Khi nghĩ về các nhà sư xung quanh những người bảo vệ và bị đe dọa đánh bom có lẽ không bao giờ hiện hữu trong tâm. Tuy nhiên, đó chính là những gì mà thầy Phra Buddha Isara đang đương đầu từ khi thầy kêu gọi chiến dịch thanh lọc cải cách tất cả các tổ chức tôn giáo ở Thái Lan. Thầy đã có rất nhiều kẻ thù kể từ khi đưa ra kết hoạch làm trong sạch Phật Giáo ở Thái Lan khi kêu gọi hơn 300,000 nhà sư cả cả nước phải minh bạch hơn trong tất cả các giao dịch về tài chính. Cơ quan quả lý tôn giáo, hội đồng Tăng Già tối cao phải xử lý những việc làm sai trái của các nhà sư.
Đã có nhiều nhà sư say rượu gây tai nạn, các nhà sư thu tiền túi cho tang lễ và kể cả chơi chứng khoáng.
Phật Giáo Thái Lan, cũng như nền dân chủ cả người Thái đang trong quá trình đầy biến động. "Có rất nhiều khủng hoảng trong tăng đoàn xảy ra hơn bao giờ hết." Michael Montesano, một chuyên gia Thái Lan tại viện nghiên cứu Đông Nam Á cho biết "Đây là sự khủng hoảng khác ở trong chính quyền khác của người Thái."
Thầy Phra Buddha Issara tại trụ sở cảnh sát chống tội phạm ở Băng Cốc
|
Các nhà sư đã có truyền thống được tôn kính lâu đời ở quốc gia khi 95% người dân là Phật tử. Họ có lối đi riêng nhanh chóng tại sân bay và ghế ngồi riêng trên các chuyến tàu điện ngầm. Tuy nhiên trong vài tháng gần đây, có nhiều câu chuyện về những hành vi phạm giới của các nhà sư có lẽ là do các tờ báo lá cải bịa đặt.
Có nhà sư còn có bạn gái (hay bạn trai), say xỉn, tông xe, lấy tiền mặt ở tang lễ và chơi chứng khoáng. Và không cần nhắc đến các nhà sư vương giả với túi Louis Vuitoon, đi máy bay riêng trong vụ bê bối ồn ào vào năm 2013.
Thầy Buddha Issara đã phải phụ trách việc xét xử những hành vi về tài chánh và để chạm đến một trụ cột khác của xã hội Thái Lan thì đây là thời điểm tốt nhất để đại trùng tu các cơ sở tôn giáo.
Trong suốt năm qua, Thái Lan đã được điều hành bởi một hội đồng quân sự cầm đầu dùng bạo lực đàn áp những kẻ người bất đồng về chính trị và báo chí.
"Khi chúng ta lau dọn nhà, để không còn bất cứ một hạt bụi bẩn nào thì chúng ta phải lau dọn ở mọi ngõ góc." Thầy Buddha Issara cho biết trong cuộc phỏng vấn bên ngoài ở Wat Ornoi , chùa của thầy ở Nakhon Pathon, thành phố và cũng là nơi mà Phật Giáo rất huy hoàng thời ban đầu ở Thái Lan.
Là một con người cứng rắng nhưng thân thiện, thầy Buddha Issara có một cái máy quay phim ghi hình phỏng vấn trong khi những người đàn ông xăm đầy mình đang bao quanh. Thầy ủng hộ việc lật đổ thủ tướng được dân bầu cử nhưng phân cực, Yingluck Shinawatra năm ngoái và cho biết là gần gũi với tổng tư lệnh Prayuth Chan-ocha, một nhà lãnh đạo quân phiệt.
Với chính quyền quân sự hiện nay đang làm sạch chính trị và kinh tế, thật là không không ngoan khi bỏ tôn giáo ra bên ngoài.
"Chúng ta sẽ mệt mỏi hơn một chút nhưng cả ngôi nhà sẽ được trong sạch" nếu Phật Giáo cũng được trùng tu. "Điều này tốt hơn là để nhà với vài góc cạnh còn bẩn. Nếu chúng ta làm vậy, bụi sẽ dần dần tràn ra khắp cả nhà."
Mặc dù các vụ bê bối không có gì lạ, Thầy Buddha Issara đã rất tức giận khi tăng đoàn đầu năm nay đã thanh trừ một thầy trụ trì tại một ngôi chùa lớn nhất ở Thái Lan vì phạm giới trong việc biển thủ 30 triệu USD. Vì vị thầy trụ trì đã trả lại gần hết số tiền, hội đồng đã cho rằng thầy không phạm giới.
Khoảng 38,000 ngôi chùa ở Thái Lan theo truyền thống đều dựa vào sự cúng dường của Phật tử và nhận được khoảng từ 3 tỷ đến 3.6 tỷ bath mỗi năm, theo báo cáo của viện quả lý phát triển.
