Lâm Tỳ Ni, Nepal- Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật sinh ra gần đây đã được sự chú ý cần thiết nhưng lại vì những lý do sai lầm. Ý nghĩa tinh thần của thánh tích lại trái ngược với “Kế hoạch vĩ đại của Lâm Tỳ Ni” lại đề xuất chủ trương thương mại hóa nơi này.
Gần đây rất nhiều phe phái chống đối dự án phát triển này. Bài báo này nhằm trả lời câu hỏi: các nhân tố nào dẫn đến sự bất ổn ở Lâm Tỳ Ni? Liệu Nepal có kế hoạch gì cần đạt được nhằm tiếp thị Lâm Tỳ Ni? Liệu đây có phải là nguồn gây ra sự lo lắng giữa hai quốc gia lớn nhất gần Nepal là Ấn Độ và Trung Hoa?
Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích Phật giáo nổi tiếng nhất trong tiểu vùng lục địa Ấn Độ (những nơi khác bao gồm Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển pháp luân, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo và Câu Thi Na nơi Đức Phật nhập Niết Bàn), tất cả đều ở Ấn Độ. So sánh với ba thánh tích này thì Lâm Tỳ Ni từ lâu vẫn còn trong tình trạng hoang vắng cách biệt. Vì tầm quan trọng của thánh tích, bất cứ nổ lực nào nhằm phát triển thánh thích đều được chào đón. Tuy nhiên, những kế hoạch gần đây nhằm phát triển thánh tích lại bị sự phản đối quyết liệt của cộng đồng Phật Giáo ở Nepal tạo nên một cuộc biểu tình trong hòa bình và ban hành yêu cầu năm điểm.
Các nhân tố nội bộ và ngoại bộ ảnh hưởng đến vấn đề này.Nói một cách nội bộ là nhân tố quan trọng đằng sau sự phản đối này có ảnh hường đến cựu thủ tướng của Nepal là Pushpa KâmlDahal –Pranchada, điều phối viên của ban chỉ đạo phát triển quốc gia Lâm Tỳ Ni. Với các thông tin thông thường và niềm tin tôn giáo Hindu của mình, sự liên hệ của ông với ủy ban này, làm cho các Phật tử ở Nepal bực bội. Ngạc nhiên thay, ông còn là đồng chủ tịch của hiệp hội phát triển châu Á Thái Bình Dương ở Hong Kong (APECF), tổ chức cơ bản đàu tư cho Lâm Tỳ Ni. Liên kết chặt chẽ điều này là sự phát triển ưu tiên của ông Prachanda trong thời kỳ làm thủ tướng của mình và sau này để phát triển Lâm Tỳ Ni vượt qua quá trình hòa bình của Nepal.
Thứ hai là sự yêu cầu của Phật tử chống lại việc “khai thác tôn giáo cho sự phát triển kinh tế” và sự ưu tiên cho những người đầu tư và những người không phải là Phật tử để quản lý sự phát triển Lâm Tỳ Ni. Đây là khu vực tâm linh tôn giáo và không có hoạt động kinh doanh nào được phát triển xung quanh khu vực 3km vuông quanh thánh tích. Tuy nhiên, nếu kế hoạch hiện hành được thực thi, Lâm Tỳ Ni sẽ có sân bay quốc tế, các cơ sở du lịch, trung tâm hội nghị và một trường đại học Phật giáo.
Lý do ngoại cảnh trong việc xây dựng này làm cho hỗn loạn, đầu tiên là tổ chức APECF, một tổ chức phi chính phủ và là nhà tài trợ chính cho dự án, với khoảng 3 tỷ USD để phát triển các hoạt động ở đây. Sự nghi ngờ về nguồn vốn tài trợ của APECT và sự liên hệ của tổ chức này với chính quyền Bắc Kinh. Thứ hai là sự tuyên bố ký kết thỏa thuận giữa APECT, UNIDO ( tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc), Đảng cộng sản thống nhất Nepal (Maoist) và chính quyền Trung HOa. Tuy nhiên, UNIDO và chính quyền Nepal lại không ký kết văn bản. Thứ ba là sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Hoa, một quốc gia vô thần cũng gây nên sự bất ổn này. Cúng cần nói thêm rằng cuộc chiến hòa bình của các Phật tử ở Nepal và sự khó chịu tham gia của Bắc Kinh không có một ý nghĩa chính trị trong vấn đề này.
Lâm Tỳ Ni trở thành một điểm du lịch lớn nhất của Nepal với khoảng 98,431 du khách (trừ người Ấn Độ) cho đến tháng 10/2011. Tuyên bố năm 2012 Nepal là điểm đến du lịch và được chọn là đại sứ hòa bình cũng như kế hoạch tổ chức các hội nghị quốc tế nơi quê hương của Đức phật thể hiện sự nhiệt tâm mà Nepal đang cố gắng tiếp thị. Bằng cách quảng bá Lâm Tỳ Ni là thành phố hòa bình, Nepal có thể cũng cố niềm tự hào của quốc gia, thu hút sự hổ trợ của quốc tế và cùng lúc tăng thêm nguồn lợi cho quốc gia, tạo công ăn việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng. Vì thế không có gì nghi ngờ khi kế hoạch này bắt đầu sẽ tăng tiềm năng phát triển kinh tế của Nepal.
Theo ý kiến của tác giả thì thì viêc đầu tư này nên đưa cho những nhà đầu tư đúng đắn vì đã được quảng bá rồi. Lâm Tỳ Ni là thánh tích của Liên Hiệp Quốc và tiếp tục được xem như là “Mecca của Phật tử”.
Cả Ấn Độ và Trung Hoa, hai quốc gia láng giềng lớn nhất của Nepal đều có cổ phần ở Lâm Tỳ Ni. Cổ phần của Trung Hoa xoay quanh việ có bao nhiêu phần trăm người dân theo Phật giáo trong quốc gia cũng như là sự tăng cường du khách là Phật tử đến Lâm Tỳ Ni. Vì lý do này mà Trung Hoa có sự khoang dung với Phật giáo như là người bảo vệ tối thượng của tôn giáo. Thêm vào đó, Đảng Cộng Sản Trung Hoa và những người liên kết với Kerung Rasuwa và Lâm Tỳ Ni cũng báo hiệu sự quan tâm của Trung Hoa. Cổ phần của Ấn Độ ở Lâm Tỳ Ni cũng hấp dẫn không kém. Lâm Tỳ Ni chỉ cách biên giới Nepal Ấn Độ có 8km. Lộ trình các thánh tích giữa Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, với Vườn Lộc Uyển, Bồ Đề Đạo Tràng và Câu Thi Na. Vì thế bất cứ sự xâm nhập nào vào khu vực phát triển tiềm năng này đều gây ra sự lo ngại giữa hai quốc gia.
Nói tóm lại, Lâm Tỳ Ni đại diện cho sự phát triển phức tạp giữa tôn giáo và quyền lợi. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển Lâm Tỳ Ni thành “Mecca của Phật tử trên thế giới” vẫn còn xa vời so với sụ nhận thức thực tế về các vấn đề chính trị. Sự phát triển của Lâm Tỳ Ni hiển nhiên là mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia cần phải có sự minh bạch và tham gia của công chúng vào kế hoạch này. Lời của một nhà kinh tế học nói rằng :”nếu những người đầu tư thế giới giải quyết vấn đề tốt hơn vào lần sau thì một kế hoạch vĩ đại như thế dường như không thể cưỡng lại được.”
Ngọc Hằng dịch
Theo IPCS