Băng Cốc, Thái Lan – Các nhà phê bình đã chỉ trích rằng bằng việc thụ giới cho một hoa hậu chuyển đổi giới tính thành một nhà sư là dùng tôn giáo vì những lý do ích kỷ. Tuy nhiên, cũng như bao người khác, anh ta có quyền lựa chọn sự an ủi nơi cửa thiền.

Một lập luận then chốt chống lại quyết định của cựu hoa hậu Tiffany trở thành một nhà sư là vì anh ta có thể làm như vậy để thoát khỏi những vấn đề cá nhân hay là gởi cho ai một tuyên bố nào đó. Nói một cách khác, anh ta có thể không phải đi tìm kiếm kiểu bình an tâm linh như những người bình thường hay làm. Theo các nhà phê bình về trường hợp của Sorrawee “Jazz” Nattee thì tôn giáo không phải một nơi để lẩn trốn hay là một phương tiện để trả thù.

Sorrawee, người chưa bao giờ trải qua việc chuyển đổi giới tính đã lặng lẽ xuất gia sau khi cắt bỏ phần ngực được độn silicone gần đây đã trở thành tin nóng sốt trên các tờ báo Thái Lan.

Sự chỉ trích về việc này của anh có thể dâng lên cao độ trong một xã hội nơi các nhà sư không được say rượu hay quan hệ với phụ nữ. Sự thật thì tu sĩ Thái Lan đã đi quá xa trong cuộc sống thuần khiết và có nhiều nhà sư còn có nhiều hành vi cần được xem xét kỹ lưỡng hơn cả Sorrawee.

Sự thật thì Sorrawee chỉ đơn giản thực hành quyền tự do tôn giáo của mình. Điều này chẳng liên hệ gì đến việc anh được phong tặng danh hiệu Hoa Hậu vào năm 2009 và mặc quần áo phụ nữ. Lịch sử Phật Giáo đã có nhiều ví dụ về các nhà sư có quá khứ còn đáng tranh cãi hơn. Một trong những nhà sư đó chính là Angulimala, một kẻ giết người và sau đó đã chuộc lỗi bằng việc quy ngưỡng Phật Giáo.

Sorrawee đã thường xuyên đến chùa trước khi anh có quyết định xuất gia. Anh đã tư vấn nhiều người trước khi thọ giới. Điều này cho thấy đây không phải là một quyết định nông nổi trong lúc nóng giận. Và ngay cả nếu đúng là như vậy thì tại sao chúng ta lại chỉ trích anh? Nói cách nào đi chăng nữa thì việc người ta quy ngưỡng tôn giáo vì họ tin rằng họ đang đối đầu với nhiều vấn đề mà không thể được giải quyết bởi thế giới thế tục.

Một số người đã tiên đoán rằng việc ở chùa của Sorrawee sẽ rất ngắn, đến nhanh rồi cũng đi nhanh trong việc tìm kiếm sự an ủi ở tôn giáo. Họ cho biết Sorrawee sẽ sớm từ bỏ đời sống tu sĩ nếu tình hình thế giới xung quanh làm cho anh có quyết định này bất ngờ được cải thiện. Một lần nữa, ngay cả điều này xảy ra thì tự do tôn giáo cho chúng ta biết là anh ta có quyền thử nghiệm con đường bình an tâm linh của Phật Giáo. Tôn giáo này phải có nghĩa vụ giúp an ủi động viên trong lúc khó khăn và không nắm giữ bất cứ ai. Cũng tốt thôi nếu bạn muốn trải nghiệm cả cuộc đời trong tu viện Phật giáo nhưng nếu bạn chỉ muốn sống thử nghiệm thì cũng tốt cả.

Những người phụ nữ chỉ có thể trở thành “ni cô” không phải các nhà sư nam lại trở thành một điểm tập trung của sự chỉ trích vì có liên quan đến Phật Giáo. Điều này cần phải tiếp tục trở thành một vấn đề kêu gọi các cuộc tranh luận liên tục và sự phân tích rộng tâm. Tuy nhiên, phần lớn thì Phật Giáo là từ bi, bác ái và khuyến khích việc hỏi đáp.

Phật Giáo không phải tự do để khai thác. Có nhiều trường phái thuyết giảng bạn cúng dường càng nhiều thì bạn càng dễ lên “Thiên Đàng.’ Những hành giả thật sự của Phật Giáo biết rõ trong tim mình nhưng những lời dạy như vậy không phải là bản chất sự thật của tôn giáo.

Nếu có mối đe dọa nào đó làm suy yếu Phật giáo, tôn giáo chính của Thái Lan thì đó là sự thể hiện hình thức giảng dạy kiểu như vậy chứ không phải những người như Sorrawee trở thành nhà sư. Anh ta, trong y áo nhà Phật, chỉ đại diện cho tôn giáo của sự rộng mở và khả năng mang lại hòa bình và an lạc. Dù anh ta “thành công’ hay “thất bài” thì đó là là chuyện của anh ta. Không có “nguyên tắc” sai lầm nào sẽ xuất hiện ảnh hưởng đến anh khi anh sống trong đời sống tu sĩ.

Mặc dù không thể phủ nhận những sai sót trong tu sĩ Thái Lan nói chung, bản chất sự thật của Phật Giáo không hề thay đổi từ ngày mà Đức Phật Thích Ca tuyên bố tôn giáo này. Nếu Sorrawee thật sự muốn cống hiến bản thân mình để tu học như một nhà sư, anh sẽ thấy rằng nhiều thứ anh cho là mình thật ra không phải là của mình. Anh sẽ có thể nhìn lại quá khứ khi anh là Hoa Hậu Tiffany với một nhận thức mới. Anh sẽ biết rằng đó chỉ là quá khứ trong cuộc hành trình của mình và chẳng có gì để phải xấu hổ cả.

Đó là điều quyến rũ của Phật Giáo. Dù cho bạn có là ai, bạn từ đầu tới hay bạn làm gì trong quá khứ, cánh của đi vào căn phòng “thử nghiệm” luôn luôn mở và bạn có thể đi ra bất cứ khi nào bạn không thích. Tất cả những gì bạn cần là sự chân thành để nhìn vào bên trong.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Nation



Có 2 phản hồi đến “Thái Lan: Hoa Hậu Chuyển Đổi Giới Tính Có Được Phép Trở Thành Một Nhà Sư Hay Không?”

  1. anh tuan đã nói

    Phật giáo là bình đẳng và không phân biệt bất cứ ai; tại sao lại chỉ trích và mổ xẻ nhau như vậy; Phật giáo đã trải qua hơn 2500 năm với bao biến cố thăng trầm, với mọi thủ đoạn của tà ma ngoại đạo nhằm làm ô uế đạo Phật; nhưng cuối cùng đạo Phật vẫn sống mãi trường tồn và luôn toả sáng, trong khi mọi sự bài xích, khinh miệt đều phải nhận giá đắt. Hãy mở rộng tâm từ bi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi điều tuân theo quy luật tự nhiên, hãy nhìn nhận mọi sự việc bằng tâm từ bi, bằng thế gian quan và nhân sinh quan vũ trụ, chúng ta mới thấy được mọi cái từ bên trong.

  2. Hoàng Ân đã nói

    Tại sao lại không cho phép anh ta xuất gia? Tất cả hình tướng chỉ là không có thật? Chẳng có gì sai lầm cả và không bao giờ quá trễ khi biết quay đầu về bến. Dù sao thì anh ta cũng còn có phước duyên hơn nhiều người không biết đến Phật pháp là gì. Thật là đáng thương và tội nghiệp.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com