“Khái niệm Phật giáo,” một cái nhìn lạc quan về cuộc sống đang trở nên phổ biến ở giới trẻ Trung Hoa. Họ trở nên thư giản với mọi việc và ngừng phấn đấu cạnh tranh.
Với thái độ “Tôi dễ dàng” đã tăng lên theo “các mối quan hệ Phật giáo,” “Cuộc thi và nghiên cứu Phật giáo,” “trò chơi Phật giáo” và nhiều khái niệm tương tự.
Một bài báo trên mạng gần đây với tiêu đề Rất Nhiều Giới Trẻ sinh sau năm 90 đã trở thành nhà sư và trở nên phổ biến trên mạng. Nó đưa ra những ví dụ hàng ngày về “khái niệm Phật giáo.”
Ví dụ, một “khách hàng của nhà hàng Phật giáo” tiêu biểu sẽ đặt một món ăn như nhau cho bữa trưa vì cậu ấy hay cô ấy không buồn quan tâm đến việc lựa chọn.
Cũng có khái niệm “dạy con theo Phật giáo” một cách tiếp cận dễ dãi để nuôi dạy trẻ em. “Cha mẹ Phật giáo” luôn dễ dàng với con trẻ và không có hy vọng cao về chúng vì họ luôn nhận biết rõ rằng không phải tất cả các trẻ em đều thành công và chẳng có lý do gì để ép buộc con mình phải khổ sở.
Khái niệm “mua sắm Phật giáo” khi mọi người chỉ mua những gì họ cần và không mua những gì không cần. Vì sao? Bởi vì họ đơn giản chỉ không muốn nghĩ quá nhiều thứ phải mua sắm.
“Khái niệm Phật giáo” ở Đại lục cũng có thể giải thích vì sao một chương trình trò chơi đơn giản của Nhật là Travel Frog (con ếch du lịch) trở nên phổ biến ở đất nước này, trở thành trò chơi hàng đầu trong bảng trò chơi ở Đại lục từ tháng 11 năm trước.
Không như các trò chơi trên mạng khác phải làm rất nhiều và hào hứng, Travel Frog yêu cầu người chơi rất ít và không ai thắng hay thua.
Tất cả những người chơi cần là chăm sóc một chú ếch sống ở một ngôi nhà trong ngôi làng ảo, cho nó ăn và giúp chuẩn bị thức ăn cho kỳ du lịch tiếp theo. Con ếch sẽ du lịch vòng quanh Nhật Bản bất cứ lúc nào nó muốn và hầu hết nó chỉ ở nhà và ngủ. Tất cả những gì người chơi làm là theo dõi.
Theo một số nhà bình luận, trò chơi ngớ ngẩn này đã gây ấn tượng với giới trẻ và trở nên phổ biến không chỉ ở Nhật và Trung Hoa mà còn ở Đài Loan và Hàn Quốc bởi vì ý tưởng chung của trò chơi trùng với sự lười biếng và thái độ “Tôi dễ dàng” với cuộc sống đang trở nên phổ biến trong giới trẻ khắp Đông Á.
Tuy nhiên, giới chức Trung Hoa đang cảnh báo về “Tâm Lý Phật giáo” như vậy. Một số cơ quan truyền thông thậm chí còn nhắc đến nó như một hình thức “suy đồi văn hóa” làm vấy bẩn tâm của giới trẻ khăp đại lục.
Một bài báo gần đây trên tờ Nhật Báo Tuổi Trẻ Trung Hoa, cơ quan ngôn luận chính của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Hoa đã đưa ra sự cảnh báo với thế hệ sau năm 90. Tờ báo cho biết họ sẽ không thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày nếu sử dụng “Tâm Lý Phật giáo.”
Mặc những lời cảnh báo trên, “Tâm lý Phật giáo” tiếp tục lan tỏa. Thật sự, nó đã trở thành một khuynh hướng của toàn cầu.
Không chỉ có giới trẻ Trung Hoa dường như thiếu động lực cho mọi thứ. Khắp các quốc gia phát triển, ở phương Tây, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Koong, số lượng những người trẻ “NEET” hay không có nghề nghiệp, thiếu giáo dục đào tạo hay cơ bản là không hoạt động nhiều đang tiếp tục tăng cao.
Trong những năm 80,90, khi Trung Hoa vẫn còn là một quốc gia đang phát triển, có sự mong muốn mạnh mẽ để thành công và làm giàu trong giới trẻ khắp đại lục, đặc biệt là với những người ở vùng nông thôn nên đạo đức trong công việc, tinh thần và tham vọng đã đốt cháy họ.
Và khi chi phí xã hội ngày càng tăng lên nhờ vào sự vượt trội của các công ty lớn cũng như giá bất động sản tăng vọt, rất nhiều người trẻ đã từ bỏ cố gắng trở nên thành công và ngừng đưa ra kế hoạch cho cuộc đời và thái độ sống “Tôi dễ dàng” với “Tâm lý Phật giáo” tăng lên.
Ngọc Hằng dịch
Theo Hong Kong Economic Journal