Chiến Đấu Bệnh Đồng Tính.

Pongsathon Jaleuan, giám đốc của dự án M Plus ở Chiang Mai cho biết khi nhìn vào vấn đề đồng tính của các nhà sư, điều quan trọng là phải hành xử theo từng trường hợp riêng biệt.

Xem thêm:

Thái Lan: Có Phải Xuất Gia Tu Hành Giúp Chữa Bệnh Đồng Tính Không?

M Plus là một tổ chức phi chính phủ làm việc với thế giới LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính) nhưng vấn đề cơ bản quan tâm là phát triển sức khỏe giới tính giữa các người nam quan hệ tình dục với các người nam.

“Chỉ vì một số nhà sư nam đồng tính trang điểm hay mặc quần áo như người nữ không có nghĩa là tất cả các nhà sư đồng tính đều làm như vậy. Đây là vấn đề cá nhân và chúng ta nên công nhận mỗi trường hợp khi xuất hiện. “Anh cho biết.

Cũng giống như ở trường, tu viện nên đưa ra giới luật rõ ràng về những hành vi nào được chấp nhận và không chấp nhận.

“Sau đó thì bất cứ là giới tính gì, nếu ai đó hành động không đúng, họ có thể bị khiển trách.” Anh cho biết.

Vấn đề là như ông Pongsathon thấy là con người ta rất nặng thnàh kiến với cộng đồng LGBY. “Xã hội không có đủ trí tuệ để phân tích trọng tâm của vấn đề. Công chúng nhanh chóng chỉ trích các nhà sư đồng tính về những thứ tầm thường như là trang điểm hay mặc quần áo nữ tính nhưng nếu một nhà sư nam thật thụ hành động xấu thì họ lại nhìn theo hướng khác.”

Theo thầy Shine, địa lý là một yếu tố khác cần xem xét.

“Thái Lan là nhà của đa dục giới tính và điều này thể hiện trong các cộng đồng tôn giáo. Nên không có gì bất thường để thấy các nhà sư đồng giới và ở miền bắc hay miền nam của đất nước số lượng các nhà sư đồng giới là rất nhiều.”

Phần nhiều trong văn hóa Thái Lan “từ việc biểu diễn nghệ thuật cho đến thi ca đều có hương vị của nữ giới và điều này rõ ràng trong các cộng đồng ở miền bắc của đất nước.” Ông cho biết.

“Lý do tại sao có quá nhiều nhà sư đồng giới ở miền Bắc là vì xã hội ở đó thoải mái hơn. Người miền bắc không chú trọng quá nhiều vào giới tính hơn là việc họ đóng góp gì vào cho xã hội.” Anh cho biết.

Vấn đề là không phải ai ở Thái Lan đều có đầu óc thông thoáng như những người sống ở miền Bắc.

“Người miền bắc biết các nhà sư đồng tính là trung tâm của cộng đồng họ nhưng những người Thái khác không nhìn nhận như vậy. Họ nhanh chóng đánh giá rằng các hành vi như thế là không phù hợp. Đó là kiểu suy nghĩ thiển cận.” Anh cho biết.

Với thầy Shin, đây không phải chỉ là vấn đề về xã hội cần phải có sự nhìn nhận phóng khoáng hơn mà các tổ chức tôn giáo cũng cần phải như vậy.

"Phật Giáo Nguyên Thủy dựa trên hệ thống rất bảo thủ và đó là điều tạo nên việc sợ sự đồng tính.” Thầy cho biết.

Khi một nhà sư nam còn trẻ đi vào đời sống tu viện, anh bị một thầy trưởng thượng hỏi rất nhiều câu theo tiếng Pali. Một trong những câu hỏi đó là “Anh có phải là một người đàn ông không?”

“Điều này rõ ràng là có một mức độ phân biệt giới tính.” Thầy Shin cho biết.

“Có rất nhiều katoey sống ở Thái Lan hơn nhiều nơi khác trên thế giới và chúng ta hiểu về họ rất ít.” Thầy cho biết.

“Mặc dù chúng ta tổ chức rất nhiều cuộc thi hoa hậu chuyển đổi giới tính khắp cả nước, chúng ta không thật sự chấp nhận họ là một phần của xã hội mình.”

Mặc dù Sorrawee Nattee đã thành công xuất gia trở thành tỳ kheo Phra Maha Viriyo, thầy Shin cho biết rằng anh rất buồn bởi sự thiếu tôn trọng khi từng là một ngôi sao màn bạc trên các phương tiện truyền thông.

“Mặc dù anh hội đủ tất cả các tiêu chuẩn để xuất gia thành một nhà sư nhưng anh vẫn bị các mạng xã hội tấn công. Thật là sai lầm khi chỉ trích anh như vậy.”

Ông Pongsathon đồng ý là giới tính không nên trở thành một vấn đề nếu ai đó muốn xuất gia.

“Những người đồng tính cũng có đầy đủ quyền như những người khác được xuất gia. Việc định hướng giới tính không có quyền quyết định chuyện này.”

