New York, Hoa Kỳ - Thầy Hwansan Sunin có một tuổi thơ khá điển hình với trẻ em Mỹ tại một vùng ngoại ô. Sinh ra trong gia đình cha mẹ người Mỹ gốc Hàn ở Westchester, New York, thầy lớn lên ở Irvington , một ngôi làng nhỏ bên dòng sông Hudson. Mặc dù cố gắng học hành để trở thành một sinh viên tiêu biểu làm cho cha mẹ thầy hài lòng và được nhận vào trường đại học nổi tiếng, thầy vẫn cảm thấy có điều gì đó khác xa với chúng bạn và có cảm giác sống một cuộc sống "gấp đôi". Thời thơ ấu và niên thiếu của thầy chứa đầy những câu hỏi về tâm linh và thầy muốn tìm hiểu những câu trả lời ấy bằng các đạt được những thành quả thông thường.

Sự tận lực trong việc học của thầy đã được đền đáp. Thầy được nhận vào trường đại học danh tiếng Harvard với chương trình học về so sánh tôn giáo. Thầy lấy các lớp học về những truyền thống tôn giáo chính trên thế giới. Tuy nhiên, những gì thầy tìm kiếm khao khác không tìm thấy trong sách. Thầy nhắm đến thiền Phật Giáo nhấn mạnh đến kinh nghiêm tu tập thực tế hơn là lý thuyết và giáo điều.

"Tất cả mọi sách về thiền đều nói rằng bạn không thể học từ sách mà bạn phải tìm một bậc thầy giác ngộ" Thầy Sunim cho tờ Huffington Post biết.

Thúc đẩy bới rất nhiều câu hỏi ở trường đại học, thầy đã đến Hàn Quốc học thiền với đại sư Seon Songdam, một vị thiền sư đầy kính trọng ở Hàn Quốc.

"Tôi còn trẻ nên sự nhận định của tôi chưa được hình thành hoàn toàn. Tôi di chuyển theo bản năng để trả lời những câu hỏi mà tôi không thể bỏ qua."

Ở Hàn Quốc, thầy cảm thấy thầy vẫn chưa hoàn tất hết chương trình giáo dục chính thức của mình. Sau nhiều tháng ở tu viện, thầy trở về Mỹ để khám phá về nhận thức và thiền hành từ góc độ khoa học, lần này là như một sinh viên tâm lý học tại trường đại học New York. Nhờ cơ sở khoa học này mà thầy cảm thấy thầy cần phải cống hiến cả cuộc đời trong tu viện ; khi nào thầy thỏa mãn với những kiến thức về khoa học, thầy đã trở về Hàn Quốc thọ giới trở thành một vị tỳ kheo ("Seon" theo tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "thiền")

Việc chuyển đổi từ đời sống của một sinh viên đại học tại thành phố New York để trở thành một nhà sư ở Hàn Quốc không hề dễ dàng, thầy thừa nhận. Tuy nhiên, thầy cho biết hiện nay thầy đã tìm thấy sự hài hòa giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống. Thật sự, một trong những điều đưa thầy đến truyền thống Phật giáo Seon là vì chú trọng tu tập đến hiện giờ và ở đây, sự tu tập gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay, gốc rễ của thầy Sunim là cả Phương Đông và Phương Tây giúp trang bị cho thầy có thể dịch được những bản kinh cổ điển đầy trí tuệ của Phật giáo Hàn Quốc ra với thế giới hiện đại. Thầy đã cống hiến cả đời cho truyền thống Phật giáo Seon. Và trong khi cuộc sống tu tập cần phải có sự cô lập nhất định, thầy đã đặt chân vào thế giới cổ xưa đầy trí tuệ của Phật Giáo và ở thế kỷ 21 với các phương tiện công nghệ, chia sẻ cái nhìn của thầy với khán giả toàn cầu thông qua các chuyên đề từ Podcast và kênh Youtube" Hwansan Sunim: Người con trai thiền hành cho thế giới hiện đại."

