Tết âm lịch hay còn gọi là tết Trung Hoa bắt đầu vào ngày 16/2. Năm 2018 là năm con chó. Tuy nhiên, ở Malaysia, một số cơ sở buôn bán tránh dùng các biểu tượng về chó để trang trí. Họ không muốn xúc phạm đến đạo Hồi Giáo, tôn giáo chủ yếu ở quốc gia này.
Truyền thống của Hồi Giáo xem chó là “không sạch.” Người Hồi Giáo được yêu cầu phải tẩy sạch mình nếu họ đụng phải chó.
Malaysia là một quốc gia với nhiều tôn giáo và văn hóa. Tuy nhiên, đang có sự nổi lên các hoạt động được cho là xúc phạm người Hồi Giáo.
Trong những năm gần đây, đã có những bằng chứng về các cuộc biểu tình chống lại các sô trình diễn và đón mừng liên hệ đến rượu.
Người Hồi Giáo chiếm 61% trong tổng số 32 triệu người Malaysia. Khoảng 20% dân số là Phật giáo nên Phật giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Malaysia.
Pavilion Kuala Lumpur là trung tâm thương mại nằm ở khu vực Bukit Bintang ở thủ đô. Nơi đây rất nổi tiếng với khách du lịch. Trong năm này, trung tâm đã không có biểu tượng về chó để trang trí trong năm mới. Thay vào đó, việc trang trí là để đón mừng kỷ niệm 10 năm thành lập trung tâm.
Kung Suan Ai là giám đốc tiếp thị của trung tâm Pavilion Kuala Lumpur. Cô cho biết những vấn đề về nhạy cảm tôn giáo và văn hóa ảnh hưởng đến việc chọn lựa trang trí. Trung tâm thương mại thu hút hàng triệu người từ nhiều nền văn hóa mỗi tháng.
Cô cho biết việc trang trí trung tâm phải được thực hiện để mọi người đều cảm thấy được chấp nhận.
12 con giáo tạo lên chu kỳ hoàng đạo của Trung Hoa. Nó bao gồm cả chó và heo, một con vật khác mà người Hồi Giáo xem là không sạch.
Lãnh đạo người Hồi Giáo ở Malaysia đã nói rõ về các sự kiện liên hệ đến chó. Tại lễ khai mạc chương trình trò chơi vào năm 2014 ở Scotland, các vận động viên diễu hành với một chú chó Scottland. Sau sự kiện này, các chính trị gia người Malaysia bày tỏ sự thất vọng và gọi đó là hình ảnh “thiếu tôn trọng.”
Vào năm 2016, các quan chức tôn giáo Malaysia kêu gọi một nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế thay đổi tên thức ăn khi bán ở Malaysia. Aunti Anni bán một loại thức ăn gọi là “Pretzel Dog.” Các quan chức tôn giáo muốn đổi tên thành “Pretzel Sausage.” Họ cho biết tên “Pretzel Dog” gây nhầm lẫn với người Hồi giáo, những người không được phép ăn thịt chó.
MyTown là một trung tâm thương mại khác của Kuala Lumpur nơi một nửa du khách là người Hồi Giáo. Năm nay, Trung tâm trang hoàng năm mới với phong cách ôn hòa hơn.
Christopher Koh, trưởng phòng tiếp thị của MyTown. Anh cho biết chó không được xem là trung tâm của việc trưn bày. Chó không phải là vật để thờ cúng.
Vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp Malaysia cũng không trình bày hình ảnh các con heo vào năm Hợi.
Alex Chow điều hành một công ty sản xuất bao bì. Anh cho biết khách hàng của các doanh nghiệp lớn đã chọn những hình ảnh chhung để thiết kế cho năm nay.
Tuy nhiên một số người dân Malaysia không vui với những sự thay đổi này.
Wong Wei-Shen, một người Trung Hoa có rất nhiều chó là con vật nuôi. Cô cho biết các doanh nghiệp thật “buồn cười.”
“Thật là xấu hổi bởi vì Malaysia là một quốc gia đa tôn giáo. Để loại bỏ thực tế rằng người Trung Hoa có một con chó trong chu kỳ hoàng đạo là không công bằng.” Cô Wong nói.
Cô cho biết mỗi con vật trong cung hoàng đạo đều có những phẩm chất tốt và “chó tượng trưng cho người dẫn đường, người bạn tốt, người an ủi và là một người bạn trung thành.”
Ngọc Hằng dịch
Theo learningenglish.voanews.com