Jarkata, Indonesia – Phật tử và những tín đồ Hồi Giáo đã cùng bắt tay vào việc tìm ra phương cách giải quyết xung đột xảy ra trong cộng đồng người Hồi Giáo Rohingya ở Myanmar và dự định sẽ gởi một phái đoàn đến nói chuyện với các nhà sư ở đây.

Trong bản báo cáo vào ngày 23/11 trên diễn đàn Hòa Bình Thế Giới tổ chức ở Jakarta từ ngày 20-23 tháng 11, báo chí cho biết tổ chức Hồi Giáo lớn nhất của Indonesia, Nahdlatul Ulama, kết hợp với hội đồng Ulema của Indonesia và hội đồng Phật Giáo sẽ đến Myanmar vào tháng 12 để bắt đầu đối thoại với các nhà sư Myanmar.

Chủ tịch hội đồng điều hành Nahdlatul Ulama là Slamet Effendy Yusuf cho báo chí biết “Tôi đồng ý với Liên Hiệp Quốc về vấn đề xung đột ở Myanmar cần phải được giải quyết bằng cách cho phép cộng đồng người Hồi Giáo và Phật Giáo cùng gặp gỡ và trò chuyện. Đây không phải chỉ là vấn để ở Myanmar mà cũng là mối lo ngại của chúng tôi.”

Ông Suhadi Sendjaja từ Walubi cho phóng viên biết rằng thông qua chuyến viếng thăm này, ông hy vọng người dân ở Myanmar có thể học hỏi từ Indonesia.

“Ở đây, số lượng người Hồi Giáo là rất lớn trong khi số lượng Phật tử rất ít nhưng chúng tôi đều an toàn. Trong khi ở Myanmar thì ngược lại.” Ông cũng nói thêm rằng phái đoàn của Indonesia sẽ không ép buộc một sự hòa giải nào ở Myanmar.

“Chúng tôi sẽ không trực tiếp hướng họ đến vấn đề hòa giải. Chúng tôi sẽ chỉ giải thích tình trạng của chúng tôi ở Indonesia.” Đại diện cộng đồng Phật Giáo tại diễn đàn cho biết mục đích nhằm giảm thiểm sự xung đột trên khắp thế giới.

Ước tính có khoảng 1.3 triệu người Rohingya đã bị nhà chức trách từ chối quyền công dân vì họ được cho là những người nhập cư bất hợp pháp. Các cuộc xung đột tấn công do các nhà sư gây ra làm hàng trăm người bị chết và 140,000 bị giam giữ trong các trại tập trung. Rất nhiều người đã cố gắng thoát khỏi đất nước này.

Ngọc Hằng dịch

Theo Mizzima



Có phản hồi đến “Phật Giáo Và Hồi Giáo Ở Indonesia Tìm Kiếm Giải Pháp Hòa Bình Cho Myanmar”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com