Cũng như công nương nước Anh, cô Kate Middleton đã được bình chọn là hình mẫu lý tưởng cho mẫu thời trang thế giới năm 2011. Tuy nhiên gần đây, hoàng hậu 21 tuổi của Bhutan, quốc gia Phật Giáo trên triền dãy Hy Mã Lạp Sơn lại nhanh chóng thu hút giới thời trang thế giới sau đám cưới hoàng gia vừa diễn ra trong tháng vừa qua.

Cũng như đám cưới của hoàng gia Anh diễn ra ở tu viện Westminster, hoàng hậu Bhutan trong lễ cuới với trang phục vô cùng truyền thống. Lễ cưới có cả voi, các nhà sư chứng minh trong hương khói ngạt ngào. Tuy nhiên, áo cưới của cô dâu trong trang phục truyền thống dài đến chân gọi là kira, được làm từ màu vàng với biểu tượng của mùa thu trên sàn catwalk của các hãng thời trang lớn như Donatella Versace và Victoria Bechkham. Hơn thế nữa, bộ áo cưới khăn choàng kira phải mất ba năm để dệt nên còn đẹp hơn cả chiếc váy cưới mà nhà thiết kế thời trang danh tiếng đã sáng tạo nên chiếc váy cưới cho Kate Middleton trong đám cưới của hoàng gia Anh Quốc.

Chiếc áo cưới kira với họa tiết trên tay màu hồn tương phản chiếu những kiểu thời tran hiện đại có thể thấy ở Burberry và Yves Saint Laurent cùng với đôi giày bó gót đang được bán ở Fendi. Cô kết hợp với đôi hoa tai đầy ấn tượng (giống với Miuccia Prada).

Còn gì nữa? Đó là hoàng hậu của Bhutan có một vũ khí bí mật mà công nương nước Anh không thể có được: đó là một người chồng với một phong cách giác quan rất mạnh mẽ. Chồng của cô, Jigme, còn được gọi là K5 vì Ngài là vị vua thứ năm của vương triều Wangchuck, là một nhiếp ảnh gia rất giỏi cùng với kiểu tóc có thể so sánh với Elvis Presley.

Cũng như cô dâu của hoàng gia Anh, cô dâu của hoàng gia Bhutan cũng chính là biểu tượng của sự thay đổi và hiện đại ở đất nước. Khi một phần của đất nước hiện đại lên, vị vua mới đã kêu gọi việc thay đổi truyền thống hôn nhân đa thê, khi một người nam cưới nhiều chị em trong gia đình hơn chỉ với một người phụ nữ duy nhất. Khi lễ đính hôn được tuyên bố, nhà vua đã thông báo rằng cô dâu của Ngài sẽ là vợ duy nhất của Ngài mà thôi. Trong lễ cưới có sự hiện diên của bốn “thái hậu,” bốn chị em mà vua cha đã cưới làm vợ.

Đất nước Bhutan chỉ có ba nha sĩ duy nhất và thang máy đầu tiên mới vừa được lắp ráp vào tháng vừa rồi. Tuy nhiên, sự cai trị của gia đình đã chứng minh những suy nghĩ hướng tới các khía cạnh này. Vào những năm 1980, sau hơn hai thập kỷ David Cameron tuyên bố về “chỉ số hạnh phúc,” nhà vua trị vì của Bhutan đã giới thiệu chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia nhằm đo lường sự hài hòa xã hội, thỏa mãn cá nhân, và sự kết tục truyền thống cũng như văn hóa Bhutan. Đây chính là những chỉ số đo lường sự thành công còn quan trọng hơn của tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Thời trang chỉ mới được du nhập vào Bhutan, một nước Phật giáo nơi ti vi còn bị cấm cho đến năm 1999 và người dân Bhutan được quy định theo luật là phải mặc trang phục truyền thống ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, sự thể hiện cá nhân thông qua trang phục đang thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ. Trên một trang facebook về “Thời trang ngoài đường cho người dân Bhutan” còn có câu khẩu hiệu rằng “Vẻ bề ngoài dễ thương có thể làm cho mọi người quan tâm đến tâm hồn của bạn.”

Ngọc Hằng dịch

Guardian.co.uk



Có phản hồi đến “Hoàng Hậu Của Quốc Gia Phật Giáo Bhutan-Biểu Tượng Mới Cho Thời Trang Thế Giới”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com