Dhramsala, Ấn Độ - Các nữ Phật tử đang đón mừng thắng lợi vĩ đại: Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, 27 sư cô đã tập trung ở miền bắc Ấn Độ tại ni viện Jamyang Choling gần Dhramsala bắt đầu kỳ thi lấy bằng tiến sĩ.

Để hiểu sự tác động và phạm vi của quyết định này như thế nào, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu đến giờ chỉ có nam giới mới đậu được bằng tiến sĩ. Trong khi nhiều sinh viên Mỹ được cho phép thi lấy bằng tiến sĩ và đang tổ chức lễ ra trường trong những tuần qua, những hình ảnh ấy sẽ như thế nào nếu không có nữ? Điều này cũng tương tự như trường hợp những phụ nữ trên dãy Himalayas. Vì thế cần phải thay đổi

Tại sao một điều như thế lại mất quá nhiều thời gian mới đạt được? Sau tất cả thì ở thế giới Tây phương, bằng giáo sư được trao tặng đầu tiên cho một phụ nữ tại một trường đại học ở Châu Âu cách đây 300 năm vào năm 1732. (Nhà khoa học Laura Bassi giảng dạy vật lý tại trường đại học Bologna). Và cách đây hơn 2,500 năm, Đức Phật chính ngài đã cho phép phụ nữ vào tăng đoàn và Ngài đã thụ giới cho người mẹ kế Kiều Đàm Di. Bà và 500 phụ nữ cùng chí hướng đã cạo tóc và đi bộ 350 dặm bằng chân đất để thể hiện quyết tâm không lay chuyển trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chấp nhận lời thỉnh nguyện của họ - một quyết định mang tính đột phá ở Ấn Độ thời bấy giờ. Quyết định của Đức Phật là quyết định đầu tiên ở Châu Á cùng với Đạo Jain là hai tôn giáo đã cho phép phụ nữ được xuất gia.

Tuy nhiên, điều này có thể làm ngạc nhiên nhiều người rằng dù những hình ảnh phát triển ở phương Tây, truyền thống Phật giáo Tây Tạng vẫn chưa biết đến việc thọ giới xuất gia cho phụ nữ và vì thế mà phụ nữ không thể học được toàn bộ chương trình.

Vì những lý do lịch sử và gia trưởng phức tạp, dòng truyền thừa đã không di chuyển khi phật giáo lan truyền từ Ấn Độ sang Tây Tạng và những nữ tu sĩ Tây Tạng được xem là thấp kém hơn. Các sư cô Tây Tạng phải đến những quốc gia khác nơi dòng truyền thừa Trung hoa tồn tại để được thọ giới trong khi họ không hề quen thuộc với dòng truyền thừa ấy.

"Hầu hết những sư cô Tây Tạng không có phương tiện để đến Hồng Kông hay Hàn Quốc" Jetsun Tenzin Palmo, một ni sư trưởng thượng của Phật Giáo người Tây Tạng sinh trưởng ở phương Tây còn sống hiện nay cho biết. "Ngay cả nếu họ có thì họ cũng muốn được xuất gia với truyền thống của chính mình, bởi những latma của chính họ, trong y áo của họ." Một vấn đề khác là các sư cô không thể được quyền truy cập chương trình học - chỉ những ai được xuất gia hoàn toàn trong tu viện mới có thể học tập đạo đức mà thôi."

Nhà lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng, Đức Dalai Latma, từ lâu đã ủng hộ việc trao quyền cho phụ nữ và gần đây tái khẳng định nhiệt tâm sẽ tái sinh làm phụ nữ. Ngài cũng khẳng định rằng nên có bằng tiến sĩ cho các nữ tu Tây Tạng "Tôi ủng hộ nữ quyền." Ngài cho biết như vậy tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Vancouver "Đó có phải là điều mà bạn dùng cho những ai đứng lên bảo vệ quyền phụ nữ?"

Vào tháng 4 năm 2011, Ngài đã khuyên viện phật học IBD nổi tiếng ở Dharamsala, Ấn Độ trao bằng tiến sĩ cho sư cô Kelsang Wangmo, một sư cô người Đức. Đây là một dấu ấn lịch sử: theo truyền thống, bằng tiến sĩ chỉ dành cho các nhà sư nam tu học giáo lý nhà phật không ngừng từ 12 năm trở lên. Lần đầu tiên trong lịch sử, một sư cô nhận được bằng tiến sĩ và ngạc nhiên hơn lại là một phụ nữ phương tây. Vào mùa xuân năm 2012, bộ văn hóa và tôn giáo trung ương của Tây Tạng đã tổ chức một buổi hội thảo bao gồm các nhà sư trụ trì cũng nhưng các học giả đã nhất trí đồng ý phải có nhiều sư cô được công nhận thành quả học tập của mình, một lời hứa giờ đã thành hiện thực.

27 sư cô đang thi lấy bằng cuối cùng cũng sẽ được trao thưởng vì đã tu học Phật Giáo hơn 20 năm và họ sẽ là thế hệ nữ giáo sư đầu tiên trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Đức Dalai Latma cũng đã công khai ủng hộ việc thọ giới cho nữ để được bình đẳng tu tập "Tôi nghĩ điều này rất quan trọng cho phụ nữ cố gắng có mọi quyền lợi thích hợp.Trong cộng đồng Phật Tử Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ, tôi đã nhiều năm ủng hộ nữ giới và cả các sư cô." Đức Dalai Latma cho biết.

Đức Dalai Latma nhấn mạnh rằng Ngài không thể chỉ đơn giản là thay đổi mệnh lệnh mà cả cộng đồng các nhà sư Tây Tạng cũng cần phải đồng ý thay đổi giới luật truyền thống. Vì thế, cần phải có một cuộc thảo luận về vị trí của các sư cô Tây Tạng.

Cho đến hôm nay, các ni cô phải giữ hơn 98 giới so với những nhà sư nam bao gồm cả những điều luật là họ phải vâng lời các nhà sư nam, không thể đưa ra lời khuyên và ngay cả một sư cô trưởng thượng cũng phải được xem là thấp hơn một nhà sư nam mới xuất gia.

Sư cô Tenzi Palmo nghi ngờ nghiêm túc rằng những giới luật này có thật sự là do Đức Phật giảng dạy và đã nghiên cứu tìm ra những lý do để tin rằng các giới luật này được thêm vào bởi sự gia trưởng để thể hiện sự quản lý vượt qua với phụ nữ vào thời bấy giờ.

Sư cô Tenzin Palmo được sinh ra ở Diana Perry ở Luân Đôn và chia sẻ sự hiểu biết của đời mình vào con đường khó khăn của Phật với tư các là một phụ nữ Phương Tây. Những gì bắt đầu như là một cuộc cách mạng chào đón phụ nữ từ thời Đức Phật đã trở thành một cuộc phiêu lưu khinh thường phụ nữ. "Đây là thời điểm họ cùng hành động và cho phép các sư cô được thọ giới đầy đủ." Sư cô Tenzin nói thẳng như vậy khi tôi đến thăm cô ở Hymalaya.

Ngọc Hằng dịch

Theo Washington Post



Có phản hồi đến “Ấn Độ: Ni Sư Giáo Sư Phật Giáo, Tại Sao Không?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com