Đức Phật trong những hóa thân của Ngài thường được mô tả với nụ cười vui vẻ và chiếc bụng to khổng lồ. Hình mẫu đó có vẻ đang được phô trương khắp Thái Lan khi vòng eo các nhà Sư đang tăng lên quá nhiều đến nổi các quan chức về sức khỏe đã đưa ra lời cảnh báo cả nước.

Xem thêm:

Thức Uống Nhiều Đường Gây Bệnh Nghiêm Trọng Cho Các Nhà Sư Thái Lan

Các Nhà Sư Thái Lan Phải Tập Thể Dục Và Ăn Kiêng Để Ngăn Ngừa Đại Dịch Béo Phì

Vào tháng sáu, các quan chức của Bộ Y Tế Thái Lan đã khuyến khích các Phật tử cúng dường thực phẩm bổ khỏe hơn cho các nhà sư, những người thường đi khất thực vào mỗi buổi sáng trên đường phố theo truyền thống Phật giáo.

Amporn Bejapolpitak, phó giám đốc của bộ y tế cũng khuyến khích các nhà sư nên tăng cường vận động như là lau dọn chùa vào đời sống nhàn nhã chỉ cầu nguyện và thiền.

Béo phì đã tiến đến sự cảnh báo ở Thái Lan khi được xếp hạng là quốc nha nặng thứ hai ở Châu Á, chỉ sau Malaysia. Cứ một trong ba người nam Thái Lan bị bệnh béo phì với hơn 40% phụ nữ thừa cân nghiêm trọng. Theo một cuộc khảo sát sức khỏe tổng quát ở Thái Lan.

Các nhà sư đang đi đầu trong vấn đề này. Gần một nửa bị bệnh béo phì, theo nghiên cứu do trường đại học Chulalongkorn tổ chức. Hơn 40% bị cao mỡ trong máu và gần 25% bị cao huyết áp và một trong mười người bị bệnh tiểu đường.

“Béo phì trong các nhà sư đang kích hoạt quả bom nổi chậm.” Jongit Angkatavanich, giáo sư của khoa dinh dưỡng và thực phẩm tại khoa về khoa học và sức khỏe ở Băng Cốc cho biết. “Rất nhiều nhà sư bị nhiều bệnh mà chúng ta biết có thể phòng ngừa được.”

Khi các nhà sư bắt đầu nghiên cứu về thói quen trong chế độ ăn uống của các nhà sư Thái Lan, họ rất bối rối. Các nhà sư thường tiêu thụ lượng calorie ít hơn người dân thường nhưng nhiều người bị béo phì.

Thủ phạm chính là ?” Thức uống có đường.” Jongit cho biết.

Các nhà sự bị cấm không được ăn sau giờ ngọ, nên để giữ năng lượng được duy trì, rất nhiều phải dựa vào các loại thức uống ngọt, bao gồm cả thức uống tăng lực.

Các tín đồ Phật tử Thái Lan tin rằng việc cúng dường giúp họ có quả tốt ở kiếp này và kiếp sau. Thỉnh thoảng, họ cũng hy vọng vào phước lành cho những người thân đã qua đời.

Tuy nhiên việc cúng dường mang ý nghĩa tôn giáo cho những loại thức uống có đường và thực phẩm béo phì vô tình gây ra những hậu quả xấu.

“Nước ngọt, nước trái cây hộp, các loại bánh ăn nhẹ cùng với rất nhiều các loại thực phẩm bán sẵn chứa rất nhiều bột ngọt MSG và ít chất xơ cũng như chất đạm.” Jongit cho biết và đưa ra các loại thực phẩm không tốt mà các nhà sư thường xuyên nhận được.

Thêm vào đó, rất nhiều tín đồ Phật tử cúng dường các loại thực phẩm quá hạn, thậm chí là đã được mua bán lại. Một số người buôn bán vô đạo đức còn tái sử dụng nghĩa là các nhà sư có thể nhận cả thức ăn được cúng dường đã bị hư hỏng.

Một số những người cúng dường thực phẩm vẫn làm theo cách truyền thống. Vilawan Lim, một người tự làm đồ ăn ở nhà tại Băng Cốc cho biết đã cúng các loại thực phẩm tự làm tại nhà cho các nhà sư hơn một thập kỷ qua. Vì theo vấn đề giới luật, các nhà sư không được bày tỏ yêu thích một loại thực phẩm đặc biệt nào nhưng cô cho biết nhà sư đến nhà cô mỗi sáng đều có ẩn ý về loại thực phẩm mà nhà sư thích.

“Nước sốt cay hôm nay là món yêu thích của Ngài.” Vilawan cho biết khi cô trộn ớt, tỏi, canh và sốt tôm vào trong hỗn hợp sẽ được phụ vụ với rau trộn.

