Seoul, Hàn Quốc – Ngoại giao hiện nay đã bị vô hiệu và dường như chúng ta càng cố gắng giải quyết vấn đề mà không có đối thoại chừng nào thì lại càng xảy ra nhiều vấn đề nguy hiểm chừng đó. Gần đây các thử thách xảy ra ở Iraq hay Syria đã phát triển quá nghiêm trọng đến mức chúng ta tự hỏi liệu chúng ta có đang thực hành những nguyên tắc cơ bản một cách sai lầm.

Có vẻ sự bất thường trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay sẽ sản sinh ra rất nhiều căng thẳng ngoại giao nguy hiểm và thỉnh thoảng xảy ra những vụ mâu thuẫn đẫm máu. Một phần của vấn đề có thể truy nguyên từ nhận thức cơ bản trong truyền thống đối ngoại của phương tây độc chiếm các chiến lượt ngoại giao quốc tế từ thế kỷ thứ 17.

Cấu trúc tâm của phương tây cho biết sự thừa nhận những quan hệ quốc tế như là một nguyên tắc căn bản cần thiết. Xuyên suốt lịch sử ngoại giao phương tây đã có sự ngầm hiểu rằng một bên phải thắng những bên còn lại trong cuộc đấu tranh bá quyền một thắng tất cả.

Tuy nhiên, liệu tầm nhìn đó có phù hợp với thời đại toàn cầu hiện nay và cùng chia sẻ những mối quan ngại như là biến đổi khí hậu? Liệu tất cả sự trao đổi của chúng ta đều diễn ra trong thế giới Hobbesian tất cả đều chống lại tất cả?

Kinh nghiệm về ngoại giao của tôi thấy rằng truyền thống triết học phương đông về Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo và trên hết là Phật Giáo đưa ra các phương các tiếp cận khác trong vấn đề ngoại giao hữu hiệu cho mọi thời đại. Phật Giáo chú trọng đến sự hài hòa chứ không phải cạnh tranh và đưa ra các chiến lượt chắc chắn để cùng tham gia nhằm giúp cho chúng ta đối phó lại với các thử thách về ngoại giao trong thế giới phụ phuộc lẫn nhau.

Cách tiếp cận của Phật Giáo không phải ngây thơ ngầm hiểu rằng mọi người sẽ cùng hợp tác với nhau. Thay vào đó, Phật giáo đưa ra tầm nhìn vào khả năng để đưa đến tiến trình đúng đắn trong mọi hoàn cảnh , một tiến trình có tiềm năng chỉ được chấp nhận khi mọi người có khả năng nắm bắt được hai mặt phức tạp của vấn đề. Sẽ có rất nhiều thành phần sâu rộng trong các mối quan hệ của con người vượt qua ấn tượng đơn giản của thiện và ác mà chúng ta tìm thấy mọi nơi trên truyền thông, những miêu tả thường khai thác trong khuôn khổ tôn giáo như trong ma trận của Do Thái Ki Tô Giáo

Rất nhiều người cho rằng ngoại giao là một trò chơi tàn nhẫn bá quyền trong đó một bên chỉ đưa ra sự phục vụ miệng để hài hòa như một chiến lược nhằm điều chỉnh hành động của một ai đó. Tuy nhiên liệu mục đích của ngoại giao quốc tế về hài hòa là gì?

Để chắc chắn, quan niệm về hài hòa giữa các quốc gia không khác lạ với truyền thống ngoại giao phương tây. Lịch sử ngoại giao nhằm đạt được một “buổi hòa nhạc Châu Âu” dường như chỉ là thu hút khao khác hòa bình và hợp tác trật tự. Mặc dù những ẩn ý hấp dấn ấy, chúng ta vẫn sẽ hiểu thuật ngữ hấp dẫn này là vì mục đích của các nước nhỏ với các cường quốc để có lợi về sau. Theo lời của một nhà lịch sử học, “bản nhạc Châu Âu’ ngầm ý rằng hài hòa “chỉ có ý nghĩa rằng các quốc gia nhỏ bị ép buộc phải thực thi những gì mà các cường quốc đồng ý thỏa thuận với họ.”

