Kuala Lumpur, Malaysia - Việc mang những lời dạy chân chính của Đức Phật đến cho thế giới bằng cách dịch hơn 231,000 trang kinh Phật từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh cùng nhiều ngôn ngữ khác phải mất 100 năm cần mẫn mới có thể hoàn thành.

Dự án mang tên 84,000: Dịch những lời giảng dạy của Đức Phật đã chính thức bắt đầu từ tháng giêng năm 2010.

Người đứng đầu điều phối hơn 153 dịch giả từ 15 quốc gia chính là thầy Dzongsar Khyentse Rinpoche sẽ đến Malaysia thuyết giảng vào tuần này.

Thầy Dzongsar là một vị thầy người Butuan, một nhà văn và là một nhà làm phim. Thầy rất tích cực trong việc thuyết giảng truyền các thông điệp của Đức Phật đến khắp thế giới, bao gồm thiết lập các trung tâm Phật Giáo và giảng dạy tại trường đại học Oxford cũng như đại học Bắc Kinh và nhiều trung tâm giáo dục nổi tiếng khác.

Thầy đã thực hiện được ba bộ phim đoạt giải bao gồm - Chiếc Cúp (1999), người du lịch và nhà ảo thuật (2003) và Vara: Lời cầu nguyện (20130.

Thầy cũng là tác giả của các quyển sách Điều gì làm bạn không phải là Phật tử (Shambhala, 2007) và Không hạnh phúc : Hướng dẫn thực tập sơ bộ (Shambhala, 2012).

Đây là một nỗ lực của toàn cầu nhằm dịch đại tạng kinh Phật Giáo bao gồm hơn 500 bộ kinh và 1,100 kinh sách Mật Thừa.

Các bộ kinh sách còn chứa đựng hơn 4,000 luận ngữ của những bậc thầy Ấn Độ và Tây Tạng về triết học, khoa học, y khoa và nhiều chủ đề khác.

"Bằng cách dịch và đưa những kinh sách Phật Giáo Tây Tạng đến với mọi người hôm nay, nền văn minh và văn hóa của Phật Giáo sẽ không bị hủy diệt." Thầy Dzongsar cho biết.

Theo nhãn quan của thầy để dịch hết đại tạng kinh sẽ mất 25 năm và tất cả sách Mật Thừa sẽ mất 100 năm.

"Trong lịch sử, việc dịch thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và hồi sinh Phật Giáo."

Tuy nhiên, đến giờ này, chỉ có chưa đầy 5% kinh sách Tây Tạng cổ điển và khoảng 15% kinh sách cổ điển tiếng Hoa đã được dịch sang ngôn ngữ hiện đại." Cô Huang Jing Rui, giám đốc dự án cho biết.

Số lượng những người có thể đọc được tiếng Tây Tạng cổ điển đang giảm nhanh đáng kể. Cô Huang cho biết dự án 84,000 bao gồm cả những dịch giả và học giả, các tu sĩ có trình độ về tiếng Anh.

Họ phải có chuyên môn về tiếng Tây Tạng cổ điển, tiếng Phạn, tiếng Anh và triết học Phật Giáo.

Ban biên tập và hội đồng quản trị bao gồm những học giả Ấn- Himalaya từ bốn trường Phật học Tây Tạng cũng như các dịch giả học thuật từ các trường đại học trên toàn thế giới.

"Quá trình dịch kinh càng trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn theo dự kiến, bao gồm nghiên cứu nguồn tài liệu cơ bản và thứ bản, so sánh kinh, nghiên cứu và tham vấn đến các chủ đề khó cũng như thuật ngữ" Cô Huang cho biết.

"Thử thách chính là thiếu những dịch giả có chất lượng. Bối cảnh của lịch sử, văn phạm và văn hóa phải được xem xét trong quá trình dịch thuật vì cùng sự diễn đạt có thể hiểu khác với một ngôn ngữ khác."

"Đó là lý do vì sao chúng tôi cần những học giả và dịch giả được đào luyện giỏi để làm việc với nhau nhằm tiếp cận các bản dịch từ nhiều góc độ và khuynh hướng khác nhau."

"Một bản kinh dịch tốt sẽ truyền đạt được chính xác, dễ đọc với độ trung thực cao." Cô nói thêm.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Star



Có phản hồi đến “Malaysia: Khởi Động Chương Trình Dịch Kinh Tây Tạng Sang Tiếng Anh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com