Hàng triệu chai nhựa phế thải thường được chôn lấp ở các bãi rác tại Đài Loan được đưa đến tay các Phật tử để chuyển đổi thành những sản phẩm hữu dụng.
Hàng ngàn những tình nguyện viên đang biến những đồ vật vứt bỏ thành áo, đồ chơi, va li để đem bán sang tận San Dieogo
Đây là cách làm cho bạn cảm thấy rằng một mảnh áo cũng có thể kết tinh từ việc làm chăm chỉ của mọi người và thành quả của công việc này lại được đưa trở lại xã hội.
Công ty kỹ nghệ Đại Ái, một công ty phi lợi nhuận do Tổ Chức Từ Tế đã thu thập hơn 2,000 tấn chai nhựa mỗi năm ở Đài Loan trong tổng số 100,000 tấn bị vứt bỏ. 10 ngàn tình nguyện viên tại hơn 5,600 trung tâm tái chế của hội đã phân loại chai nhựa theo màu sắc, tháo nhãn và đóng gói. Những gói chai nhựa này sẽ được nghiền thành bột mịm để máy có thể kéo những sợi nhựa mỏng ra ngoài.
Nỗ lực tái chế chai nhựa để làm thành những chiếc mền cứu trợ nạn nhân bắt đầu từ năm 2006 hiện nay đã được bán trên mạng lưới khắp Đài Loan và hơn 10 ngôi chợ ở nước ngoài mang lại lợi nhuận khoảng 10 triệu USD mỗi năm. Phần lớn số tiền này sẽ được đưa về trung tâm Phật Giáo Từ Tuế để tạo ra các chương trình tin tức, kịch nghệ có trụ sở ở Đài Loan và phát sóng qua vệ tinh ra nước ngoài.
Hội từ thiện cũng có sự lựa chọn sử dụng nguồn quỹ cho công tác cứu trợ toàn cầu. Các tình nguyện viên của hội đã đến vùng vịnh sau cơn bão Katrina vào năm 2005 và Nam Trung Hoa sau trận động đất vào năm 2008 giết chết gần 70,000 người.
Từ Tế có nghĩa là “cứu tế với lòng từ bi” theo tiếng Trung Hoa, do sư cô Chứng Nghiêm người Đài Loan thành lập vào năm 1966 nhằm cứu tế khắp toàn cầu. Hiện hội có các chi nhánh trên 47 quốc gia. Trụ sở chính của hội tại Hoa Kỳ nằm ở San Dimas và Tây Los Angeles.
Hội Từ Tế bắt đầu nỗ lực bảo vệ môi trường vào năm 2006 trong việc tái sử dụng chai nhựa. Có hơn 90% nguồn doanh thu từ thiện, khoảng 322 triệu USD năm ngoái là do tiền cúng dường.
“Đại Ái" là tên của công ty có nghĩa là “Tình Yêu Lớn” Các sản phẩm của công ty hiện bán trên 40 cửa hàng khắp Đài Loan cũng như một số cửa hàng bán lẻ ở nước ngoài.
Tuy nhiên, công ty cho biết việc tái chế chai nhựa thành những sản phẩm may mặc không phải vì tiền.
“Việc mở rộng của chúng tôi là ổn định” James Lee, giám đốc kỹ thuật và CEO của công ty cho biết “Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng tôi khuyến khích bạn đến mua áo quần. Đây là phương cách để giúp bạn cảm nhận được rằng một mảnh quần áo có thể kết tinh từ nỗ lực làm việc của nhiều người và kết quả của việc làm này sẽ được đưa trở lại xã hội.”
Các công ty lớn như Nike và Patagonia cũng làm những sản phẩm may mặc tái chế từ chai nhựa. Tuy nhiên đại diện của công ty Đại Ái cho biết họ tin rằng họ là những người duy nhất làm việc này với nhân công tình nguyện vì mục đích từ thiện như quyên góp chăn mèn cho hàng ngàn người mất nhà trong vụ sạt bùn chết người ở Đài Loan vào năm 2009.
“Khả năng di chuyển người của họ rất nhanh, nhanh hơn của chính quyền” George Hou, giáo sư nghiên cứu phương tiện truyền thông tại trường đại học I-Shou cho biết.
Sau khi các tình nguyện viên phân loại và đóng kiện cai nhựa, một quá trình với dây chuyền lắp ráp ồn ào sẽ được những tình nguyện viên di chuyển rất nhanh của hội Từ Tế trong màu áo xanh thực hiện. Đại Ái sẽ chuyển những nguyên liệu thô này vào các nhà máy hợp đồng cơ bản. Các nhà máy sẽ sản xuất ra áo sơ mi xanh, giày, va li và thú nhồi bông.
Ít nhất một nửa nguyên liệu thô cho mỗi sản phẩm đến từ những chai nhựa tái chế. Một tấn nhựa có thể làm được 8,000 đơn vị áo quần.
Tại Hiệu Sách Jing Si và Café ở San Diego, có khoảng 10 chiếc mền hay sản phẩm may mặc của công ty Đại Ái được bán ra mỗi tuần “Mọi người dường như đều nhảy vào xem. Họ thích ý tưởng tái chế và tái sử dụng.”
Tại cửa hàng trưng bày của Đại Ái tại Taipei bán hàng trăm mặc hàng may mặc và áo quần được tái chế từ chai nhựa. Một trong những sản phẩm cao cấp là vai li với giá $164 với dây đeo ba lô và đồ sạt sử dụng năng lượng mặt trường cho điện thoại cũng như các thiết bị khác.
Các sản phẩm khác, được thiết kế bởi những nhân viên được tả lương 80% của công ty bao gồm quạt $3 và bộ suit dành cho nam. Mỗi sản phẩm có bốn màu là xanh lá cây, nâu, trắng và xanh da trời đậm – màu sắc tự nhiên đến từ quá trình tái chế. Khách hàng thường phàn nàn về việc thiếu những màu sắc ấm hơn nhưng công ty không chấp nhận việc thêm thuốc nhuộm vào.
Đại Ái mong muốn mọi người giảm việc sử dụng chất thải như khi chai nhựa nằm trong bãi rác của Đài Loan, hội Từ Tế sẽ cố gắng để cải tiến công nghệ nhằm đưa các những thứ rác thải này trở thành áo quần. Ông Lee, CEO của công ty cho biết.
“Tốt nhất là không nên mua chai nhựa. Điều mà các sản phẩm kỹ nghệ của Đại Á muốn nhấn mạnh là không phải việc buôn bán sản phâm mà là việc sử dụng áo quần nhằm giáo dục cho mọi người biết rằng tái sử dụng chai nhựa là tốt nhưng không sự dụng chai nhựa càng tốt hơn.”
Ngọc Hằng dịch
Theo Latimes.com