Phật Giáo không đi theo phương cách bá quyền như vậy trong ngoại giao quốc tế vì nó thiếu hiệu quả và không đảm bảo an toàn mà chỉ theo phương cách tôn trọng nhân phẩm đơn giản và cam kết hài hòa với nhau. Luôn có một trật tự sâu hơn bên dưới bề mặt của mọi vấn đề và cảm giác của chúng ta về hài hòa phải được thực thi thông qua những bước đi mang tính biểu tượng có thể thay đổi bản chất của các cuộc tranh luận theo hướng tích cực.

Trò chơi cờ vua đã đến như biểu tượng ngoại giao ở phương Tây. Cũng như trong trò chơi cờ, các nhà chiến lượt phương Tây giả định cấu trúc trong khuôn khổ với tổng bằng không mà bạn phải lấy một phần ngược lại và cuối cùng chiếu tướng vua của mình (Phải nói, tiếng Anh “chiếu tướng” bắt nguồn từ sự mô tả của người Ba Tư có nghĩa là “nhà vua bị chết”)

Tuy nhiên, những phương thức trong trò chơi ở phương Đông dựa trên sự ngầm hiểu rằng có khả năng tồn tại và thịnh vượng cùng nhau. Trò chơi của người Châu Áu như cờ tướng khác với cờ vua của Phương Tây khi trong trò chơi có sự hài hòa cùng nhau ngay cả trong cạnh tranh hơn là tiêu diệt kẻ thù một cách tàn bạo.

Cờ vua ngầm hiểu rằng chỉ có một người thắng cuộc đơn giản dựa trên sự bá quyền: bạn đi sau nhà vua và tiêu diệt ông ta, lúc đó trò chơi chấm dứt. Tuy nhiên trong cờ tướng, có hàng triệu cách để thắng trò chơi. Bạn có thể thắng trong nửa nhà hay bạn có thể thắng bằng hàng trăm nhà. Chỉ có một người thắng cuộc nhưng tiềm năng của các trò chơi không được mở ra như một điệu nhảy mà không có sự ngầm hiểu thống trị hoàn toàn. Việc thắng trong trò chơi cờ tướng đến từ sự hài hòa và cân bằng.

Các ẩn dụ về sự cân bằng từ lâu đã xem như là một cụm từ nghệ thuật trong truyền thống ngoại giao phương Tây. Từ thế kỷ thứ 18 cho đến đầu thế kỷ thứ 20, khái niệm “quyền lực cân bằng” hướng dẫn việc thực hiện các quan hệ quốc tế giữa các cường quốc Châu Âu. Hành động theo nguyên tắc này làm cho ngoại giao thay đổi theo liên minh và sự hiểu biết quốc tế trong nỗ lực ngăn ngừa sự bá quyền giữa một liên minh hay một khối nào. Bản chất của sự cần bằng vẫn là sự tò mò giới hạn. Phương cách tiếp cận này chỉ nhìn nhận và phục vụ mục tiêu và sự quan tâm trong việc thiết lập những tổ chức quyền hành của các nước lớn và mọi người thường đóng vai trò như những con tốt hay cổ vũ trong cuộc cạnh tranh trong cuộc tranh giành quyền thống trị hay bá quyền.

