Vào ngày 8/3/1908, gần 15,000 nữ công nhân may mặc, rất nhiều người là dân nhập cư đã biểu tình ở thành phố New York yêu cầu được trả lương tốt hơn, làm ít giờ hơn và quyền được bầu cử. Những nữ công nhân này đã dấy lên làn sóng hành động tương tự trên toàn thế giới và ngày quốc tế phụ nữ đầu tiên được tổ chức vào năm sau đó.

Ngày phụ nữ năm nay diễn ra khi rất nhiều phong trào xã hội đã tăng cường để đấu tranh vì quyền bình đẳng như #MeToo và #TimesUp.

Giữ tinh thần cách mạng này, đây là năm bài báo từ Tricycleararchives nhấn mạnh đến những nữ Phật tử đã thách thức vòng tròn Phật giáo và vượt ra ngoài.

Công dân Phật tử hạng hai

Khi sư cô Ayya Yeshe, một sư cô người Úc của Phật giáo Tây Tạng thọ giới cách đây 16 năm, cô đã cởi y ngay trong ngày để làm việc bởi vì cô phải trả tiền thuê cho trung tâm Phật giáo nơi cô sống và học. Mặc dù việc thiếu sự ủng hộ về vật chất không có gì là lạ, nó gây nguy hiểm cho tương lai của truyền thống Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây, cô viết.

Làm cho tăng đoàn đầy đủ trở l ại

Mặc dù Đức Phật cho phép phụ nữ thọ giới xuất gia, các sư cô của Phật giáo nguyên thủy đã không được thọ giới gần một ngàn năm. Học cách làm thế nào hai sư cô Ayya Anandabobhi và Ayya Santacitta, hai sư cô điều hành một trung tâm tu tập ở miền quê tại California đang làm để hồi phục lại ni đoàn và ủng hộ phụ nữ theo con đường này.

Nữ thiền sư Dogen sẽ nói gì về phong trào #MeToo

Thiền sư Eihei Dogen đang kêu gọi bình đẳng cho nữ giới và chấm dứt sự thù ghét phụ nữ có từ thế kỷ thứ 13 ở Nhật. Khi phong trào #MeToo trên đà gia tăng, những lời của nữ thiền sư Dogen truyền cảm hứng và cả thách thức cho chúng ta để tìm ra sự bất bình đẳng trong xã hội (và có lẽ trước khi có một hashtag theo phong trào).

Khuấy động giấc mơ

Sự truyền thừa chính là trung tâm của dòng thiền. Tuy nhiên trong nhiều thế kỷ, sự truyền thừa chỉ dành chon am. Ngày nay có hai phần trong dòng truyền thừa Sôt: một dòng truyền thừa dành cho tăng và một dòng truyền thừa mới dành cho ni giúp làm sáng tỏ những thành tựu của phụ nữ đã bị hạ thấp theo thời đại.

Những thách thức do con người tạo ra

Thông qua lịch sử của Phật giáo, việc sinh con gái được xem là một trở ngại không may cho sự tỉnh thức rất khó khăn, nếu không nói là không thể. Tuy nhiên, nếu những trở ngại được xem là lợi ích trên con đường đại, tại sao việc sinh con gái lại xem là khác nhau?

Ngọc Hằng dịch

Theo tricycle.org



Có phản hồi đến “Nhớ Về Những Nữ Phật Tử Tiên Phong Trong Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com