“Những nhà sư đồng tính và thật tính nam tôi biết ở Chiang Mai và các vùng khác của miền bắc cũng tham gia vào tăng đoàn vì họ muốn tu học pháp phật. Tuy nhiên, mọi người đánh giá người đồng tính khác biệt, thường là bất kính.”

Điều mà mọi người quên là trở thành một nhà sư là một người đó đã chuyển đổi giới tính “Trong thế giới của chúng tôi không có gì gọi là nam hay nữ.”

Thầy Phara Payom Kalayano, trụ trì chùa Wat Suankaew cho biết mặc dù có rất nhiều khó khăn rõ ràng nhưng mọi thứ đang trở nên tốt hơn cho những người đồng tính muốn tu tập theo Phật Giáo.

“Trong quá khứ, những katoey không bao giờ có hy vọng được thọ giới vì luật lệ rất nghiêm ngặc và xã hội ít cởi mở. Tuy nhiện họ cũng có đầy đủ quyền như bất cứ ai được tham gia tăng đòan.” Thầy cho biết.

“Điều tốt nhất về các katoey là họ rất thông mình và rất được người dân địa phương yêu mến và họ rất giỏi về thủ công mỹ thuật. Những tu sĩ đầy nam tính như tôi không thể làm được những điều như vậy.”

Từ Một Nhà Sư Nam Trở Thành Một Nữ Tu Sĩ

Tuy nhiên, những ý tưởng này không phải là như Mimi, một Katoey ở độ tuổi 20 thấy như vậy.

Là một cậu bé, cô đã trải qua 6 năm ở chùa thuộc miền bắc Thái Lan trở thành một nam tu sĩ trước khi di chuyển đến Băng Cốc ở tuổi trưởng thành.

Ở thủ đô cô nhận ra cô là một katoey và bắt đầu sống cuộc sống của một phụ nữ. Mặc dù sự thay đổi giới tính, cô vẫn sống với niềm tin tôn giáo của mình và phát triển sự hiểu biết tốt với giáo lý nhà Phật.

Gần đây, cô viếng thăm một ngôi chùa ở địa phương mà cô thường giúp đỡ về tài chánh và xin được xuất gia trở thành một ni cô “Tôi đã hỏi xin sư cô đứng đầu thọ giới để tôi có thể tiếp tục tu tập theo những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, sư cô đã nhìn và thẻ chứng minh của tôi vì cô cho biết là cô không thể nhận những người như tôi ở chùa. Tôi không biết nói gì hơn. Đó như là một cái tát và mặt tôi.”

“Thật là phiền toái nên tôi hỏi cô là tại sao sư cô có thể nhận tiền từ một katoey nhưng lại không cho phép họ được trở thành một phần của chùa. Tôi hỏi sư cô Có chuyện gì với cô vậy”

“Sư cô không trả lời. Sư cô chỉ bỏ đi” Mimi cho biết

Theo thầy Shine, cách duy nhất để thoát khỏi Phật Giáo ở Thái Lan với đầy những thành kiến là phải thay đổi cách giáo dục

“Chúng ta phải dừng ngay việc nói cho mọi người là đồng tính là một tội lỗi. Bằng cách nói rằng giới tính của ai đó là do nghiệp báo là sự thiếu tôn trọng. Chúng ta không có quyền phán đoán ai đó là một tội lỗi.”Thầy cho biết.

“Chúng ta cũng nên chấp nhận mọi người vào tăng đoàn dù họ giới tính là gì. Và điều này bao gồm cả những katoey, dù họ chuyển giới hay sinh ra như vậy.”

Thầy Shin cho biết ý tưởng người nam hành động như người nữ được giải thích trong kinh phật là “Vatsana, có nghĩa là số phận hay định mệnh .” Đó là một điều gì đó họ được sinh ra như vậy. Nó không thể thay đổi được” Thầy cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Bangkokpost.com



Có 3 phản hồi đến “Thái Lan: Có Nên Cho Phép Người Đồng Tính Xuất Gia Hay Không?”

  1. Lê Văn Huỳnh đã nói

    Mình thấy người đồng tính là những người có nhân cách rất tốt,đạo đức,tài năng hơn hẳn người khác.Họ đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ.

  2. Diệu Hoàng đã nói

    Cho họ tu chung đâu có gì nhưng họ phải bận đồ như nhà sư chớ kg như sư cô. Và không ngủ chung phòng với cả phái nam hay phái nử.

  3. Quỳnh đã nói

    Phật giáo tu là rèn luyện tâm thức. Mà tâm thức thì chẳng có nam nữ hay đồng tính. Những người đồng tính là những người có tâm thức sai lệch. Nên cho gia nhập tăng đoàn nếu họ thật tâm tu hành. Xét họ tu hành cùng ai thì căn cứ vào nam/nữ căn của họ thôi. Vấn đề này đâu có gì phải bàn luận.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com