Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ bị ngập chìm trong những quan điểm làm thế nào với việc thảm sát thường dân vô tội này. Chúng ta sẽ nghe những quan điểm về chính trị, quân đội, truyền thông và ý kiến dữ dội từ công luận. Nhưng trong nổi đau đớn, buồn thảm và lẫn lộn ấy, hãy để chúng ta cùng xem xét theo quan điểm của tâm linh.

Chúng ta cần trí tuệ để phân loại cảm giác và những phương cách thay thế để thức tỉnh khỏi những ảnh hưởng dính mắc từ vụ khủng bố này. Và với tuệ giác của Đức Phật, khoảng 2,500 năm vẫn đứng vững theo sự khảo nghiệm của thời gian. Hãy để chúng ta hỏi rằng: Liệu Đức Phật sẽ phản ứng như thế nào với khủng bố?

Trong những lời dạy của Ngài, chúng ta tìm được câu trả lời:

"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi."
(Kinh Pháp Cú, phẩm 3-5)

Xung đột, ngay cả bạo loạn là sự thật của cuộc sống gây ra do tham ái và dính mắc. Vì thế cố gắn chấm dứt xung đột, dù rất đáng giá nhưng không bao giờ thành công hoàn toàn. Những gì chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát là sự phản ứng của chúng ta với xung đột. Khi chúng ta bị tấn công, lẽ dĩ nhiên là chúng ta muốn tấn công lại, nhưng Đức Phật khuyến khích chúng ta nên đi vượt qua những phản ứng đơn giản thông thường này.

Nếu chúng ta gặp những cuộc tấn công từ người khác với chính sự tấn công của ta, cùng đi vào nghiệp xấu của họ, chúng ta chỉ đơn giản là đổ dầu vào lửa và gây nguy hiểm cho mọi người, bao gồm cả chính mình. Chúng ta có nhiều bằng chứng xác thực về điều này từ hàng ngàn mạng sống của người Mỹ và hàng triệu mạng sống của người Afghanistan, Iraq đã bị mất vì cuộc chiến tranh trừng phạt sau vụ khủng bố 9/11. Osama bin Laden và Saddam Hussein đã chết nhưng rất nhiều người Hồi Giáo càng ghét chúng ta hơn. Sưn trả thù của chúng ta đã đi đến một cái giá không thể nào tính được.

Câu hỏi là: Liệu chúng ta có học được từ quá khứ không? Hay liệu chúng ta có đang chống chọi với sự đam mê của mình một lần nữa và tấn công những người đã gây ra bạo lực ở Paris không?

Đức Phật khuyên chúng ta đây không phải là sự đòi hỏi bằng máu; đó là từ bi. Những bậc thầy trí tuệ khắp thời gian đã cùng đồng quan điểm với trí tuệ của Đức Phật: Chúa Jesu, thánh Grandi, Martin Luther King Jr, Đức Dalai Latma và nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác. Những nhà lãnh đạo này chưa bao giờ dạy về sự yếu đuối nhưng luôn dạy về tình yêu và vượt hơn cả những kẻ thù lớn như khủng bố bên trong và bên ngoài như là al Quaeda và ISIS.

Nhà thơ người La Mã Virgil đã viết "tình yêu chiến thắng tất cả." Bạn có thể tin rằng có nhiều thứ tình yêu không phù hợp để chiến thắng nhưng tình yêu hoàn toàn phụ hợp để chinh phục hận thù. Bạo lực, các phản ứng trả thù đang được rất nhiều người hiện nay cổ vũ chỉ thêm năng lượng thúc đẩy sự thù ghét mà thôi.

Tình yêu, mặc khác, lấy đi năng lượng của thù hận và chuyển hướng nó. Thù hận không thể vượt qua khỏi chính nó. Nó rút đi sức mạnh từ sự lan tràn. Tình yêu tồn tại vượt qua bản thân nó, giúp tăng thêm sức mạnh từ sự lan tỏa. Tình yêu như vậy có thể chế ngự thù hận, dung hòa nó vào một điều gì đó lớn hơn. Dần dần, thù hận bị đánh bại như một hạt muối đã tan hòa vào cả ao nước ngọt ngào.

Các nhà sư Phật Giáo và nhà triết học Chandrakirti đã viết "Chúng ta thiếu tôn trọng những người đã hy sinh của cải vì bia rượu và những thứ như vậy. Tôi hỏi tại sao chúng ta lại kính trọng khi họ hy sinh trong chiến tranh." Thật sự, hy sinh đời mình vì chiến tranh không khác nhiều so với từ bỏ cuộc sống vì nghiện ngập? Với cả hai, chúng ta chọn một điều gì đó vượt qua tình yêu, vượt qua địa vị, vượt qua sức khỏe và ngay cả cuộc sống của chính mình. Đó là một sự trả giá xấu.

Bạn có thể phản đối ( và những kẻ khủng bố sẽ đồng ý với bạn) rằng chiến tranh dẫn đến một điều gì đó vượt ra khỏi nó và lớn hơn. Tuy nhiên Đức Phật sẽ hỏi các phương tiện của chiến tranh và kết thúc của nó. Vậy "chiến tranh khủng bố" đã mang đến cho chúng ta điều gì? Chúng ta đang tìm kiếm hòa bình và tìm thấy chiến tranh; chúng ta đang tìm kiếm an toàn và tìm thấy nguy hiểm ; chúng ta tìm kiếm an ninh nhưng lại tìm thấy sự bất ổn.

Đã đến lúc phải hỏi "Kết thúc xứng đáng nào không đạt được được từ tình yêu vẫn hơn từ sự hận thù?" Cả thế giới cần thay đổi nhưng không phải thông qua bạo loạn. Thế giới cần cơ sở hạ tầng, bệnh viện, nông nghiệp và trường học. Tất cả những điều này chúng ta đều thấy. Chúng ta cũng cần thấy rằng những người có được các điều này không phải chống lại sự khủng bố từ những người cho họ. Luôn có một phương cách khác hơn là bạo loạn.

Ngay sau vụ 9/11, Đức Phật chắc đã kêu gọi chúng ta cùng đoàn kết. Ngài đã gọi tất cả mọi quốc gia, tôn giáo cùng đoàn kết chống lại bạo lực dù là các kẻ khủng bố hay chống lại họ. Chưa bao giờ là quá muộn. Đức Phật kêu gọi hôm nay, trong sự thức tỉnh về vụ tấn công ở Paris. Nếu Đức Phật kêu gọi về máu, Ngài kêu gọi máu không bị đổ ra từ người khác mà là hiến máu cho họ.

Liệu đây có phải là một sự thay đổi rất lớn? Dĩ nhiên. Chúng ta chỉ là con người và như Đức Phật biết như Ngài cũng vậy. Tuy nhiên, chứa chấp hận thù vì người khác chỉ làm tổn thương chúng ta như là tự mình nuốt chất độc và hy vọng người khác sẽ chết.

Chúng ta có lẽ hoặc có lẽ không tha thứ nhưng chúng ta phải để cho sự thù hận qua đi. Còn nếu không chúng ta sẽ trở thành những người tù trong chính sự giận dữ của mình và lại luẩn quẩn trong vòng xoay của cái gọi là khủng bố. Cũng như vào năm 2001 và hiện nay, chúng ta phải dập tắc hận thù trong dòng nước của tình yêu. Đó là một công việc chậm chạp nhưng là một con đường ngọt ngào.

Ngọc Hằng dịch

Theo Huffingtonpost.com



Có phản hồi đến “Đức Phật Sẽ Làm Gì Với Vụ Khủng Bố Vừa Xảy Ra Ở Paris?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com