Một người New Zealand và hai người Miến Điện điều hành một quán rượu ở thủ đô Yangoon vừa bị kết án vì xúc phạm đến Phật Giáo khi treo ảnh Đức Phật với tai mang headphones nghe nhạc.
Bộ ba trên vừa phải ra hầu tòa vì sử dụng hình ảnh phản cảm để quảng cáo cho một sự kiện về rượu bia.
Hình ảnh trên đã dấy lên phản ứng giận dữ trên mạng chỉ khi vừa xuất hiện ngay trên Facebook.
Luật Miến Điện quy định xúc phạm hay xâm hại đến tôn giáo là bất hợp pháp. Miến Điện được xem là một quốc gia theo Phật Giáo.
Theo phóng viên Jonah Fisher của BBC tại thủ đô Yangon cho biết tờ rơi từ quán rượu VGastro với hình Đức Phật mắt nhắm lại, tai đang đeo headphones được bao quanh bởi những sắc màu trắng bệt. Những từ kế bên đang quảng cáo một loại rượu buổi chiều chủ nhật với đồ uống có rượu và hút shisha vô hạn.
“Sự thiếu hiểu biết của chúng tôi thật là xấu hổ”
Vào hôm thứ tư, cảnh sát đã đóng cửa quán rượu và tống giam người quản lý điều hành của quán là Philip Blackwood, 32 tuổi, người chủ quán Tun Thurein, 40 tuổi và người quản lý Htut Ko Ko Lwin, 26 tuổi .
Việc bắt giữ xảy ra do sự phàn nàn của một quan chức từ bộ tôn giáo quốc gia.
Cả ba người sẽ bị kết án vào tuần tới và có thể bị ở tù đến hai năm.
Bức ảnh đã bị tháo bỏ và thay bằng một lời xin lỗi cho biết rằng họ “không có chủ ý xúc phạm đến ai hay bất cứ tôn giáo nào.”
“Sự thiếu hiểu biết của chúng tôi thật là đáng xấu hổ và chúng tôi sẽ cố gắng sửa chữa bằng nghiên cứu hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và tôn giáo của Miến Điện.”
Tin tức từ tờ báo Stuff trích dẫn lời của người phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao New Zealand cho biết rằng họ nhận thức việc bắt giữ ông Blackwood và đã cung cấp việc trợ giúp pháp luật cho ông cũng như gia đình.
Phong trào Phật Giáo dân tộc đang bùng lên trong vài năm gần đây với những nhà sư cực đoan như Wirathu đang trở nên phổ biến cùng với việc va chạm với các nhóm người Hồi Giáo, nhất là ở bang Rakhine.
Các nhà quan sát quốc tế bao gồm cả tổng thống Obama trong chuyến đi đến Miến Điện vào tháng 11 đã kêu gọi chính phủ Miễn Điện phải nhìn vào sự phân biệt đối xử giữa các nhóm người bao gồm của người Hồi Giáo Rohingyas.
Ngọc Hằng dịch
Theo BBC.com