Trong đời sống đầy căng thẳng khi dòng chảy vô tận của việc nộp bài, học kiểm tra, sắp xếp thời gian với bạn bè và cố gắng định hướng một ngày, có một tâm hồn khỏe mạnh có thể bị rạn nứt.

Trung tâm thiền định Kadampa ở Madison vừa khánh thành gần đây trên đường Park Street sẽ giúp các sinh viên cùng cộng đồng người dân Madison thiền tập theo Phật giáo hiện đại.

Gen Kelsang Gomlam, vị thầy hướng dẫn thường trú tại trung tâm cho biết thầy của họ là Geshe Kelsang Gyatso đã chấp nhận vai trò mang Phật giáo hiện đại vào thế giới hiện đại. Gomlam cho biết trước thầy, Phật giáo hầu như chỉ dành cho các nhà sư và rất ít người nhận được sự giảng dạy nhưng thông qua Phật giáo hiện đại những lời giảng dạy này trở nên rộng mở với công chúng.

“Sự chú tâm hoàn toàn của thầy là đưa ra những địa điểm và giảng sư đủ phẩm chất để giảng dạy Phật giáo trên những phương cách hiện đại dễ dàng cho những người bận rộn. Đây không phải là cách để kêu gọi mọi người trở thành Phật tử mà các phương pháp trình bày nhằm giúp mọi người giải quyết những vấn đề của con người.”

Thầy Gomlam cho biết Phật giáo hiện đại có thể mang lợi ích đến cho mọi người cả Phật tử và không phải Phật tử thông qua những lời giảng dạy cơ bản và thiền tập thiết kế để giảm bớt những khủng hoảng trong tâm hồn.

Cảm giác hạnh phúc đến từ bên trong tâm hồn nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng nó đến từ thế giới bên ngoài. Những lời giảng dạy đơn giản là khi tâm bình yên, bạn có hạnh phúc.

“Tất cả chúng ta đều có bình an bên trong. Chúng ta đều có sự tích cực nhưng bị lu mờ bởi những sự căng thẳng, bận rộn, các tình huống bên ngoài và sau đó cảm thấy quá sức và phần bình yên của chúng ta không hoạt động.”

Mollie Gossage, một sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học Wisconsin và là một người tham gia vào chương trình Con đường Kim Cương Phật giáo cũng thấy những giá trị của thiền định.

Gossage cho biết các sinh viên ở trường học quan tâm đến mọi loại hình của thiền bởi vì các nghiên cứu về lợi ích của thiền. Cô cho biết trong các năm gần đây, thiền đã trở nên rất phổ biến.

Mặc dù có nhiều loại hình thiền định ngoài thiền Phật giáo, Gossage cho biết mục đích là khách nhau hoàn toàn. Gossage bắt đầu tập thiền như là một phương cách giúp tăng sự tập trung vào việc học tập.
“Nó không phải là về việc làm cho bạn trở nên thoải mái nhưng thật sự là thay đổi tâm của bạn hoàn toàn và thay đổi cảm xúc của bạn.” Gossage cho biết.

Gomlam cho biết trung tâm mới ở Park Street nhằm đưa cho mọi người những gì họ cần trong cuộc sống bận rộn nhằm giúp duy trì bình yên bên trong tâm hồn. Cô cho biết ngay cả chỉ một ít sự hướng dẫn cũng có thể giúp được.

Khi đề cập đến thiền, Gomlam cho biết mọi người đều được chào đón bởi vì mỗi người đều có thể nhận được gì đó ngoài những lời giảng dạy.

“Thiền cần phải được kết hợp vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể hiểu rằng có hy vọng, chúng ta chỉ cần tìm kiếm hạnh phúc nơi nó có thể tìm được. Nó không thể tìm được từ bất cứ điều gì ở bên ngoài tâm mình.”

Trong những lúc căng thẳng và có vấn đề, Gomlam cho biết điều cần thiết là đến từ một tâm hồn trong sạch, tích cực để giúp sửa chữa những vấn đề. Cô nhấn mạnh vào những điều kiện ngoại cảnh như là công việc hay một chiếc xe bị hư không phải là nhân tố chính của thái độ tiêu cực mà đó là những suy nghĩ tiêu cực.

Cô cho biết mọi người nói chung đều là bực bội với những phần nào đó của cuộc sống mà họ không thể thay đổi nhưng qua những lời giản dạy họ có thể thay đổi suy nghĩ tâm hồn của mình.

Cả Trung tâm Con đường Kim Cương Phật giáo và trung tâm Thiền định Kadampa đều chào đón mọi người ở mọi trình độ tu tập.

Gomlam cho biết mọi người thích việc rèn luyện tâm mình có nghĩa là rèn luyện bản thân thông qua các phương cách làm cho mình hạnh phúc hơn.

“Thiền có nghĩa là học cách để làm tăng bình yên trong tâm hồn của riêng bạn – một điều mà lúc nào bạn cũng có bên trong mình" Gomlam cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Padgerherald.com



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Khánh Thành Trung Tâm Phật Giáo Giúp Sinh Viên Chữa Trị Căng Thẳng, Trầm Cảm”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com