Thầy Buddha Issara muốn được minh bạch hơn trong số tiền cúng dường để các chùa loại trừ được tham nhũng. Thầy kêu gọi chính quyền do quân đội dẫn đầu thiết lập hội đồng để kiểm soát ngân quỹ Phật Giáo và tháng trước đã đệ đơn thỉnh nguyện yêu cầu ủy ban chống tham nhũng quốc gia điều tra hai trung tâm Phật giáo hàng đầu vì gian lận.
Don Pramudwinai, thứ trưởng bộ ngoại giao cho biết "nhiều người trong chính phủ đã lo ngại về những vấn đề lạm dụng" trong các tổ chức Phật Giáo. "Chúng tôi muốn thấy việc cải cách phải do các nhà sư thiết lập hơn là do chúng tôi áp đặt. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được đưa ra."
Tăng đoàn từ chối yêu cầu phỏng vấn và không hồi đáp những câu hỏi được đưa ra.
Để trở thành một nhà sư là phải cam kết một đời sống cao quý thì họ phải tốt hơn những người bình thường
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi chiến dịch này chỉ giúp thầy Buddha Issara có vài người bạn nhưng vô số kẻ thù . Một tạy súng 16 tuổi đã xả súng vào chùa và thầy còn nhận được lời de dọa sẽ bị bắt cóc.
Cảnh sát hiện nay đang canh gác ở phía trước lối vào chùa Wat Ornoi và du khách phải được dẫn dắt theo các con đường trồng chuối do những người đàn ông lái xe mô tô điều khiển
"Nếu tôi có thể để mọi người biết những vấn đề trong giới tu sĩ đã tăng lên rất nhiều và tìm kiếm giải pháp, tôi sẽ rất vui làm điều này dù tôi có thể sẽ chết trong quá trình làm điều đó" Thầy Buddha Issara cho biết.
Sulak Sivaraksa, một người lãnh đạo của Phật Giáo Thái Lan không thích thầy Buddha Issara có cơ hội thành công. "Những lời giảng cơ bản của Đức Phật là chúng ta phải nên chuyển hóa lòng tham thành lòng bác ái và thù hận thành yêu thương. Tuy nhiên, nhữn tôn giáo mới ở đất nước này đang trở nên tư bản hóa và tiêu dùng hóa. Chúng ta có rất nhiều ảnh Phật hơn các nhà sư và những ảnh này dùng để bán."
Hiện nay, rất nhiều người đàn ông Thái muốn trở thành nhà sư để hưởng lợi bao gồm học đại học miễn phí "Để trở thành một nhà sư thì họ phải cam kết có một đời sống cao quý và phải tốt hơn người thường." Sulak cho biết tại ngôi nhà của anh ở Băng cốc "Chúng tôi cúng dường các vị sư quần áo, thức ăn, nhà ở vì chúng tôi tin rằng họ đang hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế nếu họ phạm giới, họ cần phải bị trục xuất."
Tuy nhiên, không hề có sự "lãnh đạo đạo đức" trong tăng đoàn hiện nay nên việc phạm giới không bị trừng trị.
Thật sự, trong tăng đoàn Phật Giáo, thầy Buddha Issara có rất ít sự ủng hộ "Tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề con người. Chúng ta đang sống trong xã hội và thỉnh thoảng trong xã hội nhiều thứ cũng sai." Anil Sakya, một chức sắc cấp cao tại trường đại học Phật Giáo Mahamakut ở Băng Cốc đã từ chối yêu cầu cải cách để thanh trừ đi những quả táo xấu.
"Bất cứ quốc gia nào, bất cứ tôn giáo nào cũng có người tốt và người xấu. hãy nhìn và Thiên Chúa Giáo và những vị cha không tốt của họ, nhìn vào những người xấu của Hồi Giáo. Đây không phải là vấn đề về tôn giáo mà là vấn đề với một số người."
Bên ngoài Nakhon Pathon, dưới ngôi bảo tháp cao nhất thế giới, những tín đồ Phật giáo dường như cũng trở nên bối rối với các tin tiêu điểm ngày càng khủng khiếp. Ubol Wongukthai, một giáo viên đã về hưu đang điều hành một chương trình thiền định đồng ý với suy nghĩ của Sakya. "Đây là kết quả của những nhân tố con người, của những người tham lam. Những người này không phải là các nhà sư chân chính ; họ chỉ là những người mặc áo nhà sư mà thôi."
Tuy nhiên, Sulak cho biết cũng cần thiết để tôn giáo cũng cần phải tái sinh để đương đầu với những vụ bê bối đang ngày càng tăng cao. "Trong Đạo Phật, chúng tôi tin rằng những gì sẽ chết sẽ tái sinh. Vì thế trong tương lại, có lẽ sẽ có ít nhà sư hơn nhưng các nhà sư sẽ tốt hơn."
Ngọc Hằng dịch
Theo Guardian