà văn Tây Tạng ở Bắc Kinh trả lời trong bài phỏng vấn “Với người Tây Tạng, chùa Jokhang là một nơi linh thiêng nhất” cho biết.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Hoa cho biết trên mạng rằng “không có sự hư hại về xá lợi” ở chùa. Ngọn lửa bùng lên vào lúc 6:40 tối giờ địa phương, một giờ trước khi mặt trời lặn ở Lhasa. Một vài đoạn video cho thấy ngọn lửa cháy trong bóng tối nghĩa là đám cháy diễn ra ít nhất là một giờ hoặc lâu hơn.

Hỏa hoạn diễn ra khi chùa đang chuẩn bị tiếp đoán hàng đoàn Phật tử đến đón mừng lễ Losar, lễ năm mới theo truyền thống của Tây Tạng bắt đầu vào hôm thứ sáu. Bảng thông báo của chính quyền cho biết chùa đóng cửa vào ngày thứ bảy. Hỏa hoạn dường như làm tăng lo ngại của chính quyền về những cuộc biểu tình diễn ra ở Lhasa nên luôn được canh gác nghiêm ngặt để chống lại những người biểu tình.

Chùa Jokhang được theo dõi nghiêm ngặt qua hệ thống camera giám sát. Vào năm 2008, hàng chục nhà sư tại chùa đứng lên biểu tình trước các phóng viên nước ngoài trên một chuyến thăm viếng do chính quyền tổ chức làm xáo trộn cuộc viếng thăm của họ.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra bên trong và gần chùa Jokhang vào năm 1988 và 1989 nên chính quyền nhanh chóng cấm việc tụ tập nguyện cầu gọi là Monlam thường diễn ra vào cuối mùa lễ Năm Mới của Tây Tạng. Robert Barnett, một chuyên gia về tình hình Tây Tạng sống ở Luân Đôn trả lời email như vậy.

“Chùa Jokhang được xem là nơi linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng và trong hàng thế kỷ, đây là nơi tập trung của khách hàng hương của Phật tử Tây Tạng. Với nhiều người, đó là biểu tượng cơ bản của văn hóa và di sản tôn giáo Tây Tạng” Ông Barnett cho biết.

Những thông tin về đám cháy lần đầu tiên được truyền trên mạng xã hội Trung Hoa khi người dùng chia sẻ các bức ảnh và video về các đám cháy cũng như khói bốc lên từ chùa ở trung tâm của Lhasa, cố đô của Tây Tạng.

Nhưng nhiều bức ảnh về ngọn lửa nhanh chóng bị gỡ xuống và một số người Tây Tạng ở hải ngoại cho biết chính quyền Trung Hoa có thể kiểm duyệt hình ảnh để giảm bớt thiệt hại.

Trung Hoa đã xóa các bài viết về vụ hỏa hoạn ở chùa Jokhang. Chủ đề này trở thành tin tiêu điểm nóng nhất và rất nhiều người tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội Trung Hoa.

Các bản báo cáo chính thức chưa chỉ ra phần nào của chùa rộng trên 6 mẫu bị thiệt hại bởi ngọn lửa. Một vài tài khoản chia sẻ trên các mạng xã hội cho biết đám cháy diễn ra ở khu ngoại vi, có thể là khu vực nhà ở mà không phải thuộc phần chánh điện của chùa mà người Tây Tạng xem như là trái tim của chùa Jokhang.

Khu trung tâm của chùa lấp lánh với hình ảnh của tượng Phật Bổn Sư Thích Ca. Vào những tháng bận rộn, du khách đến đầy khắp chùa cũng như các con đường nhỏ như mê cung xung quanh.

“Nhiều thế hệ người Tây Tạng đã đến Lhasa, vừa lạy vừa đi, chỉ để hành hương đến Jokhang và đến trước tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca.” Cô Woeser, một nhà văn cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo nytimes.com



Có phản hồi đến “Cháy Lớn Tại Một Ngôi Chùa Linh Thiêng 1400 Năm Ở Tây Tạng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com