Những lời dạy đầy mạnh mẽ của thầy Sunim đã giúp thầy có những độc giả trung thành trên mạng, bao gồm cả những sinh viên thiền hành rất giỏi vàcả chủ tịch ngân hàng thế giới Jim Yong Kim. Chủ tịch Kim cho biết thầy Sunim là " người dịch giả Phật Giáo sâu sắc và lưu loát nhất mà ông từng gặp."

Chủ tịch Kim gặp Sunim lần đầu tiên khi họ cùng học ở Harvard. Đôi bạn đã gặp lại sau mười năm thầy Sunim tốt nghiệp; khi thầy Sunim sống ở chùa trong tám năm thì ông Kim đang làm việc cho những cộng sự về sức khỏe, một tổ chức về vận động sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Thầy Kim đã dành rất nhiều thời gian với ông Kim và vợ của ông trong chuyến trở về hoa Kỳ. Cả hai đã thảo luận về nguyện vọng mong muốn tạo nên sự thay đổi có ý nghĩa và thầy Sunim đã chỉ cho ông Kim và vợ ông các nguyên tắc của thiền Seon.

"Thầy Sunim luôn nghĩ về cuộc sống và công việc của thầy theo khuynh hướng tạo nên sự ảnh hưởng rộng lớn với thế giới"

Thiền là trung tâm của vấn đề. Với thầy Sunim, thiền tồn tại liên kết với giao lộ bên trong và bên ngoài. "Thiền là phương cách để giải quyết sự đau khổ và câu hỏi của sự giác ngộ với thế giới chúng ta đang sống. Bạn có thể phản ứng với những kích thích từ môi trường và suy nghĩ cũng như tình cảm đến với bạn."

Trong suốt hai năm qua, Sunim đã làm việc bên ngoài tu viện để truyền tải giáo lý thích nghi với khán giả hiện đại. Thầy Sumin đã thu băng lời giảng dạy 45 phút trên Youtube cũng như đến các trường đại học ở Hàn Quốc để giảng dạy cho sinh viên các nguyên tắc về thiền Seon.

Khoa học đã công nhận lợi ích của thiền giúp cải thiện sức khỏe thân tâm. Tập thiền giúp cải thiện giấc ngủ và bình an cảm xúc, giảm stress, giảm trầm cảm, lo lắng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sự minh mẫn của tâm hồn

"Cách mà thầy nói chuyện về lợi ích của thiền rất có lý, nhất là với một người được đào luyện theo truyền thống y sinh học phương Tây. "Ông Kim cho biết "Thật là vui mừng khi biết Phật Giáo cung cấp phương thức rõ ràng để đạt đến trạng thái bình ổn, nhận biết tốt hơn, từ bi và đồng cảm. Từ lần đầu tiên tôi học về thiền chánh niệm, các bằng chứng khoa học về lợi ích của thiền đã tăng cường mạnh mẽ, và những gì thầy Sumin trò chuyện ngày xưa giờ đã được khoa học công nhận."

Sự pha trộn giữa trí tuệ cổ xưa và khoa học hiện đại đã cho thầy Sunim hy vọng về việc đương đầu với quá nhiều khủng hoảng trên thế giới.

"Thiền Seon nhắm vào việc loại bỏ nguyên căn gây khổ đau cũng như thức tỉnh năng lượng vô hạng của con người." Thầy Sunim giải thích trong một đoạn video. "Điều này, tôi tin rằng đó là những gì mà các lời giảng dạy của Đức Phật có thể giúp cho chúng ta trong thế kỷ thứ 21."

Ngọc Hằng dịch

Theo Huffington Post



Có phản hồi đến “Nhà Sư Xuất Thân Từ Đại Học Harvard Giới Thiệu Phật Giáo Đến Phương Tây”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com