Một trong những niềm tin phổ biến là Phật tử thì phải ăn chay. Những người này thường đồng nhất Phật Giáo với những tôn giáo khác ở Ấn Độ như Hindu hay Jaini. Đức Phật chưa bao giờ yêu cầu ai đừng ăn thịt. Nếu bạn ở Ấn Độ, không khó để bạn ăn chay nếu bạn muốn.

Ở TÂy Tạng, Phật giáo là khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ngay cả những người rất sùng đạo cũng ăn thịt bò Tây Tạng. Khi họ thức dậy vào buổi sáng, họ uống một cốc trà với muối, sữa và bơ động vật. Thức uống này rất cần thiết cho những cư dân miền núi. Những loại thực vật trên thế giới không có nhiều ở các vùng này nên nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu ở đây chính là cá và thịt động vật.

Số lượng người ăn chay hiện nay ở Ấn Độ nhiều hơn rất nhiều so với thời Đức Phật. Người ăn chay cũng ăn thịt bò. Loại thịt duy nhất mà họ cho không trong sạch chính là thịt chó. Họ chỉ trích việc tiêu thụ những loại thịt động vật quý hiếm như ngựa và voi. Điều này có lẽ đến từ các quan điểm về kinh tế học. Đức Phật đã đưa ra ba cách cấm ăn thịt. Việc ăn thịt bị cấm khi 1) nếu một nhà sư thấy con vật bị giết chết để làm thức ăn cho các nhà sư 2) nếu người ta nói cho nhà sư việc giết hại súc vật để làm thức ăn như vậy 3) nếu nhà sư nghi ngờ về món thịt ấy.

Có vài chục luật lệ khác nghiêm cấm các nhà sư không được ăn các loại thịt như vậy. Tuy nhiên, việc ăn thịt có thể mô tả là kinh tợn hay ăn thịt đồng loại như thịt con người, thịt của ngựa, voi, chó, rắn và các loại động vật thuần dưỡng.

Như bạn đã thấy, lệnh cấm chỉ dành cho các nhà sư. Đức Phật không đưa ra luật lệ nghiêm ngặt cho người tại gia. Ngài chỉ khuyên họ đi theo con đường Trung Đạo. Ngài chỉ chỉ trích nghề bán thịt. Có những phiền toái khác. Theo truyền thống, các nhà sư phải nhận cơm từ người tại gia. Đó là lý do tại sao Đức Phật không xem xét điểm thích hợp để cho người tu tại gia về vấn đề ăn thịt. Hơn nữa, nếu một người tu tại gia cúng dường một miếng thịt cho một nhà sư, nhà sư phải ăn để không làm cho người đệ tử tại gia buồn.

Một câu chuyện về việc Đức Phật lên án việc ăn chay có thể tìm thấy trong kinh Amaganda. Một người sống thế tục và ăn chay đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài là Ngài có ăn “amaganda” không. Từ “amagand” có nghĩa là “mùi thịt tươi” và nhiều người tu hành đồng nghĩa từ đó là “thịt.” Vậy thịt là gì nếu không có nghĩa là xác thịt? Đức Phật hỏi anh ta amaganda là gì “Đó là thịt.” Đức Phật trả lời:” giết, đánh đập, cắt, cột, ăn cắp, nói dối, lừa đảo và làm chuyện lang bâm đều là “amaganda” cả.

Đức Phật cho biết khi mọi người phạm tội ác với người khác, khi họ độc ác với người khác, khi họ không có lòng từ bi, đây đều là mùi của xác thịt. Việc ăn uống không có liên quan gì đến vấn đề này. Đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trong sạch về tâm linh, trong sạch về suy nghĩa và hành động quan trọng hơn là ăn gì.

Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni khuyến khích mọi người phải cẩn thận với những loại thực phẩm ảo dược. Ảo dược, như động vật, là những cơ thể còn sống. Đây là lý do mà các nhà sư không kéo cây bật gốc hoặc kêu ai làm như vậy. Phá hủy bất kỳ hình thức nào của sự sống, dù đó là đời sống động vật hay thực vật thì đều đáng để sống. Những người ăn chay chỉ ở một quan điểm nhìn nhận khác: nếu bạn ăn ít thịt thì bạn ăn nhiều cây hơn.

Jampo Tinley, giáo viên của trường Gelul tin rằng ăn chay là không cần thiết. Thịt có sẵn cho mọi người và mọi nơi nên việc không ăn thịt hoàn toàn không thay đổi được bất cứ điều gì. Nếu người ăn chay tin rằng họ cứu nhiều mạng sống thì họ cũng nên dừng việc ăn thực vật bởi vì chúng cũng là những cơ thể sống. Thêm vào đó, khi mọi người ăn rau trái nhiều hơn, họ giết nhiều sâu bọ. Có rất nhiều cơ thể sống trong nước nên uống nước cũng giết chết nhiều cơ thể sống.

“Nếu bạn tin rằng bạn không làm gì để hại các cơ thể sống, bạn phải ngừng làm hết tất cả mọi việc. Bạn phải ngừng nói luôn vì nếu bạn nói điều gì đó thì bạn cũng có thể làm tổn thương người khác. Dù cho bạn làm gì, ai đó cũng có thể bị ảnh hưởng từ lời nói của bạn.” Jampo Tinley cho biết.

Không may mắn là chúng ta chưa đạt được đến trình độ phát triển để không thể hai bất cứ ai. Chúng ta nên cố gắng không làm cho ai bị tổn hại. Nhiều giáo sư về Phật pháp hiện đại cho rằng con người nên cầu nguyện cho con vật đã chết để chúng có thể được tái sinh vào cảnh giới an lành trước khi ăn chúng. Dù cho bạn ăn gì, bạn tồn tại là nợ sự tử tế của nhiều loại động vật: những ai nuôi dưỡng thức ăn và những ai đã chết để mang lại thức ăn cho bạn. Nếu bạn biết ơn những ai giúp bạn sống và tồn tại thì sẽ giúp giảm rất nhiều nghiệp xấu.

Ngọc Hằng dịch

Theo Pravda.ru



Có phản hồi đến “Ăn Chay Ăn Mặn Theo Quan Điểm Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com