Seoul, Hàn Quốc - Hàn Quốc đang từng bước cố gắng nỗ lực để đưa các ngôi chùa cổ kính trên núi trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2018 bằng việc thành lập một hiệp hội nhằm thúc đẩy vấn đề này ở hải ngoại
Tông Phái Phật Giáo Tào Khê sẽ kết hợp cùng với nhiều tổ chức khác như hiệp hội quản lý Di Sản của Hàn Quốc cùng với 12 tổi chức của địa phương để hình thành một ủy ban vận động bằng việc ký kết bản ghi nhớ vào ngày 6/8.
Các ngôi chùa truyền thống của Hàn Quốc hiện được công nhận là di sản văn hóa thế giới của UNESCO bao gồm chùa Magoksa ở Gongju, Beopjusa ở Boeun, Tongdosa ở Yangsan, Buseoksa ở Yeongju, Bongjeongsa ở Andong, Daeheungsa ở Haenam và Seonamsa ở Suncheon.
Chùa Buseoksa, tổng hành dinh của tông phái Tào Khê
|
Bước khởi đầu để đăng ký các ngôi chùa trở thành di sản thế giới đã bắt đầu bằng sự cố gắng của Hiệp Hội Hàn Quốc vào năm 2011. Sau khi đánh giá 45 ngôi chùa truyền thống trên khắp quốc gia, cục quản lý di sản văn hóa đã chọn ra bảy ngôi chùa để đăng ký trong danh sách dự kiến của UNESCO vào tháng 12 năm 2013.
Mặc dù các ngôi chùa của Hàn Quốc như Bulguksa và Haeinsa đã được UNESCO công nhận là di sản của thế giới, các sáng kiến gần đây đánh dấu nỗ lực của Hàn Quốc trong việc có gắng đưa ra nhiều ngôi chùa trở thành một cụm di sản.
Bảy ngôi chùa nằm trong danh sách đều có những phẩm chất tương đồng và đặc biệt ở Hàn Quốc. Tất cả đều được xây dựng vào thời kỳ thống nhất Silla (668 -935) và tất cả đều bảo vệ những kiến trúc truyền thống và các công trình xây dựng cổ xưa trong gia đoạn này. Rất nhiều ngôi chùa, tượng Phật, các bức tranh và hiện vật đều được bảo quản bên trong chùa.
Tọa lạc trên núi, các chùa được được công nhận bởi đặc tính gần gũi với môi trường. Không giống như các ngôi chùa ở Trung Hoa hay Nhật Bản, chùa Hàn Quốc không có tường bao bọc và được biết với sự hòa lẫn rất tốt với phong cảnh thiên nhiên xung quanh. Điều đặt biệt này vẫn còn được ảnh hưởng rất lớn.
"Các ngôi chùa Hàn Quốc trên núi rất nổi tiếng vì sự pha lẫn hài hòa với thiên nhiên, phong cảnh, con người cùng tạo nên một mối liên hệ vững bền." Kim Jin-sub, một nhà nghiên cứu tại sở văn hóa tại trụ sở của tông phái Tào Khê cho biết.
"Các ngôi chùa trên núi thật sự thể hiện bản chất của Phật Giáo Hàn Quốc bao gồm các thành tố Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa và Đông Nam Á, thể hiện các đặc tính của triết lý duy nhất của người Hàn Quốc." Thầy Hye-il, giám đốc của sở cho biết.
Trong nhiều năm sắp tới, các tổ chức sẽ được khánh thành nhằm tăng cường việc đối thoại giữa các bên liên quan và thực thi những thủ tục cần thiết để thúc đẩy quá trình này. Hiệp hội sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề ở Hàn Quốc cũng như tổ chức các nghiên cứu trong việc chuẩn bị cho UNESCO kiểm tra cho đến khi vấn đề đăng ký được hoàn tất vào tháng 6/2018.
Trong thời gian đó, Nambansanseong, một pháo đài trên núi ở miền đông nam của Seoul đã được công nhận là di sản văn hóa Thế Giới vào tháng sáu.
Ngọc Hằng dịch
Theo The Korea Herald