Các em thiếu niên phi bước giữa trời thực hiện những cú đá đấm, những người khác đang đi trên đất với những nhát kiếm nhấp nháy trong sương mù. Một cây cổ thụ có vài chục vết lõm nhỏ do những cú đấm giáng trời của các nhà sư chiến binh qua nhiều thế kỷ.

Đây là hỉnh ảnh của Thiếu Lâm Tự trên những ngọn núi ở miền Trung của Trung Hoa nơi võ kungfu được sinh ra cách đây 1,500 năm. Hiện nay, chùa là nơi cho khác hành hương đến xem võ thuật và thiền tập, hàng ngàn người trẻ tuổi đến đây học võ kung fu hay wushu nổi tiếng ở Trung Hoa.

Thành công thương mại của chùa là hiển nhiên ngay cả khi các điểm tham quan đều có ảnh Phật trên các quầy điện thoại. Có một số nhà sư đã lắc đầu và sợ rằng bình an tâm linh bị đe dạo. Một nhà sư cho biết thầy đã rời chùa sau nhiều thập niên ở đây để tu ẩn dật trên các núi ở miền đông của Trung Hoa.

“Có nhiều sự xung đột nội bộ ở đây và rất phức tạp. Khi tôi đến đây, chùa vẫn còn tồi tàng giờ thì đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tôi không tin rằng đây còn là nơi dành cho tôn giáo nữa.” Thầy nói.

Nhiều người được truyền cảm hứng từ truyền thống của Thiếu Lâm Tự. Kung fu là hình ảnh thu nhỏ của võ thuật và nhiều người tập luyện cho biết những thế võ đánh nhau khác như karate đều có nguồn gốc từ kung fu. Có hơn một triệu người học võ kung fu khắp thế giới và nhiều trung tâm của Thiếu Lâm Tự trên toàn cầu.

Hơn 60,000 bạn trẻ sẽ trở thành những ngôi sao về kung-fu đấm đá khắp các trường dạy võ của chùa, võ kung fu của Thiếu Lâm Tự giúp chùa không phải bị nghèo túng. Ngô Chí Cường, 17 tuổi, đến từ thành phố Hà Nam của tỉnh Quảng Châu. Anh đã ở Thiếu Lâm Tự được bốn năm và là một trong 4,000 sinh viên ở trường. “Tôi tập võ từ lúc 5h sáng. Chúng tôi tập bên ngoài vào buổi sáng sau đó thì vào học. Mục tiêu của tôi là vào trường đại học thể dục thể thao của Trịnh Châu. Tuy nhiên, một số bạn bè của tôi muốn trở thành huấn luyện viên. Và hiển nhiên là một số muốn được đóng phim.”

Kung fu bắt đầu từ một nhà sư người Ấn Độ, Ngài Bồ Đề Đạt Ma, người bắt đầu giảng về thiền và dạy võ. Kiểu cách võ của Thiếu Lâm Tự được thay đổi sau nhiều năm từ 72 thế đánh ban đầu thành 170 thế di chuyển, chia làm năm trường phái theo năm tên con vật là: HỔ, báo, rắn, rồng và cẩu.

Vậy sự nổi tiếng của Thiếu Lâm tự có trở nên quá thương mại và xa rời nguồn gốc của mình không? Qian Daliang, tổng giám đốc phá triển Thiếu Lâm Tự ở tỉnh Hà Nam cho biết là không. “Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ Thiếu Lâm Tự và duy trì bản chất thật của Thiếu Lâm Tự.

“Chúng tôi có tên tốt và mọi người ở đây và hải ngoại dùng tên của chúng tôi để làm tiền và đôi lúc làm tổn hại đến uy tín Thiếu Lâm Tự. Chúng tôi phải bảo vệ chính mình và sở hữu trí tuệ của mình.” Thiếu Lâm Tự với 228 ngôi đền bằng gạch đã sống sót sau cách mạng văn hóa khi hồng vệ binh cướp bóc khắp Trung Hoa phá hủy nhiều di tích tôn giáo. Chùa như bãi nghĩa trang đã cứu nguy cho ngôi chùa trong rừng 1,200 tuổi có nhiều khu đặc trưng về kungfu. Tuy nhiên, bọn hồng vệ binh cũng không tha cho chùa. Các nhà sư bị chúng bắt uống rượu và ăn thịt. Họ vẫn thường nói rằng:”Rượu thịt chỉ đi qua hệ tiêu hóa nhưng Đức Phật vẫn ở trong tâm.”

Cải cách và mở cử ở Trung Hoa đã cho thấy sự hồi sinh của nhiều chùa chiền, nhờ vào sự yêu thích các bộ phim về võ thuật trong những năm 1970s. Một tòa nhà phía sau chùa từng được sử dụng cho bộ phim Thiếu Lâm Tự vào năm 1982 của Lý Liên Kiệt.

Bộ phim về Thiếu Lâm Tự mới đây với hai diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông là Lưu Đức Hoa và Thành Long vừa được ra đĩa ở Anh Quốc.

“Cũng như nhiều bạn tôi đi vào ngành phim ảnh trong những năm đầu 1980s, tôi cũng bị ảnh hưởng và tác động từ Thiếu Lâm Tự. Tôi từng khen rằng không ngờ Jet Le có thể bay vòng 360 độ rối đá ngay lên không trung. Thật là ngạc nhiên và sửng sốt. Đừng quên là Phim Thiếu Lâm Tự được làm trước khi Trung Hoa mở cửa , hiếm vô cùng.”

Trụ trì Thiếu Lâm Tự, thầy Thích Vĩnh Tín, là con của một nông dân gần Anhu, lại trở thành kiến trúc sư làm sống lại Thiếu Lâm Tự khi thầy lên trụ trì vào năm 1999. Ngài nổi tiếng vì tiếp cận kinh doanh để thay đổi chùa và khuyến khích lan truyền phật giáo trên khắp thế giới trong hai thập kỷ qua.

Từ năm 1986, thầy đã dẫn các nhà sư Thiếu Lâm Tự đi khắp Trung hoa và ra hải ngoại để trình diễn võ thuật, đăng ký tên thương mại của “Thiếu Lâm” và “Thiếu Lâm Tự” từ năm 1994.

Thầy cũng là đề tài gây nhiều tranh cãi, yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ một người bình luận trên mạng khi dám nói rằng các nhà sư Thiếu Lâm đã bị đánh đập trong cuộc chiến đấu vũ trang với những chiến binh Nhật. Thầy cũng bị chỉ trích vì nhận quà là một chiếc xe hơi sang trọng từ chính quyền và nhiều nhà sư không thích quyết định tổ chức các màng trình diễn võ thuật trên ti vi. Tuy nhiên, ông Qian khăn khăn cho biết chùa cần các hoạt động thương mại để tồn tại. “Thiếu Lâm Tự có lúc thăng trầm. Có lúc ở đây lên đến 2,000 nhà sư nhưng sau cách mạng văn hóa chỉ còn 15 nhà sư. Tuy nhiên tinh thần Thiếu Lâm không bao giờ dừng và đó là mục tiêu mà chúng tôi muốn tiếp tục truyền bá.” Ông Qian cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Independent



Có phản hồi đến “Vì Sao Thiếu Lâm Tự Mất Dần Tâm Linh Phật Giáo?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com