Cô đợi bên ngoài nhà của mình chờ nhà sư đến đúng giờ thường nhật, tụng một thời kinh chúc lành trước khi đến nhà khác. Khi bát của Ngài đã đầy thức ăn và các loại nước uống, Ngài chuyển sang một chiếc xô lớn do người trợ lý mang giữ. Trong vòng mười phút, chiếc xô cũng đã được đầy đồ ăn.

“Tôi thật sự không biết về tình trạng béo phì của các nhà sư. Tuy nhiên tôi thật sự nhận ra rằng vị sư đến vào lúc 6h sáng thật sự rất nặng và sức khỏe của sư dường như bị xuống dốc dần đây.”

Làm việc với chính phủ và các quan chức tôn giáo, Jongit quán lý kế hoạch về dinh dưỡng sức khỏe cho các nhà sư. Được tài trợ bởi tổ chức phát triển sức khỏe Thái Lan, một cơ quan chính phủ tự vận động, mục tiêu là để cải thiện lối sống các nhà sư thông qua giáo dục về dinh dưỡng và thể lực.

Trong một chương trình thí điểm vào năm 2016 với 82 nhà sư tại chùa và ở trường đại học Phật giáo, kết quả rất khả quan khi việc giảm cân và giảm cholesterol được ghi nhận.

Hiện nay kế hoạch ấn hành quyển sách thực đơn cho các tín đồ Phật tử có thể sử dụng để làm nên những bữa ăn khỏe mạnh ít tốn kém. Một số khuyên nên bao gồm gạo nâu với một ít chất đạm và thật nhiều rau. (Trong khi truyền thống thực phẩm Thái Lan trộn một ít thịt và các với rất nhiều rau, các loại ẩm thực hiện đại thường có nhiều đường và chất béo hơn.)

Kế hoạch khuyến khích các nhà sư ghi nhận về các hoạt động sức khỏe hàng ngày. Thể dục thể thao, một điều đơn giản như là đi bộ khắp chùa ít nhất 40 phút mỗi ngày có thể bù đắp cho chế độ yên tĩnh trong các hoạt động ở tu viện.

Các nhà sư cho các nhà nghiên cứu liên hệ đến kế hoạch rằng họ thường không nhân ra họ đang bị tăng cân bởi vì y áo rộng. Jongjit và đội của cô đã đưa ra ý tưởng dây đeo lưng có cột để chỉ ra nơi mà họ nghĩa là vòng eo khỏe mạnh nên cần. Họ cũng cung cấp cho các nhà sư thước đo được chia ra bốn màu để chỉ các kích cỡ vòng eo khác nhau.

Ở quốc gia với 90% tín đồ Phật giáo, các nhà sư Thái Lan được xem là với lối sống khổ hạnh, giúp các tín đồ tại gia trên con đường tiến đến giác ngộ. Chỉ ra những điểm yếu trong cộng đồng, bao gồm cả những bê bối về tình dục và hối lộ có thể là khó khăn.

“Chúng tôi cố gắng phát triển một điều gì đó có chức năng và không làm tổn thương tự ngã của các nhà sư. Thật là ấm lòng khi thấy các nhà sư tinh nghịch so sánh nút cột thắc lưng của họ và nhận ra họ đã tăng cân và cần phải cắt giảm.”

Vấn đề béo phì của các nhà sư không chỉ đơn độc ở Thái Lan. Vào năm 2012, chính quyền Sri Lanka đã ban hành hướng dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng và y tế về những loại thực phẩm mà tín đồ nên cúng dường.

Vào tháng 12, Hội tăng già Thái Lan đã ban hành ra chính sách khuyến nghị đầu tiên về sức khỏe tự viện, bao gồm chế độ dinh dưỡng và các lời khuyên về thể thao cho các nhà sư cũng như hướng dẫn các tín đồ về việc cúng dường thực phẩm và chăm sóc các nhà sư. Hội tăng già khuyến khích các nhà sư nên chịu trách nhiệm cho chế độ dinh dưỡng của mình và khuyến khích đời sống khỏe mạnh hơn trong giới tu sĩ cũng như tín đồ Phật giáo.

“Các nhà sư nên lưu tâm đến những gì mà họ ăn, lượng thực phẩm mà họ ăn.” Phra Maha Boochuay Doojai, cựu giám đốc của trường đại học Phật giáo Chiang Mai ở miền Bắc Thái Lan, người có liên hệ đến việc đưa ra các khuyến nghị cho biết.

“Đây là một trong những lời dạy của Đức Phật. Khi chúng ta khỏe mạnh, chúng ta có thể phục vụ mọi người tốt hơn.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Staradvertiser.com



Có phản hồi đến “Báo Động Quả Bom Béo Phì Ở Các Nhà Sư Thái Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com