Ngoài ra, nhu cầu thường xuyên để tái thiết lập cân bằng giữa các cường quốc cần phải được tạo dựng theo nguyên lý không có quốc gia nào xem các nguyên tắc cân bằng là mục tiêu mong muốn của họ hay là hướng dẫn các mục tiêu này. Thay vào đó, đây là phương tiện có sẵn để ngăn ngừa các đối thủ hay kẻ thù đạt được mục tiêu riêng nhằm cân bằng giữa các bên tham gia trò chơi dù là đứng đầu cũng không dùng sự ảnh hưởng để quyết định lợi ích của những người cùng thi đấu. Với sự nhìn nhận này, chúng ta thấy rằng cân bằng được duy trì trong hệ thống các mối quan hệ không ổn định có thể kéo dài lâu đến chừng nào mà các tình huống không cho phép một bên làm tổn thương bên kia chỉ vì lợi ích của chính họ; không có thỏa thuận để cân bằng hay vì lợi ích đi sau nó vì quyền lợi riêng của họ. Sự nguy hiểm tồn tại trong hệ thống cân bằng không ổn định này khó có thể biết được và chỉ thấy khi bùng nổ, cách đây 100 năm từ bài viết này, từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cân bằng là một giáo trị then chốt của Phật Giáo nằm tiếp cận đến quyền lợi của con người mà có thể áp dụng ngay trong trường hợp ở Bắc Hàn. Rất nhiều nhà chiến lượt phương Tây đã tiếp cận Pyongyang với suy nghĩ bá quyền. Họ thừa nhận đơn giản rằng bạn phải “theo sau “Bắc Hàn và thắng bằng cách thay đổi đế chế này hay là loại trừ người đứng đầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng sự tiếp cận như vậy chưa chắc dẫn đến thành công. Hàng chục năm người Mỹ can thiệp vào Nam Mỹ và Trung đông đã cho thấy rằng mỗi sự can thiệp đơn phương chỉ mang đến các mối “hiểm họa” hậu quả khôn lường không tiên đoán được càng làm phức tạp và leo thang mâu thuẫn. Mặc dù bạn có thể đạt được mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ phá vỡ sự hài hòa và tạo ra các vấn đề mới, đặc biệt là với những người bình thường. Kết quả là sau đó, khi Bắc Hàn được quan ngại, việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân là quan trọng nhưng nếu tiến trình này bị phá vỡ sẽ chỉ dẫn đến những vấn đề lớn hơn.

Theo nghề ngoại giao của riêng tôi, tôi đã thường xuyên quay lại trí tuệ của Phật giáo trong việc việc sử dụng chánh niệm, cân bằng và nhận thức trong tất cả mọi mặt của ngoại giao.

Điều này cần thiết rằng khi ai đó đau khổ vì một tình huống ngoại giao hay khi một tình huống nào đó dường như vô vọng, hãy dành thời gian và quay trở lại nội tâm của bạn. Tôi nhận thấy rằng việc bỏ thời gian để thiền hành, cảm nhận sự an lạc với chính mình và lấy lại sự bình tĩnh, bạn có thể làm những điều kỳ diệu từ nhận thức của chính mình. Một bên không nên đưa ra những quyết định nguy hiểm cho đến khi bên đó là trọng tâm.

Dù với bất cứ ai tôi sẽ làm việc cùng, tôi chỉ muốn tưởng tượng ra một tình huống cùng thắng-thắng hơn là nghĩ đến viễn cảnh tiêu diệt đối thủ của mình. Hành động tìm kiếm sự hài hòa như là kết quả cuối cùng có thể dẫn đến việc khám phá ra những giải pháp không thể tưởng tượng trước đó.

Và trong thế giới cùng phụ thuộc hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn mà phải nghĩ về giải pháp hài hòa để tránh những cuộc đối đầu nguy hiểm.

Một khải niệm có giá trị trong Phật Giáo là “mushim” (“vô tâm”) đóng một phần rất quan trọng trong sự tu tập cá nhân của tôi. Mushim có nghĩa là “vô tâm” hay nói chính xác là “không có sự suy nghĩ cố định” Đây là trạng thái mà tâm rộng mở với tất cả mọi vật và không bị chiếm đóng bởi một suy nghĩ hay cảm giác nào. Trong trạng thái như vậy, một người luôn trung hòa và bình an, với nhận biết vượt qua ngoài chính bản thân mình. Trong trạng thái như vậy một người có thể vượt ra ngoài định kiến của một ai đó và có thể thấy đối tác như chính họ vậy.

Bước đầu tiên là bỏ cảm xúc ra bên ngoài ngoại giao. Chẳng có lý do gì để mất bình tĩnh về hành động hay nhận xét của đối phương. Họ không phải là một phần của bạn. Bạn hãy như là tấm kính phản chiếu lại những nhận xét và hành động trước. Một tấm kính không bị khó chịu bởi các hình ảnh phản chiếu lại. Chúng đến và đi.Tuy nhiên dĩ nhiên một người phải nhận biết những hình ảnh đó hướng đến những thông điệp và hành động. Và một người nên nhận biết các phản ứng về cảm xúc của chính mình. Nếu bạn có thể tiếp tục với sự không dính mắc, bạn có thể nhận ra điều gì đang xảy ra và các phản ứng cảm xúc đang diễn ra và sau đó đạt đến trạng thái vô tâm.

Ví dụ so sánh như là đại dương. Tâm bạn như là một đại dương với vô lượng song suốt ngày. Những cú sốc cùng với những lời thóa mạ như những đám mây trong suy nghĩ của bạn. Tuy nhiên nếu bạn đạt được đến trạng thái cân bằng, trạng thái ít sự phá vỡ, đại dương có thể phản chiếu bầu trời một cách hoàn hảo. Vì thế tâm có thể phản chiếu trên thế giới với sự chính xác không ngờ nếu không bị khuấy động bởi những cảm xúc.

Mọi thứ đến và đi. Khi bạn có thể để mọi thứ đến và đi, bạn nắm được điều cơ bản. Bạn trở thành một người quan sát khách quan hơn về chính mình và đối tác của mình vì cái tôi của bạn nhạt dần trong cuộc đối thoại và hình ảnh với sự chánh niệm đúng đắn.

Phật giáo khuyên rằng thiền giúp tất cả mọi ngành nghề. Ngay cả kẻ cướp cũng sẽ làm việc tốt hơn nếu họ thiền. Điều này cần phải nói rằng thiền không phải là vấn đề về nhận xét giá trị. Thiền là về sự chú tâm và nhận biết. Với lý luận tương tự, việc tu tập Phật giáo không hề trái ngược với tất cứ tôn giáo nào. Thiền chánh niệm hài hòa với Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.

Sau tất cả, nhận thức đạo đức là một vấn đề nhìn nhận khác. Nếu bạn nghĩ theo các thuật ngữ lịch sử trên mọi cán cân từ hàng ngàn năm qua, bạn có thể đến với một phán quyết về một vấn đề hay một diễn viên mà không bị dính mắc. Tuy nhiên bạn sẽ đi quá xa so với giây phút thực tại. Nếu bạn chú tâm vào từng giây phút và đưa ra những nhận xét giá trị, suy nghĩ nào của bạn là đúng có thể trái ngược sau đó một tháng, một năm hay một thập kỷ.

Tôi đã từng gặp một người Mỹ nói chuyện về chế độ ở Bắc Hàn và cho tôi biết rằng “Chúng ta không thể tin Bắc Hàn, chúng ta phải tấn công những kho vũ khí hạt nhân và yêu cầu thế độ này thay đổi.”

Để đáp lời, tôi đã bắt đầu bằng việc bày tỏ sự đồng ý với mục tiêu chung nhằm thay đổi Bắc Hàn và tiêu diệt vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, sau đó tôi tiếp tục với lập luận của anh ta khi hỏi về hậu quả của những hành động chúng ta làm có bình thường với người Bắc Hàn không. Tôi tiếp tục quay lại mục tiêu tối thượng trong việc thay đổi Bắc Hàn và khuyên rằng việc cùng tồn tại, cùng giàu có với nhau dù với hình thức gì mới là mục tiêu. Tôi cũng khuyên rằng mặc dù không phải mọi thứ đều có thể xảy ra một lúc, vẫn có sự cùng thắng cùng thắng ở đây. Tôi chưa bao giờ phủ nhận những giá trị trong các lời phát biểu của anh ta. Tôi chỉ khuyên rằng có nhiều sự tiếp cận khác có thể thực thi đầu tiên.

Tôi có cảm giác anh ta chỉ nghĩ về một mục tiêu mà không nghĩ về những con đường khác để mục tiêu vẫn có thể đạt được. Tôi đã cố gắng để anh ta chú tâm hơn vào tiến trình, vào các vấn đề đang được đối đấu cho mọi người riêng biệt ở Bắc Hàn, ở Bắc Hàn và những quốc gia xung quanh.

Khi tôi còn là đại sứ của Hoa Kỳ trong suốt đế chế của chính quyền Roh Mood-hyun , tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng Bắc Hàn không quan tâm đúng mức đến quyền con người ở Bắc Hàn. Tôi đã phản ứng bằng cách trả lời rằng “Tôi rất lo ngại về vấn đề nhân quyền, với cảm nhận lớn hơn. Tôi hoàn toàn hiểu được những bi kịch mà mọi người ở Bắc Hàn đang gánh chịu.

Sau đó tôi đã giải thích rằng nếu chúng ta chỉ toàn nghĩ về những hình ảnh chúng ta thấy trên truyền thông mà thiếu sự hiểu biết về những vấn đề văn hóa và thể chế đằng sau những sự phiếm diện này, chúng ta sẽ đáp trả một cách bốc đồng và sẽ dần dần làm cho các vấn đề về nhân quyền trở nên tồi tệ trong ngắn và trung hạn.

Với cảm nhận này, chánh niệm có nghĩa là sự nhận biết đúng đắn về quyền con người như là một điều gì đó hơn chỉ là quyền đi bầu hay quyền tự do bắt giữ tùy tiện. Chúng ta cần phải xem xét hàng triệu người kém dinh dưỡng và bị đói đến chết. Liệu chúng ta sẽ mang nhân quyền đến cho họ như thế nào? Đó là một câu hỏi cần thiết cho chúng ta.

Phật giáo đưa ra phương thức ngoại giao chú tâm đến mục tiêu lâu dài và cân bằng giữa các bên. Tiến trình có thể đạt được trong quan hệ quốc tế nhưng chúng ta cần phải xem xét con đường trung đạo của Đức Phật. Với một tầm mức mà chúng ta có thể tạo ra sự thắng –thắng cho tất cả những người cùng chơi, tránh sự cực đoan, chúng ta có thể tiếp tục tiến hành trên phương cách đầy ý nghĩa. Nếu bạn cố gắng áp đặt vấn đề bằng cách khăng khăng vào một mặt và trở lại việc tấn công quân sự, chúng ta sẽ chỉ đạt được kết quả tạm thời và sẽ nhanh chóng bị đảo ngược. Hành động dựa trên tinh thần này sẽ dễ dàng dẫn đến kết quả tồi tệ hơn là chẳng làm gì cả.

Chỉ khi nào tiếp tục giữ chánh niệm trên những phản ứng bốc đồng của chúng ta, người thắng tất cả và chuyển đổi những mục tiêu của chính sách có thể làm làm suy yếu những cam kết của chúng ta về những nguyên nhân phổ biến của nhân loại, chúng ta sẽ thiết lập sự cân bằng, không phải là quyền lực, mà là sự nhìn nhận trong tiến trình tạo ra hài hòa giữa các quốc gia xứng đáng với tên gọi của nó.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Huffington Post



Có phản hồi đến “Đức Phật Sẽ Giải Quyết Vấn Đề Bắc Hàn Như Thế Nào? Ngoại Giao Chánh Niệm”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com